Các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Ajinomoto Long Thành

Ngày 05/03/2019, Khoa Kế toán-Kiểm toán đã tổ chức chuyến tham quan Nhà máy Ajinomoto Long Thành - Đồng Nai cho sinh viên lớp kiểm toán chất lượng cao K18409C và K18405C.

Tại đây, các bạn sinh viên được tham quan phòng trưng bày và nghe giới thiệu về công ty như lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động của tập đoàn Ajnomoto, các sản phẩm chính, các hoạt động xã hội của tập đoàn tại Việt Nam. Sau đó, các bạn đã được trực tiếp tham quan nhà máy sản xuất hạt nêm Aji-ngon và được các cán bộ của nhà máy Ajinomoto giải thích kĩ càng quy trình sản xuất các sản phẩm của nhà máy. Chuyển tham quan kết thúc bằng buổi dùng thử các sản phẩm của Ajinomoto và trao đổi của cán bộ nhà máy, giải đáp thắc mắc từ các bạn sinh viên.

Việc tìm hiểu quy trình và máy móc giúp sinh viên hiểu quy trình sản xuất, hình thành khái niệm sản xuất dở dang, tài sản cố định hữu hình. Việc xem quy trình mẫu từ nguyên liệu thô đến sản phẩm sẽ giúp sinh viên nắm bắt khái quát quy trình sản xuất cho việc tính toán giá thành sản xuất trong các học phần sau. Điều này sẽ giúp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ dễ mường tượng để đánh giá nghiệp vụ và định khoản. Thái độ chuyên nghiệp, đúng giờ và tuân thủ quy trình bảo hộ là tố chất cần thiết cho người kế toán viên tương lai.

Ngày lễ này cả nhà vẫn đang buồn vì không thể đi du lịch đúng không nào? Đừng lo, Món Ngon Mỗi Ngày gợi ý một địa điểm du lịch cực kì hấp dẫn muốn “lan tỏa” đến cho cả nhà mình đây!

Hãy cùng nhau “rũ bỏ” không gian bí bách trong phòng, theo chân Món Ngon Mỗi Ngày lên đường du lịch từ xa nhà máy Ajinomoto Long Thành với công nghệ Virtual Tour 3D/360 siêu hiện đại mà chẳng tốn đồng nào nhé!

>>>> Bắt đầu chuyến tham quan ngay Tại đây

Mới đây, Ajinomoto Việt Nam vừa ra mắt nền tảng “Tham quan nhà máy từ xa” bằng công nghệ VR (hay còn gọi là thực tế ảo); chỉ cần có kết nối Internet, cả nhà mình dù có ở bất kỳ đâu cũng có thể trở thành khách tham quan nhà máy Ajinomoto với máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.

Dừng chân ở cổng nhà máy, cả nhà mình sẽ được chào đón vô cùng nồng nhiệt và có thể được tự quyết định “Tham quan tự do” hoặc “Tham quan theo lộ trình” có sẵn; chọn ngay một “Anh/Chị Hướng dẫn viên du lịch siêu xịn xò” để cùng đồng hành trong suốt chuyến đi; với hình ảnh 3D, chế độ xem 360 độ, âm thanh phong phú, video sống động,…

Toàn cảnh nhà máy rộng lớn của Ajinomoto Long Thành qua VR Tour

Nhờ ứng dụng công nghệ số hóa không gian và kỹ thuật quay 360 độ, thay vì đến trực tiếp nhà máy, cả nhà có thể dễ dàng tham quan và ngắm nhìn toàn cảnh nhà máy Ajinomoto Long Thành ngay tại nhà một cách thuận tiện và nhanh chóng. 

Dùng kính thực tế ảo, hoặc đơn giản chỉ cần click chuột, bấm giữ và rê chuột theo điều hướng hiển thị trên màn hình, để đến ngay những địa điểm cả nhà muốn khám phá trong nhà máy Ajinomoto Long Thành.

