Các loại thuốc trị ký sinh trùng thú y


khám phá hết ñược. Việc ñi sâu tìm hiểu, nghiên cứu khai thác sử dụng thế mạnh

của thảo dược là hướng ñi ñúng ñắn, cần thiết hiện nay và trong tương lai.

4.1.2. Những vị thuốc trị ngoại ký sinh trùng

Tập ñoàn ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm, thú nuôi và ong mật của nước ta

rất ña dạng, phong phú. Chúng không trực tiếp giết chết vật nuôi một cách ồ ạt,

nhưng lại gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nghề chăn nuôi như tranh chấp dinh

dưỡng, nhả ñộc tố, thường xuyên gây những kích thích có hại, tạo sự không yên

tĩnh: ngứa ngáy khó chịu, mất ngủ, sút cân, chậm lớn. Tác hại này rõ nhất ở gia súc

vỗ béo. ðặc biệt, ngoại ký sinh trùng: ve, ghẻ, rận, dệp… lại là những kho ñộng vật

sống ñã và ñang lưu trữ, bảo tồn, reo rắc các loại mầm bệnh nguy hiểm, làm dịch

bệnh xẩy ra bất ngở.

Kinh nghiệm nhân dân trong lĩnh vực tim kiếm, ứng dụng các dược liều trị

kí sinh trùng cũng rất phong phú. Chúng ta ñã và ñang kế thừa, tìm cách nâng cao

hiệu quả kinh tế của các bài thuốc kinh nghiệm ấy. Khoa học hiện ñại sẽ tìm hiểu cơ

sở khoa học áp dụng ñem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Các ngoại ký sinh trùng phổ biến trên vật nuôi như ghẻ (trâu, bò, lợn,

chó...); ve mềm (bò, chó); ve cứng (bọ chét - chó mèo); dòi da (trâu, bò, ngựa, cừu bệnh phổ biến ở vùng mới khai hoang); mạt (gà, ngỗng); mò gà; rận (trâu, bò, chó);

chí (ong mật).

Việt Nam có khá nhiều vị thuốc có tác dụng tiêu diệt hay xua ñuổi ký sinh

trùng: hột mát, hạt củ ñậu, hạt na, dây thuốc cá, mần tưới, bách bộ, lưu huỳnh…

Những vị thuốc này rẻ tiền, dể tìm kiếm, lại tí ñộc ñối với vật nuôi.

4.1.3. Hạt củ ñậu

Tên khác: củ sắng, măn phăo (Lào-Viêntian), krâsang (Cămpuchia), sắn

nước (miền Nam), ñậu thự, mằn cát (Tày). Tên khoa học: Pachyrrhizus erosus

(L.)Urb. Họ Cánh bướm: Fabaceae (Papilionaceae).

a. Mô tả cây

Củ ñậu - cây trồng quen thuộc từ lâu, sản phẩm thu hoạch chính là củ dùng

ñể ăn. Quả có lông mịn, không cuống, dài 12 cm, rộng 1,2 cm ở khe hạt hơi lõm

xuống. Quả có 9 hạt, ñường kính 7 mm, hình thấu kính, hạt cứng khó giã nhỏ. Mùa

hoa tháng 4 - 6; mùa quả tháng 11 - 12.

b. Thành phần hoá học của củ ñậu và hạt củ ñậu

Những phần dùng ñược của cây củ ñậu gồm lá, củ, hạt.

Củ ñậu có vị ngọt nhạt, tính mát, ăn sống có tác dụng giải khát. Củ ñậu sau

khi bóc vỏ có tới 90% nước; 2,4% tinh bột; 4,51% ñường; 1,46% protit; 0,39% chất

vô cơ và các men peroxydaza, amylaza, photphataza; không có chất béo, tanin, acid

xyanhydric. Củ ñậu không ñộc.

Lá cây chứa pachyrhizid, ñộc với cá và loài nhai lại, nhưng không ñộc ñối

với ngựa.

Thành phần của hạt củ ñậu khô có 12,27% ñộ ẩm; 20,13% chất béo; 30,61%

protit; 4,8% tanin; 5,85% tinh bột; 3,25% ñường. Hạt chứa rotenone và pachyrhizid,

pachyrhizon, eroson và 2 saponin ñều là chất ñộc (Viện thông tin - Thư viện y học

trung ương) với cá và sâu bọ. Trong số các chất kể trên, nhóm hoạt chất chính có

tác dụng trị ngoại ký sinh trùng là rotenone (C23H22O6) và tephrosin (C23H22O7);

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dược liệu học thú y……… ………………… 93



rotenone có tác dụng mạnh hơn, tỷ lệ rotenone trong hạt củ ñậu khoảng từ 0,56 1,01%.

c. Công thức cấu tạo và tác dụng dược lý của rotenone

Rotenone có tên hoá học là : (2R,6aS,12aS)-1,2,6,6a,12,12a-hexahydro-2isopropenyl-8,9-dimethoxychromeno[3,4-b]furo[2,3-h]chromen-6-one. (ExtoxnetExtension Toxicology Network).

Công thức cấu tạo của rotenon ñược Butenandt xác ñịnh từ 1928 với 5 vòng:

2 vòng benzen (A) và (D), một vòng pyran (B), một vòng pyron (C) và một vòng

furan (E), ngoài ra còn có 2 nhóm metoxy. Hiện rotenone ñược xếp vào nhóm

izoflavon.



Công thức cấu tạo của rotenone

* Tính chất vật lý

- Trọng lượng phân tử của rotenone 394.43

- Tính tan: tan trong nước kém, nhiệt ñộ từ 1000C trở lên mới hoà tan ñược

15mg/lit. Có thể tan trong acetone, carbon disulfide, chloroform, alcohol, carbon

tetrachloride. Dung dịch rotenone không màu, trong dung môi hữu cơ, ñể ngoài trời

màu chuyển từ vàng sang vàng da cam rồi ñỏ thẫm và có kết tinh dehydrorotenone.

