Các phương pháp dạy học lịch sử THPT

Cần đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử thay vì cố học thuộc

Các phương pháp dạy học lịch sử THPT

VTV.vn - ĐBQH Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng, việc giáo dục Lịch sử cho giới trẻ phải là trách nhiệm của toàn xã hội và của mỗi gia đình.

Việc dạy học môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông mới hiện đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội của Quốc hội sáng 1/6, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) nhấn mạnh, môn Lịch sử phải là môn học bắt buộc ở cấp trung học phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đại biểu cho rằng, lịch sử là quá khứ là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, kho tàng tri thức, tinh hoa văn hóa nhân loại; là những bài học kinh nghiệm phong phú; là sự thật về cuộc sống trong suốt quá trình tồn tại, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

"Có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu biết về nguồn cội để biết ơn tổ tiên, hiểu về đức tính, chịu thương, chịu khó, tinh thần đoàn kết, anh dũng, sáng tạo và thông minh của biết bao thế hệ trong đấu tranh bảo vệ non sông, bờ cõi, để trân trọng giá trị cuộc sống và nuôi dưỡng niềm tin, giúp học sinh có kiến thức về tinh hoa của văn hóa nhân loại" – bà Nguyễn Thị Quyên Thanh nêu rõ.

Các phương pháp dạy học lịch sử THPT

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) phát biểu

Đại biểu tỉnh Vĩnh Long cho rằng, ngành giáo dục đào tạo đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm trong đổi mới phương pháp dạy và học Lịch sử, đã có nhiều mô hình và cách dạy lịch sử rất hay và sinh động. Tuy nhiên, nỗ lực, quyết tâm đổi mới vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.

Vì vậy, đại biểu trân trọng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quyết liệt hơn nữa trong đổi mới phương pháp dạy và học Lịch sử sao cho hấp dẫn. Học sinh chú trọng hơn tìm hiểu, phân tích các thông tin về Lịch sử thay cho phương pháp học vẫn còn khá nặng hiện nay là cố học thuộc để nhớ. Dẫn dắt học sinh tìm đến môn học Lịch sử bằng sự chủ động, biến những bài học lịch sử thành những câu chuyện sinh động, dễ nhớ và nhớ lâu. Khơi gợi và hình thành ở các em sự yêu thích đối với môn học Lịch sử.

Bên cạnh đó, để hình thành ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đối với học sinh, không chỉ có ở môn học Lịch sử, trong nhà trường mà còn có trong mọi sinh hoạt từ gia đình đến xã hội, từ mọi nguồn thông tin, học sinh tiếp cận hàng ngày, từ các hoạt động mà các em được tham gia được trải nghiệm từ cộng đồng.

"Thực tế hiện nay là học sinh chưa có nhiều điều kiện để học lịch sử từ cuộc sống. Các thông tin các em tiếp cận hàng ngày cũng chưa có nhiều thông tin về lịch sử. Học sinh nói riêng và giới trẻ hiện nay nói chung có quan điểm, cách nhìn, cách nghĩ về cuộc sống có nhiều thay đổi. Các em tìm sự chia sẻ, đồng cảm, giao tiếp và học hỏi qua môi trường mạng. Với nguồn thông tin vô tận và khó kiểm soát, tôi tin rằng và luôn mong muốn ngành giáo dục cũng như là giáo dục về Lịch sử nói riêng cũng như giáo dục nói chung phải là trách nhiệm của toàn xã hội và của mỗi gia đình, cần có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới" - đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh kiến nghị.

Trước đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có báo cáo chuyên đề gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với môn Lịch sử cấp THPT".

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, môn Lịch sử cần được xác định vị trí đặc biệt quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông theo đúng tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng tinh thần Nghị quyết số 113/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội, đồng thời bảo đảm mục tiêu "chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử…", hình thành nhân cách, lòng yêu nước, sự hiểu biết, nhận thức về truyền thống dân tộc của học sinh và cho thế hệ trẻ.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội, quy định môn học Lịch sử cấp Trung học Phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc với khối lượng kiến thức phù hợp; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và cách thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đối với môn học; đồng thời truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích môn Lịch sử.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung, Chương trình môn Lịch sử nói riêng để tăng thêm sự đồng thuận, ủng hộ của xã hội trong việc triển khai thực hiện.

Các phương pháp dạy học lịch sử THPT
Đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc với khối lượng kiến thức phù hợp

VTV.vn - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa có báo cáo chuyên đề gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với môn Lịch sử cấp THPT”.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học, lịch sử, môn lịch sử

Các phương pháp dạy học lịch sử THPT
Những bài giảng hấp dẫn sẽ cuốn hút học sinh đến với môn Lịch sử

Kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại

Cô Nguyễn Trà My, tổ trường khối 4 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: Với đặc thù của môn học Lịch sử, để hoạt động học tập của học sinh ngày càng tích cực hơn cần có phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, kiến thức, với đặc điểm lứa tuổi tâm sinh lý của các em.

Một trong những đổi mới tích cực nhất của giáo dục tiểu học nói chung và dạy học Lịch sử lớp 4 nói riêng trong một vài năm gần đây là đặt trọng tâm đổi mới vào các phương pháp dạy học, nghĩa là phải thay đổi hình thức dạy học để tăng cường tính chủ động nhận thức của người học.

Thay đổi hình thức dạy học này, giáo viên kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại và đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức học tập theo cá nhân, nhóm, lớp; học tập thông qua các thiết bị dạy học như bản đồ, lược đồ hoặc tranh ảnh để học sinh tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức đồng thời phát triển kỹ năng của học sinh.