Phân xưởng sản xuất và đóng gói các Gia vị nêm sẵn Aji-Quick® qua nền tảng VR Tour

Không chỉ tham quan được khung cảnh bên ngoài, cả nhà mình còn có thể tận mắt chứng kiến, tìm hiểu quy trình sản xuất các sản phẩm; quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm một cách chân thực nhất tại các phân xưởng của nhà máy Ajinomoto Long Thành, qua những hình ảnh và video cung cấp thông tin hữu ích trong quá trình khám phá mà chẳng “mỏi chân” chút nào nhé! Nhờ đó mà cả nhà mình dù ở bất kì đâu, cũng có thể yên tâm sử dụng những sản phẩm “Ngon hàng đầu” của Ajinomoto Việt Nam.

Showroom bán hàng tại nhà máy Ajinomoto Long Thành qua VR Tour

Trong chuyến đi du lịch này, cả nhà mình còn có thể dễ dàng tìm hiểu tất tần tật về thông tin của các sản phẩm của Ajinomoto sản xuất. Cả nhà quan tâm sản phẩm nào, chỉ cần click chuột vào sản phẩm đó để tham khảo và thậm chí còn có thể trải nghiệm mua sắm mới lạ từ gian hàng trưng bày các sản phẩm chính hãng của Ajinomoto Việt Nam liên kết với Shopee, Tiki, Lazada. 

Mini game trải nghiệm trên nền tảng VR tour

Chuyến du lịch từ xa này còn có thêm một khu vui chơi trải nghiệm rất thú vị ngay bên trong showroom trưng bày sản phẩm. Cả nhà mình sau khi tham quan có thể thư giãn, giải trí với mini game “Shopping với Ajinomoto” vui nhộn và nhận ngay những phần quà bất ngờ từ Công ty Ajinomoto Việt Nam; “chơi vui nhưng nhận quà thật” nhé cả nhà!

Còn rất nhiều địa điểm hấp dẫn mà Món Ngon Mỗi Ngày không thể “lan tỏa” hết nữa! Cả nhà mình còn chần chờ gì mà không truy cập https://thamquannhamay.ajinomoto.com.vn/ ngay, để cùng Món Ngon Mỗi Ngày bắt đầu hành trình khám phá nhà máy Ajinomoto Long Thành nè! Hi vọng trải nghiệm “Tham quan nhà máy từ xa” từ VR Tour của Ajinomoto sẽ mang đến cho cả nhà mình một “chuyến đi” thật ý nghĩa và đặc biệt an toàn sức khỏe ngay tại nhà mình. Chúc cả nhà tham quan vui vẻ nhé!

8h10. Chiếc xe buýt màu hồng của chúng tôi bắt đầu tiến vào địa phận khu công nghiệp Đồng Nai. Trước khi đến cổng nhà máy Ajinomoto Long Thành là nhà máy Thiên Long chuyên sản xuất vật dụng văn phòng phẩm (mà sản phẩm chủ lực là bút bi) ở bên phải và nhà máy BOSCH sản xuất dây truyền lực (push-belt) dùng trong hộp số tự động (CVT) của xe hơi ở bên trái.

8h30. Các hoạt động chính chính thức bắt đầu. Chúng tôi được tập trung tại Hội trường Public Relations Hall để dự màn chào đón trịnh trọng từ chị Hân – đại diện khối Quan hệ khách hàng của nhà máy Ajinomoto Long Thành và nghe thuyết trình về lịch sử tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản, công ty Ajinomoto Việt Nam và các dòng sản phẩm của Ajinomoto. Sau đó là một game nhỏ dưới hình thức Q&A để nhận một số phần thưởng.

THÔNG TIN CHUNG VỀ AJINOMOTO ISO 9001:2008

Tên gọi: Aji (Vị – Taste) No (Của – Of) Moto (Tinh chất – Essence) hay 味の素

1908: Giáo sư Ukeda (người Nhật) khám phá ra vị Umami từ Glutamate – 1 loại Acid Amin.

1909: Bạn của giáo sư Ukeda là ông Suzuki, đã hợp tác sản xuất ra những hạt bột ngọt Ajinomoto đầu tiên trên thế giới. Họ bắt đầu phát triển sự nghiệp kinh doanh thắng lợi từ đây.