- Nhiệt ñộ nóng chảy: 1630C.

* ðộc tính của rotenone

- Khi ngộ ñộc cấp tính rotenone gây viêm kết mạc, viêm da, ñau họng và

xung huyết. Nếu hít phải liều lượng cao có thể gây nôn, mệt mỏi và co giật. Khi

uống, LD50 với chuột lang 132-150 mg/kg, tiêm phúc mạc 5mg/kg; cho chuột bạch

uống là 350 mg/kg. Phun dung dịch 5% rotenone với liều 1ml/250 cm2 ñã gây ñộc

chí tử cho lợn 100 pound (1pound = 0,454 kg) do hít phải. Liều từ 300 - 500 mg/kg

qua ñường miệng có thể gây chết người. Rotenone qua ñường hô hấp ñộc hơn qua

ñường miệng, ñặc biệt nếu kích thước hạt nhỏ sẽ vào rất sâu trong vùng phổi.

- Rotenone và các chất rotenoid rất nhạy cảm với sáng sáng mặt trời, nhanh

chóng suy giảm trong ñất và nước, thời gian bán huỷ từ 1 - 3 ngày. Dễ bị phân huỷ

dưới ánh sáng mặt trời, hợp chất gần như mất hết ñộc tính trong 5 - 6 ngày (mùa

xuân) hoặc 2 - 3 ngày (mùa hè) (Pesticides New, (2001).

- Rotenon có tác dụng diệt cá tạp, liều dùng thường từ 0,05 - 1ppm.

Rotenone với nồng ñộ 2.10-8 ñã ñộc với cá. Rotenone có tác dụng diệt côn trùng.

Thuốc tác ñộng qua 2 ñường: tiêu hoá và tiếp xúc

d. Cơ chế tác ñộng



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dược liệu học thú y……… ………………… 94



Rotenone tác ñộng lên cơ thể bằng cách ức chế trao ñổi chất về năng lượng.

Trao ñổi chất và trao ñổi chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sống có liên quan với

nhau. Không có trao ñổi chuyển hoá năng lượng sẽ không có trao ñổi chất, vì mọi

hoạt ñộng sống ñều ñòi hỏi có sự tiêu hao năng lượng. Năng lượng này ñược lấy từ

các hợp chất hữu cơ dưới dạng thức ăn thông qua chuỗi hô hấp mô bào. Quá trình

oxy hoá sinh học diễn ra dưới nhiều bước, với sự tham gia của các enzym.

Rotenone tác ñộng ñến quá trình hô hấp mô bào bằng cách ức chế hoạt tính các

enzym hô hấp như hydrogenaza, xytocrom B, C1, C và oxydaza Trần Quang Hùng,

(1995); Kate A.W.Roby, Lenny Southam, (1998).

e. Một số công dụng của hạt củ ñậu

Tác dụng chính là làm thuốc chữa bệnh ngoài da như ghẻ, ngứa, lở, hắc lào.

Khi sử dụng thường phối hợp với các thuốc khác ñể tăng hiệu quả ñiều trị.

- Chữa ghẻ, ngứa, lở, hắc lào: hạt máu chó (2 phần), quả bồ hòn (1phần), hạt

củ ñậu (1phần) ñều giã nhỏ, cô cách thuỷ thành dầu hỗn hợp dùng.

- Hải Thượng Lãn Ông ñã chế thuốc bôi chữa lở ngứa và các loại ghẻ lở: hạt

máu chó, hạt củ ñậu, củ nghệ lượng bằng nhau, diêm sinh bằng 1/2 mỗi vị trên, tán

nhỏ, hoà với dầu vừng hay mỡ lợn bôi (Viện thông tin - Thư viện y học trung

ương).

Một số vùng khác chỉ dùng riêng hạt củ ñậu (khoảng 10 hạt) ñập bỏ vỏ

ngoài, lấy nhân, giã nhỏ, nhuyễn, trộn với 10 - 12ml dầu vừng (lạc, thầu dầu hoặc

mỡ lợn). ðun sôi 15 phút, chờ nguội, lọc, bôi hàng ngày (Nguyễn Duy Cương,

Nguyễn Hữu Quỳnh, 1999).

Một số nước khác cũng dùng hạt củ ñậu trong chữa bệnh vật nuôi và làm

thuốc bảo vệ thực vật:

- Ấn ðộ dùng hạt giã nhỏ cho xuống nước ao, sông, ngòi… ñể thuốc cá. Hạt

tán bột ñắp trị bệnh ngoài da cũng như chứng nổi rôm; có khi chúng ñược dùng như

thuốc nhuận tràng và trị giun (Viện thông tin-Thư viện y học trung ương).

- Indonexia lấy hạt củ ñậu phơi khô, tán bột, trộn với lưu huỳnh, ñắp chữa

một số bệnh ngoài da (Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh, 1999).

- Trung Quốc dùng hạt củ ñậu trị sâu hại rau, rệp, rầy bông. Cách dùng như

sau: hạt củ ñậu ngâm nước một ñêm, giã nhỏ, thêm nước với tỷ lệ 1,5% ñến 2%

hoặc 4% trộn ñều, phun lên cây, sau 24 -36 giờ, rệp, nhện ñỏ chết gần hết, hiệu quả

ñạt 90 - 100%.