Mỗi phương pháp, mỗi hình thức dạy học đều có những ưu điểm riêng nên giáo viên phải lựa chọn hình thực tổ chức dạy học cho phù hợp và có hiệu quả nhất thì mới phát huy được tính tích cực của học sinh ở mỗi bài học cụ thể.

Việc vận dụng một cách hợp lý kiến thức Văn học vào dạy Lịch sử sẽ làm cho giờ Lịch sử hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh hơn và cuối cùng là làm cho tiết Lịch sử mang lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, để giúp học sinh ham thích, tìm tòi, chủ động, tích cực hơn trong học tập, giáo viên phải hướng dẫn, định hướng học sinh chuẩn bị tài liệu, tư liệu phù hợp, gợi ý một số nguồn thông tin để phục vụ cho bài học.

Cùng với đó, qua hoạt động trải nghiệm được nhà trường tổ chức hàng năm, giáo viên lên kế hoạch, định hướng học tập cho các em thông qua các hoạt động như chụp ảnh, ghi chép lại lời giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch, phỏng vấn những người hiểu biết về địa danh đó. Sau khi kết buổi hoạt động ngoại khóa, giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ thông tin với lớp hoặc gắn sản phẩm của mình lên bảng tin của lớp.

Cô My cho biết, nhờ những giải pháp đổi mới giảng dạy được thực hiện những năm qua, học sinh đều rất hứng thú khi học môn Lịch sử. Thậm chí, có học sinh còn mong ngóng từng ngày đến tiết học Lịch sử. Nhiều gia đình cũng có những phản hồi tốt như nói rằng các con ham tìm hiểu hơn, hào hứng kể cho bố mẹ nghe những kiến thức lịch sử đã khám phá được.

Các phương pháp dạy học lịch sử THPT
Các giáo viênchia sẻ kinh nghiệm thực hiện chương trình mới

Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Làm thế nào để học sinh có phương pháp học đúng, yêu thích môn học, nắm kiến thức cơ bản, được hoạt động nhiều, làm thế nào để không còn phương pháp dạy học truyền đạt kiến thức một chiều, để có thể phát huy hết được năng lực của học sinh là trăn trở của các thầy giáo nói chung và các thầy cô dạy Lịch sử nói riêng.

Cô Trần Thị Thanh Vân - Hiệu trưởng Trường THCS Đền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Năm học đầu tiên triển khai chương trình lớp 6 mới trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh phải học trực tuyến trong suốt thời gian dài đã khiến các giáo viên dạy môn học Lịch sử - Địa lý gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó, từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai đến các tổ chuyên môn Kế hoạch thực hiện chuyên đề với các khối lớp đặc biệt là với học sinh 6. Thông qua các giờ chuyên đề, giáo viên sẽ chia sẻ các phương pháp mới, giải đáp những khó khăn để các giờ dạy online thực sự có hiệu quả.

Là một giáo viên có nhiều trăn trở trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chịu khó tìm tòi, áp dụng, cô Nguyễn Khánh Phượng được lựa chọn để thực hiện tiết chuyên đề: “Khai thác các ứng dụng, tiện ích của CNTT trong tổ chức, quản lý dạy học trực tuyến môn Lịch sử và Địa lý cho học sinh lớp 6”.

Phân môn Lịch sử là một môn học luôn được đánh giá là khó vì lượng kiến thức rất nhiều, nhất là với học sinh lớp 6. Để học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức nếu chỉ cung cấp kiến thức thì học sinh sẽ dễ nhàm chán, thậm chí có thể không tham gia vào buổi học. Để khắc phục, giáo viên khi soạn bài phải áp dụng CNTT, tạo ra những slide đẹp, những trò chơi để lôi cuốn, hấp dẫn học sinh.

Trong những bài giảng, cô giáo đã áp dụng nhiều phần mềm hỗ trợ: Phần mềm Google Meet với ứng dụng điểm danh tự động vừa có tác dụng quản lý học sinh, nắm được chính xác thời gian các em tham gia học. Google Meet còn có các ứng dụng giơ tay, tương tác trong cửa sổ chat, giúp học sinh tham gia tích cực vào giờ học.

Cùng với đó là phần mềm Wordwall.net để tạo trò chơi khởi động hoặc củng cố bài học; phần mềm Padlet.com để tạo hoạt động thảo luận nhóm; phần mềm Quizizz.com để kiểm tra hoặc giao bài tập trắc nghiệm trực tuyến; phần mềm Azota.vn để kiểm tra vở ghi, giao bài tập hoặc kiểm tra trực tuyến dạng bài trắc nghiệm hoặc tự luận. Phần mềm Canva.com để thiết kế phiếu học tập đẹp mắt, chuyên nghiệp.

Trong một tiết chuyên đề với nhiều nội dung của bài học, lượng kiến thức nhiều, những phần mềm mà cô Phượng sử dụng thực sự có hiệu quả, khiến giờ học diễn ra sôi nổi. Không còn là khoảng cách địa lý, không còn bị giới hạn bởi học trực tuyến, chỉ thấy những khuôn mặt háo hức, những nụ cười của học sinh.

Trong giờ học lịch sử, học sinh rất hào hứng khi được tham gia các hoạt động, được trao đổi trong nhóm, được tương tác với giáo viên, được chơi với các bạn. Và hơn thế, cô Phượng đã gieo cho học trò niềm say mê với môn học. Các em tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu, có tinh thần học tập tốt. Các em có học lực trung bình cũng tích cực tham gia học tập và phát biểu xây dựng bài. Đó cũng là nền tảng để các em bước vào bậc học của các lớp cao hơn.