Các nhà văn nhà thơ ở Bình Phước

  Những cây bút chủ công     Những tài năng một thời vang bóng    Những cây Đa cây Đề năng động    Cứ mai một dần theo dòng chảy thời gian…   Dẫu biết Đông tàn để có mùa Xuân      Lá vàng rơi cho màu xanh non mới    Nhưng biến đổi giữa giao mùa rất vội    Chồi non xanh chưa kịp nhú nụ mầm…     A Khuê, Trang Khanh, Nguyệt Lãng, Ngân Hoàn,    Hoàng Lâm, Trang Khương, rồi thêm Nguyễn Tuấn    Lê Viết Liệu mới trọn năm mươi ngày đưa tiễn   Nay Minh Đức lại vĩnh biệt chúng ta về cõi Vĩnh hằng!   Các anh ra đi để lại “Làng Văn”   Những bản nhạc vần thơ, viết về người Bình phước    Ngợi ca quê hương, tự hào Đất nước    Việt Nam yêu thương sông núi biển trời…  “Lùa bò trong sương”(1) tập thơ đầu đời   A Khuê nhọc nhằn viết trong sương gió   Trang Khanh miệt mài ca từ, câu chữ    Thổi hồn thơ vào “bản nhạc không lời”(2)   Nguyệt Lãng “Ruộng ai người ấy đắp bờ”(3)   Ngân Hoàn, bao la “Tình ca xuyên Việt”(4)   Hoàng Lâm “Dòng đời”(5) đắm mình Tiểu thuyết   Trang viết đồng hành từng nhịp thở Cao su    Nguyễn Tuấn cựu trào Chủ tịch - Bí thư (6)   Vị trí đầu tàu, sát sâu quản lý    Chung sức chung lòng cùng Văn Nghệ Sỹ    Đặt “viên gạch hồng” nền nếp chĩn chu    Lê Viết Liệu đêm ngày, trăn trở lời ru   Vượt cái nghèo viết nên “Làng bên phố”(7)   Minh Đức gắn mình với Đoàn Ca Múa (8)    Suốt bao nhiêu năm, lưu diễn khắp quê nhà…   Các anh xa rồi! Còn mãi bên ta!   Hình bóng những người say văn chương nhạc họa    Những cây đa cây đề sáng danh một thuở    Xây đắp cho nền 

  Văn học Nghệ thuật Bình Phước hôm nay.

                                        

(1) Tập thơ của nhà thơ, nhạc sỹ A Khuê. (2) Lời ca khúc của nhạc sỹ Trần Trang Khanh. (3) Tên một tập thơ của nhà thơ Nguyệt Lãng. (4) Tên tập thơ của nhà thơ Ngân Hoàn. (5) Tên tiểu thuyết của nhà báo, nhà văn Hoàng Lâm. (6) Chủ tịch Hội Nhiệm kỳ thứ I. (7) Tên tập thơ của nhà thơ Lê Viết Liệu.

(8) Nguyên Trưởng đoàn Ca múa nhạc tỉnh.


 

Nhà thơ Ngọc Dung tên thật là Nguyễn Ngọc Dung (SN1967). Chị là học sinh khóa 1 của Trường cấp 2-3 Đồng Xoài. Sau khi tốt nghiệp THPT, chị thi vào Trường cao đẳng Sư phạm Sông Bé. Năm 1989, chị ra trường và được phân công về dạy môn Văn tại chính ngôi trường thời học sinh của mình với biết bao kỷ niệm khó phai. Năm 2000, chị về Trường THCS Tân Phú vừa dạy vừa học tiếp đại học sư phạm và gắn bó với trường cho đến khi nghỉ hưu năm 2020.

Yêu quê hương qua bài giảng

Từ khi còn là cô giáo trẻ đứng lớp, chị Ngọc Dung luôn trăn trở làm sao để học sinh yêu thích học môn Văn. Nếu chỉ dạy theo phạm vi trong sách giáo khoa thì sẽ bị khô cứng, không thu hút học trò. Từ ý nghĩ đó, cứ mỗi tiết học Văn, tùy theo bài giảng, cô giáo Ngọc Dung lại tìm ra những ý tưởng để bài học thêm sinh động, phong phú. Đó có thể là đọc một bài thơ do chị sáng tác, một câu chuyện ngoài đời, hay sưu tầm được qua tài liệu sách báo, có liên quan đến bài học. Ngôn ngữ diễn cảm cũng hết sức quan trọng, nên chị phải tập trước khi lên lớp. Bên cạnh đó, chị còn đề xuất với Ban giám hiệu trường cho các em đi trải nghiệm thực tế ngay chính trên quê hương mình qua nhiều thắng cảnh, địa danh như hồ Suối Lam, khu du lịch Mỹ Lệ, núi Bà Rá, thác số 4, đảo Yến… Sau mỗi chuyến đi, chị gợi ý cho học sinh tập viết thơ, văn hoặc bài cảm nhận về nơi được trải nghiệm nên các em vô cùng thích thú và hào hứng.