* Tác dụng trị ngoại kí sinh trùng

Rotenon và các rotenoid ñều có tác dụng diệt ký sinh trùng. Tuỳ hàm lượng,

tuỳ dược liệu và cách chế biến mà chúng có hiệu quả khác nhau. So với dây thuốc

cá, rotenon và các rotenoid của hạt củ ñậu bền vững với sáng sàng hơn, nên hiệu

quả trị ký sinh trùng cao hơn. Bào chế các chế phẩm từ hạt củ ñậu ñạt yêu cầu Dược

ñiển Việt Nam ñều diệt dược ve ký sinh, kết quả ñiều trị như sau:

- Thuốc mỡ chế từ hạt củ ñậu nồng ñộ dược chất 15%, 20% có tác dụng diệt

ve bò B.microplus, thời gian 24-36 giờ. Trị ghẻ chó do Sarcoptex scabiei hay

Sarcoptex scabiei ghép với mò Demodex, hiệu quả phụ thuộc vào mức ñộ bệnh.

Thời gian ñiều trị tối ña là 15 ngày cho tất cả các nồng ñộ dược chất, và tối thiểu là

4 ngày.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dược liệu học thú y……… ………………… 95



- Thuốc mỡ chế từ hạt củ ñậu có bổ sung thêm 0,5% CuSO4 sẽ cho hiệu quả

cao hơn so với các chế phẩm cùng nồng ñộ

- Thuốc mỡ chế từ hạt củ ñậu, cả hai công thức, hai nồng ñộ 15%, 20%

không gây ảnh hưởng xấu ñến sức khoẻ vật nuôi.

4.1.4. Dây thuốc cá

Tên khác: cây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát, lầu tín. Tiếng Anh tuba

root, tiếng Pháp derris. Tên khoa học: Derris elliptica Benth.; Derris tonkinensis

Gagnep. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

a. Mô tả cây

Thuốc cá là cây dây leo, thường mọc thành bụi hoặc tựa vào cây khác. Hiện

ñược trồng khá phổ biến ñặc biệt là ở các tỉnh miền Tây Nam bộ (Bến Tre, Sóc

Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Phú Quốc. Miền ðông Nam bộ: ðồng Nai,

Bình Phước...). Dân thường dùng rễ cây ñể thuốc cá, diệt ve, ghẻ của vật nuôi. Rễ

thường có ñường kính 1 – 5 cm, dài 50 – 70 cm, màu nâu nhạt, nhăn nheo theo

chiều dọc, khi bẻ có nhiều xơ, lõi rễ hoá gỗ màu vàng nhạt, mùi hăng, vị ñắng.

b. Phân bố, thu hái, chế biến

Cây thuốc ñược trồng hoặc mọc hoang ở nhiều nước như: Ấn ðộ,

Campuchia, Lào, Malaixia, Inñônêxia... Việt Nam, dây thuốc cá thường gặp ở

những nơi ẩm ướt, có ñộ phì cao như các tỉnh vùng núi thấp (<100m) và trung du.

Trồng bằng cách dâm cành, cây có khả năng tái sinh sau khi bị chặt cụt.

Cây trồng 2 năm mới bắt ñầu thu hoạch. Thu toàn bộ rễ (rễ càng nhỏ hoạt

chất càng cao), rửa sạch, phơi khô ñến ñộ ẩm còn 10 -12%, bảo quản nơi khô mát.

Hoạt chất ñạt cao nhất khi cây ñược 23- 27 tháng.

c. Thành phần hoá học

Trong rễ thuốc cá chứa: nước 10 – 12%; vật chất khô 2 – 3% và nhiều

gluxit, tanin, chất nhựa. Hoạt chất chính tập trung nhiều trong rễ là rotenone

C23H22O6. Lượng rotenone không ổn ñịnh, dao ñộng từ 4-15%, thường từ 8-12%.

ðộ ñộc tỷ lệ với cao ete của rễ, nếu rễ cây chứa 4 - 5% rotenone cho khoảng 16 22% cao ete. Nước ta ñã sản xuất ñược loại thuốc này dưới dạng bột (Việt

Linh.com.vn).

Các nhà khoa học Cu Ba thây trong nhựa cây cube (lonchocarpus) – dây

thuốc cá nhập và trồng ở ñồng bằng sông Cửu Long từ 1983 ngoài rotenon còn

chứa các chất rotenoid bao gồm

- Deguelin (C23H22O6) là tinh thể hình kim, màu lục nhạt, nóng chảy ở

170oC.

-Tephrosin là tinh thể không màu, nóng chảy ở 198oC 12aβ hydroxydegulin,

12aα hydroxyrotenone và dehydrorotenone

- Toxicarol (C23H22O7) là tinh thể hình lục lăng, nóng chảy ở 219oC

- β – rotenolone (12aβ-hydroxyrotenone).

Tại thời ñiểm thu hoạch, hàm lượng rotenon 0,8mg/kg, deguelin, tephrosin

và β-rotenolone tương ứng là 0,10; 0,06 và 0,10mg/kg.

Hiệu quả diệt ngoại ký sinh trùng, sâu hại cây không phải chỉ do rotenone

qui ñinh. Thứ tự ñộ ñộc như sau rotenon ñộc gấp 400 lần so với deguelin,



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dược liệu học thú y……… ………………… 96



deguelin gấp 40 lần so với tephrosin, con tephrosin ñộc gấp 10 lần so với

toxicarol.



Deguelin



Toxicarol



Tephrosin



d. Một số công dụng của thuốc cá

+ Người: Zureller (1942) dùng cây thuốc cá chữa ghẻ, sử dụng hỗn hợp bột

thuốc cá, diêm sinh, bột tal và tinh bột mì.

+ Vật nuôi: làm thuốc tẩy giun, chữa ghẻ ngứa, bôi vết loét của trâu, bò có dòi

bọ. Một số vùng lấy dây thuốc cá tươi làm vòng treo trên sừng trâu, bò khi bị ngoại

ký sinh trùng và dòi ký sinh.

