Các sản phẩm cơ bản của quá trình nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. [1]

2. Một số khái niệm trong nghiên cứu khoa học

– Đề tài nghiên cứu (research project): là hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học do một người hoặc một nhóm người thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế. Mỗi đề tài nghiên cứu có tên đề tài (research title), là phát biểu ngắn gọn và khái quát về các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

– Nhiệm vụ nghiên cứu (research topic): là những nội dung được đặt ra để nghiên cứu, trên cơ sở đã xác định tên đề tài nghiên cứu.

– Đối tượng nghiên cứu (research focus): là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu.

– Mục tiêu nghiên cứu (research objective): những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định nhằm trả lời câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”. Dựa trên mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng.

– Mục đích nghiên cứu (research purpose): ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “ Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc “ Nghiên cứu để phục vụ cho cái gì?”.

– Khách thể nghiên cứu (research population): là sự vật chứa đựng đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu có thể là một không gian vật lý, một quá trình, một hoạt động, hoặc một cộng đồng.

– Đối tượng khảo sát (research sample): là mẫu đại diện của khách thể nghiên cứu.

– Phạm vi nghiên cứu (research scope): sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu (do những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và người làm đề tài).

3. Phân loại nghiên cứu khoa học

3.1 Phân loại theo chức năng nghiên cứu

– Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.

   Ví dụ: Nghiên cứu sở thích của khách du lịch khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh.

– Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.

   Ví dụ: Nghiên cứu những lý do khiến khách du lịch ít quay lại để tham quan, du lịch thêm nhiều lần nữa.

– Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai.

   Ví dụ: Nghiên cứu các xu hướng của ngành du lịch trong 10 năm tới.

– Nghiên cứu sáng tạo (Creative research): nhằm tạo ra các qui luật, sự vật, hiện tượng mới hoàn toàn.

   Ví dụ: Nghiên cứu mối liên hệ giữa kết quả học tập với thời gian lướt facebook của sinh viên.

3.2 Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.

   Ví dụ: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ.

– Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất.

   Ví dụ: Nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao lượng khách hàng đến mua sản phẩm tại cửa hàng.

– Nghiên cứu triển khai (Implementation research): vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm.

   Ví dụ: Nghiên cứu thử nghiệm việc áp dụng Quy định về thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên.

3.3 Phân loại theo lĩnh vực nghiên cứu

– Khoa học tự nhiên

– Khoa học kỹ thuật và công nghệ

– Khoa học y, dược

– Khoa học nông nghiệp

– Khoa học xã hội

– Khoa học nhân văn

3.4. Phân loại theo phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp nghiên cứu định tính

– Phương pháp nghiên cứu định lượng

– Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

4. Trình tự 7 bước tiêu biểu của hoạt động nghiên cứu khoa học

Không có nguyên tắc tuyệt đối trong phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả do sự khác biệt về các chuyên ngành nghiên cứu. Tuy nhiên, để xây dựng một đề tài nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả, Ary và các cộng sự đã tổng hợp và đưa ra 7 bước tiêu biểu cho người làm công tác nghiên cứu khoa học. [2]

Tuy nhiên, trên thực tế, Ary và các cộng sự cho rằng, trình tự này chỉ có tính tương đối, các bước thường chồng chéo, các nhà nghiên cứu có thể sắp xếp lại trình tự cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Bởi vì có những đề tài xuất phát từ những ý tưởng mới, sau đó mới thu thập thông tin rồi triển khai thực hiện. Cũng có những đề tài xuất phát từ lượng thông tin, tài liệu đã được tích lũy đủ lớn để có cái nhìn tổng quát và sâu sắc, giúp nảy sinh ý tưởng xây dựng thành một đề tài nghiên cứu.

Các kết quả nghiên cứu ở bước 7, sau khi được thông qua, có thể viết gọn thành một bài báo khoa học và công bố trên các tạp chí nghiên cứu hoặc tham gia các hội thảo, hội nghị mà đề tài có liên quan.

Tại Việt Nam, hoạt động nghiên cứu khoa học đang trên đà phát triển, số lượng công trình nghiên cứu của Việt Nam được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế không ngừng tăng qua các năm (từ 4.071 lên 12.431 bài báo khoa học trong giai đoạn 2014-2019 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 23%). Điều này đã giúp Việt Nam vươn lên vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng công bố quốc tế các nước ASEAN, góp phần đưa nhanh các kết quả nghiên cứu trong nước đến với cộng đồng khoa học quốc tế.