Từ những chuyến đi trải nghiệm thực tế ấy, tình cảm cô trò ngày càng gắn bó, tinh thần học tập của các em cũng được thoải mái hơn rất nhiều. Học sinh không chỉ tiếp thu được những kiến thức từ sách vở mà còn mở rộng tầm nhìn từ thực tiễn. Qua đó bồi đắp cho các em lòng yêu quê hương và tự hào về lịch sử, cảnh quan, đất và người Bình Phước hơn.

Tâm huyết với thơ văn

Từng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, luôn gần gũi, thân thiện với học sinh, cô Ngọc Dung còn là cây bút tiêu biểu của Chi hội Văn học Bình Phước. Năm 2014, chị chính thức trở thành hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Từ đây, chị có thêm sân chơi, học hỏi giao lưu với giới văn chương trong và ngoài tỉnh.

Ngoài những giờ lên lớp giảng dạy, soạn giáo án, chăm lo cuộc sống gia đình, thời gian còn lại, chị luôn dành cho việc viết văn, làm thơ. Các thể loại nhà thơ Ngọc Dung thường viết là truyện ngắn, tản văn, văn xuôi và thơ. Về đề tài, phần nhiều chị viết về học đường, tình yêu quê hương, đất nước. Phong cách sáng tác của chị Ngọc Dung gần gũi và hiện hữu ngay xung quanh cuộc sống hằng ngày. Các sáng tác của chị không cầu kỳ, hình tượng hóa ngôn ngữ, sáo rỗng, đôi khi chỉ là khoảnh khắc cảm xúc bất chợt, lúc lên lớp giảng bài, qua ánh mắt, nụ cười của học sinh hoặc lúc chạy xe trên đường bắt gặp một chùm hoa tím trong buổi hoàng hôn bên bờ Suối Cam; hay tham gia vào những chuyến đi thực tế sáng tác qua các đồn biên phòng miền biên giới Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh.

“Tình yêu của tôi đã dành cho nghề giáo. Nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý và dành cho các em học sinh thân yêu Trường THCS Tân Phú. Các em chính là thế hệ tương lai làm rạng danh đất nước, non sông. Nơi đây tôi đã gắn bó cả cuộc đời giáo viên của mình với biết bao kỷ niệm thật khó phai. Mai đây tôi không còn đứng trên bục giảng nữa, tình yêu ấy vẫn mãi không bao giờ thay đổi”. (Trích Tình yêu của tôi - Tản văn)

Thơ cũng là thế mạnh của chị. Tuy chị viết không nhiều nhưng các bài thơ của chị hầu hết khi gửi cộng tác đều được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Bình Phước và các tỉnh trong khu vực. Chị cũng là cộng tác viên thân thiết của chương trình phát thanh Trang văn học BPTV. Ngôn ngữ thơ của Ngọc Dung trong sáng, lãng mạn, giàu tính nhạc, nhất là đồng điệu với sự cảm nhận của lứa tuổi mộng mơ... Hè vừa đến em vội khoe sắc thắm/Khoác trên mình người ngắm mê say/Rực lửa tung bay ngập lối sân trường/Như nhuộm đỏ cả khung trời mến thương/Ai còn e ấp nụ hôn mùa hạ/Phượng tôi vô tình rơi thả giấc mơ/Mắt biếc ngẩn ngơ vương tà áo trắng/ Để tâm hồn mình đọng lắng bờ môi (Trong Phượng).

Điều đặc biệt, chị là một trong số ít nhà thơ Bình Phước được các nhạc sĩ chọn tác phẩm phổ nhạc nhiều nhất. Gần 10 ca khúc và ca cổ, các ca khúc này đa số được làm nhạc, thu âm phát trên sóng của BPTV. Có thể kể đến một số ca khúc tiêu biểu như: Mưa (nhạc Quốc Bảo), Mùa xuân tím (nhạc Nguyễn Văn Luân), Một thoáng trường xưa (nhạc Đức Hòa), Vệt nắng chiều biên giới (nhạc Cao Vân)...