+ Dùng ñánh cá: xem nơi nào có cá, lấy rễ thuốc cá (liều dùng tuỳ theo lượng

nước) giã nhỏ, thả bột thô rễ thuốc cá vào nước, ít giờ sau cá nghẹt thở, ngoi lên mặt

nước, nếu bắt cá thả vào nước sạch cá sẽ sống trở lại.

+ Trần Quang Hùng (1995), trước khi thả tôm vào ao thường dùng rễ

thuốc cá giết cá tạp, dữ hại tôm vì rotenone không ñộc với tôm.

e. Ứng dụng và cách sử dụng

Thú y: dùng rễ cây thuốc cá tri ngoại ký sinh trùng cho ñộng vật nuôi: ve,

ghẻ, chấy, giận, dòi...

Trong Nông nghiệp dùng các chế phẩm từ rễ thuốc cá (trừ sâu sinh học) trị

sâu tơ, rầy... của cây trồng.

Cách sử dụng

Dùng cây tươi cắt nhỏ hay giã nát, ngân nước với tỷ lệ 4 – 10%, ñun nóng

60 – 700C chờ nguội tắm cho ñộng vật. Khi chữa ve, ghẻ, rận...có thể ngâm trong

nước bồ kết sẽ làm tăng khả năng diệt ngoại ký sinh trùng. Khi bị ghẻ nặng có thể

nghiền mịn bột rễ thuốc cá trộn lẫn vơí dầu mazut 2 –3%, bôi lên mình gia súc sau

khi ñã tắm sạch. Bôi ngày 1 lần/liên tục 3 -5 ngày.

* Tác dụng diệt ngoại ký sinh trùng

+ Thuốc mỡ chế từ rễ thuốc cá khô ñạt tiêu chuẩn chất lượng của Dược ñiển

ñều có hiệu lực diệt ve ký sinh cho bò và chó. Thuốc mỡ 30% chỉ cần bôi thuốc 1

lần, sau 24 giờ vật nuôi ñã sạch ve. Sử dụng thuốc mỡ trên cho chó và bò, vật nuôi

không bị trúng ñộc, dị ứng, nổi mẩn trên da.

4.1.5. Cây hột mát

Tên khác: cây xa, thàn mát. Tên khoa học: Antheroporum pierrei Gagnep.

Họ Cánh bướm: Fabaceae hay Papilipnaceae.

a. Mô tả cây

Hột mát là cây gỗ, cao từ 8 - 25 m. Lá kép lồng chim lẻ gồm 5 - 7 hay 9 lá

chét mọc ñối, phiến lá chét dài nhẵn, cuống lá chung dài 9 - 12 cm, cuống lá chét

dài 6 - 7 mm. Hoa tự mọc thành chùm ở kẽ lá hay ñầu cành, màu hồng hay tím nhạt.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dược liệu học thú y……… ………………… 97



Quả giáp không cuống, dài 6 cm, rộng 3,5 cm, dầy 12 mm - 15 mm. Mỗi quả có

một hạt, hình trứng, dài 16 mm, rộng 14 mm, dầy 8 - 10 mm, màu ñỏ nâu, bóng.

Cây mọc hoang ở rừng núi, tập trung nhiều ở miền Nam - Trung Bộ: Kỳ Anh, Bố

Trạch, Quảng Bình, miền Bắc có nhiều ở Hòa Bình.

b. Bộ phận dùng

Dùng hạt, thu quả từ tháng 5 – 6, phơi khô.

c. Thành phần hóa học

Năm 1940 F.Guichard cho biết trong hạt mát có các chất sau: dầu, gôm và

một số nhựa ñộc ñối với cá, rotenon và một chất kết tinh hình lăng trụ, nóng chẩy ở

2570C, có màu vàng ñỏ với acid sulfuric, không tan trong nước. Một chất khác có

tinh thể hình kim, màu vàng, nóng chẩy ở 195oC, trong acid sulfuric có màu ñỏ. Các

chất này không phải ancaloid, cũng không phải glucosid, không ñộc với cá. Hai

chất saponin, một có tính acid và saponin khác trung tính.

Trong hàng loạt chất kể trên, rotenon là hoạt chất chính trị ngoại ký sinh

trùng của gia súc. Rotenon còn có ở lá và hạt của cây củ ñậu 0,56 - 1,01%; cây dây

mật. Công thức triển khai của rotenon (xem ở hạt củ ñậu). Rotenon tập trung trong

lá mầm, không có trong vỏ hạt.

d. Tác dụng dược lý

- Khi giã hạt mát ngâm nước rồi thả cả vào, lúc ñầu cá bị kích thích bơi chạy

lung tung sau chuyển sang trạng thái say lờ ñờ và chết.

- Làm thí nghiệm trên phiến kính

Bắt ghẻ Seccoptes scabiei var và S. bufflei ñặt lên lam kính, nhỏ cao hạt mát

vào, nếu ở 190C sau 1 phút 50 giây, ở 240C sau 2 phút 5 giây toàn bộ cái ghẻ bị diệt.

e. Cơ chế diệt ngoại ký sinh trùng (xem trong hạt củ ñậu)

f. Chế biến ñể chữa ghẻ cho gia súc

- Hạt mát giã nhỏ 3 phần (30g), hạt dầu trẩu giã nhỏ 1 phần (10g), lưu huỳnh

phi 1 phần (10g) và nước 8 phần (80ml). Trộn ñều 4 thứ trên, cô cách thủy, sôi 30

phút, thành cao ñặc sền sệt (cao hạt mát) chờ nguội 37 - 450C bôi chỗ ghẻ.

g. Ứng dụng ñiều trị

* Chữa ghẻ cho gia súc

Dùng cao hạt mát chữa ghẻ cho gia súc, tỷ lệ khỏi rất cao (ñạt 100%). Với

con bệnh nặng chữa như sau: ngày ñầu bôi 1/2 thân, ngày thứ hai bôi 1/2 thân còn

lại. Cách 5 ñến 7 ngày bôi lại lần 2 giống lần1. Qua 2 lần bôi thuốc, dù bị ghẻ nặng,

gia súc cũng khỏi hoàn toàn. Với gia súc mới bị, ghẻ chỗ nào bôi chỗ ñó.