[1] Theo Tài liệu điều tra nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2020 – Bộ Khoa học và Công nghệ
[2] Ary, D. ; Jacobs, L ; Sorensen, C. ; Razavieh, A. (2010). Introduction to research in education (8th edition). Wadsworth, Cengage Learning, p.31-33.

Xem thêm bài viết: Sơ lược tình hình công bố quốc tế của Việt Nam năm 2019 và một số đại diện tiêu biểu của TP. HCM

Duy Sang

---------------------------------------------------------------------------------------------------

QUÝ ANH/CHỊ CẦN HỖ TRỢ XỬ LÝ, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VUI LÒNG GỬI THÔNG TIN QUA FORM DƯỚI ĐÂY

CHÚNG TÔI SẼ LIÊN HỆ VÀ PHÚC ĐÁP TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT

Khoa học là một quá trình hoạt động có hệ thống nhằm tìm ra những kiến thức mới, học thuyết mới những kiến thức mới học thuyết mới này tốt hơn những kiến thức và học thuyết cũ và dần thay thế những cái cũ.

Nghiên cứu khoa học là những hoạt động tìm hiểu, quan sát, làm thí nghiệm để phát hiện ra bản chất của sự việc và hiện tượng nhằm mục đích đóng góp cho Khoa học những cái mới dựa vào những thu thập, giải thích và đánh giá một cách có hệ thống các dữ liệu theo kế hoạch vạch ra. 

Có thể phân loại nghiên cứu khoa học theo 2 hướng: (1) học thuật, và (2) ứng dụng.

Theo hướng học thuật: Sử dụng các phương pháp quan sát, thực nghiệm, mô tả, phân tích, mô hình hoá (mô hình toán) mô phỏng, hoặc tri thức kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày để tìm ra quy luật, bản chất chung của sự vật hoặc hiện tượng.

Theo hướng ứng dụng:Các hoạt động thiết kế, thi công, cải tiến một thiết bị thí nghiệm, một sản phẩm hay một công đoạn của qui trình sản xuất sản phẩm nào đó.

Sinh viên muốn làm NCKH tốt cần phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và phải rèn luyện cách làm việc độc lập, cũng như làm việc nhóm, có phương pháp và đặc biệt phải có người Thầy hướng dẫn.

Ở các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,...nghiên cứu học thuật triển khai rất mạnh, nó được thực hiện ở Lab như mô phỏng trên máy tính hoặc làm thí nghiệm. Mọi hiện tượng vật lý trong tự nhiên, trong đời sống đều có thể mô tả dưới dạng toán học để kiểm soát và điều khiển đặc tính của nó bằng một phần cứng được nạp mã code.

Ở Khu công nghệ cao, Việt nam, người ta cũng thực hiện NCKH theo học thuật bằng mô hình hoá mô phỏng một sản phẩm nào đó trước khi triển khai sử dụng nó.

Triển khai hoạt động nghiên cứu Khoa Học tại Khoa Công nghệ thông tin

Những năm gần đây, Khoa Công nghệ thông tin đặc biệt quan tâm đến hoạt động NCKH của Sinh viên và Giảng viên, hướng người học theo chiều hướng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và khả năng thiết kế cải tiến. Từ những kỹ năng được trang bị này trong quá trình thực tập tại công ty sinh viên đã tự tin đề xuất những ý tưởng cải tiến phần mềm. Bên cạnh đó, Thầy và trò cùng tham gia vào hoạt động nghiên cứu phục vụ cho đời sống để nâng tầm hiểu biết cũng như ứng dụng kiến thức chuyên môn. Khoa luôn rèn luyện Sinh viên vào nề nếp thực hành nghiên cứu với mong muốn sẽ có những “sản phẩm” Sinh viên chuyên nghiệp ra trường tự tin bắt tay ngay vào qui trình sản xuất của doanh nghiệp. 

II. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC : Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điềumà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sư vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học. Ở đây ta đề cập đến phân loại theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩmtri thức khoa học thu được nhờ kếtquả nghiên cứu.II .1.Phân loại theo chức năng nghiên cứu :•Nghiên cứu mơ tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhân dạng sư vật, giúpcon người phân biệt được sự khác nhau, về bản chấtgiữa sự vật này với sự vật khác. Nội dung mơ tả có thể bao gồm mơ tả hình thái, động thái, tương tác; mơ tả định tính tức là các đặc trưng về chất của sựvật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật.•Nghiên cứu giải thích, là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nộidung của giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu tr1uc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối q trình vận động của sự vật.•Nghiên cứu dự báo, là những nhiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể cả trongnghiên cứu tự nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong kết quả dự báo có thể do nhiều nguyên nhân : sai lêch khách quan trong kết quả quan sát: sai lệch donhững luận cứ bị biến dạng trong sự tác động của các sự khác; mội trường cũng ln có thể biến động, …•Nghiên cứu sáng tạo, là nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả và dự báo mà luôn hướngvào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.

II.2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu :

Theo tính chất của sản phẩm, nghiên cúu được phân loại thành nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và ghiên cứu triển khai.•Nghiên cứu cơ bản Fundamental research là những nghiên cứunhằmphát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sư vật với các sư vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản cóthể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến viêc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩng vực khoa học,chẳng hạn Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ; Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại : nghiên cứu cơ bảnthuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng.• Nghiên cứu cơ bản thuần túy, cò được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do hoặcnghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.•Nghiên cứu cơ bản định hướng, là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội, …đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản định hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng background research và nghiên cứuchuyên đề thematic research. Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiênnhư địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng. Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiên tượng đặc biệt của sự vật, ví dụ trạng thái plasma của sự vật, bức xạ vũ trụ, gien di truyền. Nghiên cứuchuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.•Nghiên cứu ứng dụng Applied research : là sự vận dụng quy luậtđược phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xúât và đời sống. Giải phápđược hiểu theo nghĩa rộng có thể là một giải pháp về cơng nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp cơng nghệ có thể trở thành sáng chế. Kết quảnghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được, để có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác có têngọi lả triển khai.•Nghiên cứu triển khai Development research : còn gọi là nghiêncứu triển khai thực nghiệm hay triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các quy luật thu được từ nghiên cứu cơ bản và các nguyên lý thu được từ nghiên cứuứng dụng để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu triển khai thì chưa triển khai được: sản phẩm của triển khai chỉ mới lànhững hình mẫu khả thi về kỹ thuật, nghĩa là khơng còn rủi ro về mặt kỹ thuật, để áp dụng được còn phảitiến hành nghiên cứu những tính khả thi khác như khả thi tàichính, khả thi kinh tế, khả thi môi trường, khả thi xã hội. Hoạt động triển khai bao triển khai trong phòng thí nghiệm và triển khai bán đại trà. Triển khai trong phòng thí nghiệm : là loại hình triển khai nhằm khẳng địnhkết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp dụng. trong những nghiên cứu về công nghệ, loại hình này được thực hiện trong các phòngthí nghiệm, labơ cơng nghệ, nhà kính. Trên một quy mơ lớn hơn, hoạt động triển khai cũng được tiến hành trong các xưởng thực nghiệm thuộc viện hoặc xínghiệp sản xuất. Triển khai bán đại trà : trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuậtvà khoa học công nghệ là một dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên một quy mơ nhất định, thường là quy mô áp dụng bán đại trà,hay quy mô bán công nghiệp.Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và xã hội; trong các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, hoạt động triển khai được áp dụng khichế tạo một mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; trong các nghiên cứu khoa học xã hội có thể lấy ví dụ về thử nghiệm một phương pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm;chỉ đạo thí điểm một mơ hình quản lý mới tại một cơ sở được lựa chọn.Tồn bộ các loại hình nghiên cứu và mối liên hệ giữa các loại hình nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ bên dưới. Sự phân chia loại hình nghiên cứu như trên đây đượcáp dụng phổ biến trên thế giới. Phân chia là để nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, để có cơ sở lập kế hoạch nghiên cứu, cụ thể hóa các cam kết trong hợpđồng nghiên cứu giữa các đối tác. Tuy nhiên trên thực tế, trong một đề tài có thể tồn tại cả ba loại hình nghiên cứu, hoặc tồn tại hai trong ba loại hình nghiên cứu.PHẦN II: KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP TRONG PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ SÁNG TẠO KHOA HỌC.Nguyên Tắc Kết hợp- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. Trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thơng, ngày nay một một khái niệmmang nguyên tắc kết hợp đúng nghĩa đó là Truyền thơng hợp nhất.

Video liên quan

Chủ đề