Cô giáo, nhà thơ Ngọc Dung chia sẻ, trong thời gian tới sẽ chọn lọc những bài thơ, văn mà chị đã viết từ trước đến giờ để in một tuyển tập riêng: Thơ văn Ngọc Dung. Đó xem như lời tri ân đến nghề giáo mà mình đã gắn bó hơn 30 năm qua và tình cảm sâu sắc của bản thân dành cho quê hương Đồng Xoài thân yêu.

Biên phòng - Mặc dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng họa sĩ, nhà thơ Nguyễn Kình vẫn chưa hề nghỉ bước trên con đường sáng tác của mình. Mỗi đợt được đến các đồn Biên phòng, ông không quản ngại đường xa, dốc cao, cùng các cán bộ, chiến sĩ đi thăm cột mốc, đường biên và gặp gỡ người dân trên biên giới, để từ đó cho ra đời những tác phẩm tâm huyết.

Họa sĩ, nhà thơ Nguyễn Kình (thứ 4 từ trái sang) cùng các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phước Thiện tại cột mốc biên giới. Ảnh: Duy Hiến

Họa sĩ, nhà thơ Nguyễn Kình (ở xã Bù Nho, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) đã có nhiều chuyến đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh. Nhưng sâu đậm nhất là những chuyến đi thực tế tại các đơn vị Biên phòng ở Bình Phước. Qua mỗi chuyến đi trải nghiệm ở biên giới, ông đều có tác phẩm gửi Tạp chí Văn nghệ Bình Phước đạt yêu cầu chất lượng. Những bài thơ, tranh vẽ của ông về người lính Biên phòng trên đường biên, nơi cột mốc chủ quyền thường mang lại cảm xúc khó quên với người đọc, người xem. Lời thơ mộc mạc, chân tình và tranh vẽ của ông bình dị vậy nhưng thắm đượm tình người, tình yêu biên giới, tình yêu quê hương đất nước. Rất muốn được đến các đồn Biên phòng nên ông không ngại đường xa, khó khăn qua từng đoạn đường bị sạt lở do mưa lũ. Ông đi khỏe và hào hứng theo bước chân các cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đến từng cụm dân cư trên địa bàn biên giới để trao quà, tặng gạo cho các gia đình nghèo khó...

Họa sĩ, nhà thơ Nguyễn Kình tâm sự: “Xây dựng nền biên phòng toàn dân là chủ trương vô cùng quan trọng của Đảng, Nhà nước và quân đội ta. Những hình ảnh tôi ghi được về việc làm của những người lính mang quân hàm xanh chăm lo giúp đỡ đồng bào như làm nhà, làm đường, tặng bò, dê cho người dân phát triển kinh tế, tặng gạo, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học đã gợi lên trong tôi cảm xúc sáng tác họa và thơ...”.

Đúc kết cảm xúc của một cựu chiến binh từng đi qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, những sáng tác của họa sĩ, nhà thơ Nguyễn Kình phần nhiều về đề tài “Bộ đội Cụ Hồ”. Đặc biệt, ông sáng tác nhiều về người lính Biên phòng. “Tự hào thay anh là lính đường biên/ Bên cột mốc in dáng hình Tổ quốc/ Khối bê tông mà hôm nay có được/ Là máu xương nung đúc tạo nên hình/ Bao nhiêu người bao thế hệ hy sinh/ Cho biên giới yên bình cây trĩu quả/ Từng tấc đất nảy mầm xanh màu lá/ Công các anh người chiến sĩ Biên phòng/ Chốn địa đầu ngày nắng cháy đá cong/ Đêm giữ chốt gió cào sương buốt phủ/ Cột mốc địa đầu ngày đêm canh giữ/ Máu ông cha đã thấm đỏ đất này/ Biên giới màu cờ Tổ quốc là đây/ Anh lính chốt quyết giữ yên bờ cõi/ Dù nắng gió hay mưa nguồn bão nổi/ Quyết một lòng gìn giữ đất quê hương (Cột mốc đường biên).