Sau khi bôi thuốc khoảng 15-20 phút ñầu, vật tỏ ra dễ chịu. Sau ñó do thuốc

gây kích ứng nhẹ trên da, ñồng thời cái ghẻ cũng bị kích thích nên chạy, cắn lung

tung, làm cho vật ngứa ngáy hay tìm cách liếm thuốc. Vật nuôi bị kích thích của

thuốc chứng chừng 30 phút, sau trở lại bình thường.

Chú ý khi bôi thuốc:

- Trước khi bôi thuốc phải tắm sạch (khuyển cảnh tắm chanh) bắng nước lá

chát (gia súc). Không ñược ñể dây cao hạt mát vào niêm mạc mắt, mũi.

- Cố ñịnh ñầu hoặc rọ mồm, không cho liếm nơi bôi thuốc (rọ mồm 30 phút

- 1 giờ). Sau 2 lần bôi thuốc, da có thể bị rộp lên, chỉ 1 tháng sau vẩy trên da bóng

ñi không có sẹo.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dược liệu học thú y……… ………………… 98



- Khi chữa ghẻ trên mình gia súc phải kết hợp diệt ghẻ ở nền chuồng, sân

vận ñộng.

* Diệt ve (chó, bò, bê), ve cứng (bọ chét) ở thú cảnh: chó, mèo...

Lấy hạt mát ngâm nước nóng cho mềm, giã nát, ngâm tiếp trở lại nước ấm

ñể nguội 370C tắm. Nước này có thể diệt cả 2 loại ve ký sinh: ve cứng và ve mềm.

4.1.6. Cây thàn mát

Tên khác: cây mác bát, hột mát, duốc cá, thăn mút. Tên khoa học: Milletia

Ichthyochtona Drake. Họ Cánh bướm: Fabaceae hay Papilionaceae.

a. Mô tả cây, phân bố và bộ phận dùng

Cây gỗ to, cao chứng 5-10 mét. Lá kép 2 lần lông chim lẻ gồm 5 - 7 lá chét,

lá rụng sớm. Hoa trứng mọc thành chùm. Hoa thường mọc trước lá, làm cho cây có

dáng ñặc biệt ở trong rừng. Quả giác dài 13cm, rộng 2-3 cm, từ 1/3 phía trên hẹp lại

trông giống dao mã tấu lưỡi rộng. Quả chỉ có 1 hạt hình ñĩa màu vàng nâu nhạt,

ñường kính 20 mm, thu hạt vào tháng 4. Cây mọc hoang tại các vùng thượng du

như Tây Bắc, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thái.

b. Thành phần hóa học

Hạt mác bát chứa khoảng 38 - 40% dầu, dầu gồm: rotenol, sapotoxin, gôm

và anbunmin. Trong ñó rotenol là hoạt chất chính.

c. Tác dụng dược lý

- Với người và ñộng vật máu nóng, rotenol ít ñộc.

+ Uống không gây triệu chứng ngộ ñộc ở liều ñiều trị. Chó có thể uống

150mg/kg trọng lượng, vẫn không thấy triệu chứng khó chịu.

+ Nếu tiếp súc thường xuyên, lâu dài như người tán bột, sao, sấy… dược

liệu này có thể gây chảy nước mắt, hắt hơi và buồn nôn.

+ Tiêm tĩnh mạch rotenol hay các chất cùng loại như deguelin gây tê liệt

thần kinh trung ương với các biểu hiện: khó thở, thở nông do liệt cơ vận ñộng trong

ñó có cơ liên sườn, vật chết do bị ngạt thở. Trước khi chết: tim loạn nhịp, mạch

chậm, sau cùng liệt tâm thất.

- Cá rất mẫn cảm với rotenol, với nồng ñộ 75mg/100 lít nước ở 23oC ñủ giết

chết cá vàng sau 2 giờ. Trước khi chết cá bị kích thích, vận ñộng mạnh, sau lờ ñờ

rồi chết.

- Bộ môn bệnh cây trường ðại học Nông nghiệp ñã sử dụng hạt thàn mát

nghiền nhỏ ngâm nước lạnh 4 – 12 giờ phun cây trừ sâu hai: Cirphis salebrosa hại

ngô, sâu keo - Spodoptera mauritia, rệp khoai, nhậy hại bông…tuỳ loại bệnh sử

dụng nồng ñộ 4 – 16% bột hạt.

d. Cách chế biến và sử dụng

Như ñối với cây hột mát.

4.1.7. Cây mần tưới

Tên khác: lan thảo, hương thảo; Tên khoa học: Eupatorium staechadosmum

Hance. Họ Cúc: Asteraceae (Compositeae)

a. Mô tả cây, phân bố

Mần tưới là cây thảo, sống quanh năm, mùa ñông lá già rụng, chỉ còn lá non

mọc ở ñầu cành. Cây có thể cao 1 mét, trung bình 50-60 cm. Cành phân nhánh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dược liệu học thú y……… ………………… 99



nhiều, thân trụ tròn. Lá mọc ñối, mép có răng cưa nhỏ, phiền lá hẹp dài 7-11cm,

rộng 1,2 - 2,5 cm. Gân chính nổi giữa lá, có nhiều gân phụ phân nhánh. Toàn cây:

thân, cành, cuống lá có màu hơi tím. Hoa tự hình ñầu màu hơi tím hay trắng hồng,

mọc ở ñầu cành hay kẽ lá. Mùa hoa ở miền Bắc tháng 4 -5.

Cây mọc hoang ở nhiều nơi. Một số vùng nhân dân dùng mần tưới như gia

vị ăn sống hay nấu với lươn, ba ba, dồi lòng chó, lợn. Trung Quốc, mần tưới mọc ở

nhiều tỉnh: Giang Tô, Tô Châu, Nam Kinh, Phúc Kiến. Nhân dân dùng mần tưới

làm thuốc lợi tiểu, bổ dạ dầy, chữa sốt.

b. Bộ phận sử dụng

Dùng cành lá, ngọn là chủ yếu, mần tưới dùng tươi tốt hơn dùng khô. Thu

toàn cây khi bắt ñầu ra hoa, loại tạp chất, cắt 3 - 4 cm phơi âm can dùng dần.

c. Thành phần hóa học

Trong cây có tinh dầu, tanin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu mần tưới là

Coumarin C9H6O2, acid O coumaric C9H8O3 và thymohydroquinol C10H14O2. Hàm

lượng tinh dầu trong cây cao nhất lúc ra hoa, có thể ñạt tới 0,16%.

d. Tác dụng dược lý

Tinh dầu mần tưới có tác dụng xua ñuổi côn trùng: mạt gà, bọ chét, bọ chó,

rệp. Hái lá, bẻ cành bỏ vào ổ chó, mèo hay ổ gà, cứ 5 - 6 ngày thay lá khác.

Thí nghiệm: lấy 2 bô can thả mạt gà thêm lá mần tưới vào. Một bô can ñậy

kín, còn cái kia ñể ngỏ. Sau 2 - 4 giờ quan sát: bô can ñể ngỏ, mạt bỏ ñi hết, ngược

lại bô can ñậy kín, mạt vẫn sống, tìm chỗ kín nấp, sau 15 ngày mạt vẫn sống. Như

vậy tinh dầu mần tưới chỉ có tác dùng xua ñuổi chứ không diệt mạt gà.

Bên quân ñội, khi ñi rừng lấy cây mần tưới vò nát xát lên da chân tay. Nó có

tác dụng xua ñuổi muỗi, rệp và vắt rừng, hiệu qủa ñặt ñến 98%, kéo dài 2 - 6 giờ.

e. Ứng dụng

- Trừ mạt gà, bọ chó, bọ chét

- Trong chăn nuôi công nghiệp, nên trồng hàng rào mần tưới ở xung quanh

ñể bảo vệ không cho mạt gà, ngoại ký sinh trùng và côn trùng từ nơi khác ñến,

mang theo chúng là những mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

- Nhân dân cho mần tưới khô vào thùng, chum, lọ ñựng hạt giống, cau khô

và dược liệu quí chống sâu, mọt phá hoại thuốc và giống cây trồng.

4.1.8. Cây bách bộ

Tên khác: dây dẹt ác, dây ba mươi. Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.

Họ Bách bộ: Stemonaceae

a. Mô tả cây và phân bố

Bách bộ là loại dây leo, thân nhỏ, bóng, xanh, dài 6 - 8 mét. Lá mọc ñối,

phiến lá hình tím, cuống dài. Trên mặt lá, ngoài gân chính còn nhiều gân phụ chạy

dọc từ cuống ñến ñầu lá. Mỗi lá thường có 6 - 8 gân phụ. Giữa các gân dọc còn có

những gân ngang nhỏ và rõ. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi cụm gồm 1 - 2 hoa màu vàng ñỏ.

Quả nang chứa 4 hạt.

Củ mọc thành chùm, từ 20 - 30 củ, có khi tới 100 củ. Củ dài 15 - 20 cm,

ñường kính 1,5 – 2,0 cm, màu trắng ngà, vị ngọt, sau rất ñắng. Bình thường 1 dây

có 5 - 6 kg củ, có dây cho tới 30 kg củ. Bách bộ mọc hoang ở nhiều tình thuộc vùng

ðông Bắc và Tây Bắc: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Sơn Bình, Bắc Thái…

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dược liệu học thú y……… ………………… 100



b. Bộ phận dùng và cách chế biến

Dùng toàn bộ rễ phơi hay sấy khô (Radix Stemonae). Rễ thường cong queo,

ñầu trên hơi phình to, ñầu dưới thuôn nhỏ lại. ðào củ vào mùa thu ñông, thu củ về

rửa thật sạch, ngâm nước sôi cho mềm hoặc ñồ chín. Sau ñó tuỳ kích cỡ có thể cắt

thành khoanh tròn hay chẻ theo chiều dọc thành 4,6 hay 8 phần nhỏ. Tiếp tục phơi

khô, nếu có ñiều kiện nên sấy ở 50 - 600C ñến ñộ ẩm dưới 13% dùng dần.