Ngoài ra, ông còn có nhiều bài thơ hay viết về người lính mang quân hàm xanh, như: “Hoa biên giới”, “Nụ cười biên giới”, “Đất quê hương”... “Tháng Mười về dã quỳ chen chật lối/ Nghe hương thơm dịu nhẹ bước quân hành/ Rừng biên cương đẹp sắc áo màu xanh/ Yêu người lính Biên phòng... Yêu đến thế/ Dã quỳ thơm hương nồng ơi khó kể/ Dọc đường biên hoa nở kín đại ngàn/ Lính Biên phòng lắm vất vả gian nan/ Khi phẳng lặng lại dày thêm nỗi nhớ/ Yêu thương nhiều lớn lên từ cách trở/ Lắm xa xôi tình nghĩa thêm gần/ Vượt núi rừng thêm rắn bước hành quân/ Gian khó lắm quân dân càng gắn bó/ Dã quỳ vùng biên tỏa hương trong gió/ Gọi yêu thương tình anh lính Biên phòng/ Đi bên hoa lòng ao ước chớ mong/ Hoa biên giới bốn mùa hương thơm ngát (Hoa biên giới).

Bước vào tuổi 84, họa sĩ, nhà thơ Nguyễn Kình không còn đi thực tế tại các đơn vị Biên phòng nữa, do tuổi đã cao, sức khỏe yếu. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng sáng tác với những chủ đề mà ông chắt lọc, đặc biệt là hình ảnh chiến sĩ Biên phòng không bao giờ phai nhạt trong ông. Những ngày này, tôi đến thăm ông khi bức tranh ông vẽ “Người lính nuôi quân” ở Đồn Biên phòng Đắc Quýt (nay là Đồn Biên phòng Phước Thiện) còn dang dở. Còn 2 bức tranh sơn dầu “Cõng em đến lớp” và “Chốt biên giới” ông đã vẽ xong, chuẩn bị tham gia Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về “truyền thống 75 năm lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước”. Nhìn kỹ những bức tranh ông vẽ, tôi bồi hồi xúc động liên tưởng đến những hành động cao cả vì nhân dân phục vụ của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng.

Ông chậm rãi giới thiệu với tôi về nội dung các bức tranh vẽ khiến tôi nao lòng. Nói về bức tranh “Cõng em đến lớp”, họa sĩ, nhà thơ Nguyễn Kình cho biết: “Cha mẹ đi rẫy, cháu ở nhà không có ai đưa đến lớp. Nhà cuối ấp, đường cũng xa lớp, vả lại trời vừa mới mưa xong, đường trơn trượt, anh cán bộ Biên phòng đến tận nhà cõng em đi học. Hình ảnh này được lặp lại nhiều lần và in đậm trong kỷ niệm của tôi khi đến Đồn Biên phòng Chiu Riu. Tôi vẽ bức tranh này bằng cả nỗi niềm cảm xúc thương yêu và khâm phục các anh - người lính mang quân hàm xanh”.

Còn bức tranh “Chốt biên giới”, ông nói: “Chốt biên giới này là của Đồn Biên phòng cửa khẩu Lộc Thịnh. Các chiến sĩ cắm chốt giữa rừng ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh qua các đường mòn, lối mở trên biên giới. Chốt biên giới giữa rừng già gặp mưa to, gió lớn, những bữa cơm của các cán bộ, chiến sĩ BĐBP cũng hết sức vất vả, gian nan. Củi lửa đều bị ướt do nước mưa hắt vào”. Quả thật, tôi soi kỹ vào bức tranh, 2 chiến sĩ cùng nhóm bếp lửa. Bức tranh đã nói lên tất cả nỗi vất vả cũng như nỗ lực khắc phục khó khăn của người lính Biên phòng.

Họa sĩ, nhà thơ Nguyễn Kình hiện là hội viên Chi hội Mỹ thuật, đồng thời là hội viên Chi hội Văn học và Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Bình Phước. Hiếm có một nghệ sĩ nào “sở hữu” cả ba lĩnh vực thuần thục đến như vậy. Ông đi thực tế sáng tác lúc nào cũng mang theo “đồ nghề” đầy đủ, như máy ảnh, bút, giấy tập, viết chì, cọ, bột sơn dầu... Trong các cuộc thi sáng tác văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh trong tỉnh, cũng như khu vực miền Đông Nam bộ, ông đều tham gia và đoạt giải. Ông được xem như “cây cổ thụ” của làng văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Phước.

Duy Hiến

Video liên quan

Chủ đề