Dùng tươi chữa bệnh ngoài da: ghẻ của trâu, bò, chó, lợn, kể cả người. Cách

dùng: củ tươi rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước bôi nơi ghẻ, sau khi ñã tắm sạch. Nếu

vật có nhiều chấy, rận, nên nấu củ bách bộ thành nước tắm. Thuốc có tác dụng diệt

chấy, rận và làm ung cả trứng chưa nở.

c. Thành phần hóa học

Trong củ bách bộ gồm có: gluxit 2,3%, lipit 0,83%, protein 9% và nhiều

ancaloid: stemonin C22H33O4N2; tuberostemonin C19H29O4N2; stemonidin

C17H27O5N2; paipunin và sinostemonin. Trong các ancaloid kể trên stemonin là hoạt

chất chính, chiếm khoảng 0,18%, ở thể kết tính hình kim, không mùi, vị ñắng, nhiệt

ñộ nóng chảy 1600C. Stemonin còn có tác dụng với tất cả các giun tròn ký sinh ở

ñường tiêu hoá: giun ñũa, giun kim...

d. Tác dụng dược lý

* Nước sắc bách bộ có tác dụng chữa giun ñũa, giun kim nhưng phải ñiều trị

với liệu trình dài, liên tục từ 5 -15 ngày. Vì vậy người ta ít dùng nó ñể chữa nội ký

sinh trùng. Kinh nghiêm cha ông dùng bách bộ chữa ho, trị giun và diệt sâu bọ. Thí

nghiệm dùng dung dịch rượu bách bộ tỷ lệ 1/10 - 1/15 nhỏ lên rận, ve, bét, rệp sau

1-3 phút sẽ chết. Hay ngâm giun vào dung dịch 0,15% stemonin, nó bị tê liệt sau 5

– 10 phút, nếu ngâm lâu hơn giun cũng chết.

* Tác dụng trị ho do stemonin làm giảm tính hưng phấn của trung khu hô

hấp, ức chế phản xạ ho. Bác sỹ Diệp ðình Thiện (Trung Quốc) dùng bách bộ trị lao

hạch cho kết quả rất tốt.

* Nước sắc bách bộ có tác dùng kháng sinh, diệt vi khuẩn gây bệnh ở ruột

gà: bệnh lỵ, phó thương hàn.

e. Ứng dụng trong thú y

Tươi: Chữa ngoại ký sinh cho vật nuôi: trâu, bò, lợn, chó.

Củ bách bộ già, giã nát lấy nước trị ghẻ.

Diệt chấy, rận, bọ chét của gia súc bằng cách nấu nước tắm.

Củ bạch bộ khô tán thành bột rắc vết thương có dòi. Dòi chết 100%.

ðốt cháy củ, quạt khói xông vào thùng ong ñể trị ngoại ký sinh trùng.

4.1.9. Lưu hoàng

Tên khác diêm sinh - lưu huỳnh(Sulfur)

a. Nguồn gốc và lý tính

ðược lấy sẵn từ thiên nhiên ở dạng nguyên chất hoặc tạp chất, gặp nhiều ở

miệng núi lửa, ñộng ñất. Tùy theo nguồn gốc, cách dùng và cách chế biến mà ta gặp

các dạng khác nhau: bột mịn hay cục to nhỏ khác nhau. Lưu huỳnh tan trong dầu,

không tan trong nước. Tỷ trọng D = 2,03 - 2,08. Khi ñốt, cháy chậm, ngọn lửa mầu

xanh và nhiều khói, mùi khó chịu, ñộc.

b. Thành phần

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dược liệu học thú y……… ………………… 101



Chủ yếu là nguyên tố Sulfur, ngoài ra còn lẫn các tạp chất khác: ñất, sắt,

asen, canxi…

c. Chế biến

Tùy theo cách sử dụng, nếu dùng uống phải loại sạch tạp chất, nhất là asen,

sau tán thành bột mịn. Dùng uống trị giun tròn ký sinh ở ñường tiêu hoá hay làm

thức ăn bổ sung hàng ngày cho cừu nuôi lấy lông. Khi cho gia súc uống, tuyệt ñối

không ñược uống chung với Na2SO4 vì nó sẽ tạo ra Na2S là chất rất ñộc.

Dùng ngoài nghiền nhỏ, ñựng trong lộ kín, liều lượng tuỳ bệnh.

d. Liều lượng

Dùng ngoài tùy y, chữa ngoại ký sinh trùng tốt nhất trị ghẻ.

ðiều trị ghẻ: lưu huỳnh mài với ñầu thực vật hay mỡ lợn trong chôn bát

sành hoặc nghiên mực tầu. Lưu huỳnh rất mịn tan ñều trong huyễn dịch, khi bôi

thuốc sẽ ngấm nhanh và hiệu quả trị bệnh cao. Bào chế theo tỷ lệ 1 phần lưu huỳnh

5 phần dầu. ðem dung dịch bôi vùng da bị ghẻ. Ngày bôi 1 lần/3 ngày liện tục.

Chú y: Khi diệt ký sinh trùng cho vật nuôi, phải diệt cả ký sinh trùng ở

chuồng và môi trường xung quanh bằng cách ñốt lưu huỳnh xông hơi, ñóng kín cửa,

bịt hết các lỗ hở, trong 1 -2 giờ (không có vật ở chuồng - phương pháp xông hơi

như giới thiệu ở phần chống nấm mốc, côn trùng cho dược liệu ở phần ñại cương).

Có thể dùng lưu huỳnh cho uống trị nội ký sinh trùng (giun ñũa) nhưng ít

dùng hơn so với nhiều thuốc mới có hiệu quả hơn.

Liều lượng uống.

ðại gia súc:

20 - 40g

Tiểu gia súc:

5 - 10g

Thỏ, gia cầm:

0,5 -1,0g.

4.1.10. Một số bài thuốc kinh nghiệm

a. Bệnh ghẻ lở trâu, bò – sưa trâu

Dùng nước lá chát: xoan, lim, ñào, sơn trà, ổi, lấu, ba gạc, chút chít…tắm

sạch, lau khô các vết nứt, nẻ, chữa như sau

Lá ghể răm liều lượng tuỳ bệnh, cứ một nẹn to thêm 1 thìa cà phê muối ăn,

giã nát hay một chén mắt trâu rượu trộn ñều, bọc giẻ mềm sát khắp mình, chú ý nơi

có ghẻ.

Nghiền thật mịn, trộn ñều bột diêm sinh, than củ nghệ và dầu thực vật lượng

như nhau bôi lên chỗ ghẻ.

Gỗ bá tươi ñốt một ñầu, ñầu kia có nhựa chảy ra, dùng nhựa này bôi trị ghẻ.

Dây dưa chuột ñốt cháy, tán bột mịn trộn với bồ hóng bếp rồi luyện với

nước tiểu làm thuốc bôi.

Hạt ba ñậu rang thật già, nghiền thành bột thật mịn trộn với dầu tây, ñun sôi,

chờ nguôi bôi. Nếu không có hạt ba ñậu thay bằng hạt thàn mát, hạt máu chó.

Con bọ nẹt (ăn lá chuối) cắt ngang, bỏ ruột phơi hay sấy khô, tán thành bột

mịn trộn với dầu tây bôi.

b. Trị ve

Hoà quả bồ hòn vào nước nóng càng ñặc càng tốt, thêm vôi ñến khi nước có

mầu trắng giống sữa, xoa lên mình gia súc. Ve bị ngộ ñộc rơi xuống nên quét, thu

gom rồi ñốt, tránh hồi phục. Chú ý: cho vật uống no nước trước khi xoa thuốc.

c. Diệt rận

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dược liệu học thú y……… ………………… 102



Lá xoan, lá ñào giã nhỏ xát lên mình

Dầu hoả tẩm giẻ mềm xát lên mình sau khi ñã tắm sạch, lau khô.

Tắm nước nấu bách bộ hay hạt na ngày 1 – 2 lần.

Thuốc lào, thuốc là khô 0,5 - 2% ñun trong nồi ñồng tắm cho vật, nên ñịnh

kỳ tắm lại cho vật nuôi.

4. 2. DƯỢC LIỆU TRỊ KÝ SINH TRÙNG ðƯỜNG TIÊU HÓA

Phần này chủ yếu giới thiệu các vi thuốc có tác dụng trị ký sinh trùng ñường

tiêu hoá với các triệu chứng: ñau bụng từng cơn, ăn nhiều không béo, thích vật lạ,

ngứa hậu môn (chó, mèo la chôn, gia cầm mổ hậu môn)… Những con bị nhiễm

nặng, nhiều loại kí sinh cùng một lúc sẽ suy dinh dưỡng,phù tichd nước hay tiêu

chảy. Khi chọn thuốc ñiều trị cần xem xét vật nuôi bị loài gì ký sinh? Tình trạng sức

khoẻ hay mức ñộ nhiễm nặng, nhẹ? Trước khi tẩy giun, sàn, nếu vật nuôi bị suy

dinh dưỡng cần có kế hoạch chăm sóc, khai thác hợp lý, ăn uống ñầy ñủ ñể tăng sức

ñề kháng rồi mới tẩy sẽ có hiệu quả hơn. Không nên tẩy cho vật ñang có chửa kỳ

cuối, cho con bú, sốt, ñau bụng…Khi uống thuốc vật cần ñược nghỉ ngơi, không

nên cho ăn thức ăn giầu mỡ.

4.2.1.

Cây cau

Tên khác: tân lang, bình lang. Tên khoa học: Areca catechu L. Họ Cau dừa

Arecaceae.

a. Mô tả cây và phân bổ

Cau có nguồn gốc ở Philipin và trồng phổ biến ở nước ta, nông thôn ñâu ñâu

cũng có. Việt Nam trồng nhiều miền Tây Nam bộ: Mỹ Tho, Cần Thơ, Rạch Giá,

Bến Tre…; Miền Bắc có nhiều ở Hải Hưng, Kiến An, Quảng Ninh, Nam Hà, Thái

Bình… Cau còn ñược trồng ở nhiều nước vùng nhiệt ñới, ñặc biệt ở vùng biển nhiệt

ñới châu Á và ðông Phi.

Thân cau mọc thẳng, không cành, có nhiều vết lá cũ, cao khoảng 15 - 20

mét, ñường kính thân 15 – 20 cm. Trên ngọt có một chùm lá to rộng. Lá xẻ lông

chim, có bẹ to. Mo chứa bông hoa rụng sớm, hoa ñơn tính. Hoa ñực ở trên, nhỏ,

màu trắng. Hoa cái ở dưới to, bao hoa không phân hóa. Quả hạch, hình trứng, to

bằng quả trứng gà.

b. Bộ phận dùng làm thuốc

Cây cau cho nhiều vị thuốc, mỗi vị có tác dụng chữa bệnh khác nhau:

- Lá buồng cau (bẹ hay mo cau non): tác dụng tiêu viêm rất tốt.

- ðịa y ký sinh trên cây: thuốc cam răng, miệng cho trẻ em.

- Rễ cau: kích thích quá trình rụng trứng ở gia súc ña thai.

- Quả cau:

+ vỏ quả - ñại phúc bì: tác dụng tiêu thũng, lợi tiểu.

+ Hạt cau - Semen areca thuốc ký sinh trùng ñường tiêu hóa.

Hạt cau hình trứng, kích thước 1,5 – 2,0 cm. Mặt ngoài trơn bóng có nhiều vân nâu

xẫm do những lớp nội nhũ xếp cuộn lại. Phôi nằm ở chính giữa nội nhũ. Sau khi

phơi khô hạt rắn chắc, nhăn theo những vân nâu sẫm.

* Cách chế biến

Hái quả thật già bóc lấy riêng hạt và vỏ, phơi hay hay sấy thật khô. Khi

dùng ñem hạt khô ngâm nước 2-3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần (không nên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Dược liệu học thú y……… ………………… 103