1991: Công ty Ajinomoto đầu tiên tại Việt Nam. Vận hành nhà máy Biên Hòa (KCN Biên Hòa I, Đồng Nai).

2008: Khánh thành Nhà máy Ajinomoto Long Thành (KCN Long Thành, Đồng Nai).

Hiện nay Tập Đoàn Ajinomoto có 128 nhà máy, nhiều văn phòng đại diện tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng đội ngũ gần 31.300 nhân viên trên toàn cầu. Các sản phẩm đa dạng của Tập đoàn Ajinomoto đang được phân phối đến hơn 130 quốc gia, đóng góp cho cuộc sống hạnh phúc của con người trên toàn thế giới. (Trích http://www.ajinomoto.com.vn/)

Tại Việt Nam, Ajinomoto hiện có 2 nhà máy sản xuất tại Biên Hòa, Long Thành và 57 kho hàng, 4 trung tâm phân phối.

Các dòng sản phẩm hiện có:

  • Thực phẩm (Sản phẩm chủ lực, gồm: Gia vị Umami, Gia vị dạng hạt, Gia vị dạng lỏng, Gia vị tiện dụng, Thức uống giải khát. Phải tận mục sở thị đến đây thì tôi mới biết Birdy là của Ajinomoto, quả là một điều thiếu sót!!!)
  • Sinh học: Sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp (Có thể kể đến như nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, không phải là thức ăn chăn nuôi).
  • Hóa chất và Dược phẩm (Thực phẩm chức năng dành cho vận động viên thể thao. Tôi mới chỉ thấy sản phẩm này được phân phối ở nước ngoài: Mỹ và Singapore).

9h30. Chiếc xe buýt màu hồng chở chúng tôi đi một vòng nhà máy để mường tượng sơ bộ cấu trúc nhà máy Ajinomoto Long Thành, cũng như hình thành cơ sở để so sánh với nhà máy Ajinomoto Biên Hòa. Theo đó, công ty Ajinomoto Việt Nam có 02 nhà máy: Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa hoạt động từ năm 1991 và Nhà máy Ajinomoto Long Thành đưa vào vận hành từ năm 2008 nên còn khá mới. Hiện nhà máy Long Thành cũng đang xây dựng khu đầu não nghiên cứu sản phẩm của Ajinomoto Việt Nam – hứa hẹn trong tương lai nơi đây sẽ là khu tập trung các hoạt động nghiên cứu khoa học – phát triển sản phẩm mới. Ngoài ra, độ phủ xanh tại nhà máy Long Thành lên đến 20%*, có lẽ 5% trong đó được đóng góp bởi màu xanh mát mẻ của sân bóng đá dành cho cán bộ công nhân viên Ajinomoto ngay trong khuôn viên nhà máy.

*Tiêu chuẩn phủ xanh của một nhà máy sản xuất tại Việt Nam chỉ cần đạt 15%.

Chúng tôi cũng đi qua kho trung tâm phân phối sản phẩm của Ajinomoto miền Nam, kho hàng khuyến mãi, khu bốc – dỡ hàng là các nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra để sản xuất các loại sản phẩm của Ajinomoto (trừ dòng sản phẩm giải khát Birdy thì không sản xuất ở đây).

Các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Ajinomoto Long Thành

9h45. Chúng tôi tham quan khu nhà đầu tiên – khu sản xuất & đóng gói bột ngọt thành phẩm.

Các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Ajinomoto Long Thành

Ở cửa ra vào, chúng tôi luôn được căn dặn phải đội mũ bảo hộ để đảm bảo an toàn vì có công trình đang xây dựng trong khuôn viên nhà máy – chính là khu nghiên cứu sản phẩm tôi đã đề cập lúc đầu (dù những khu nhà tham quan cách rất xa rất xa công trình đó). Vẫn là đức tính cẩn thận, chu đáo của người Nhật làm xúc động lòng người. Chúng tôi còn phải bọc luôn cả giày và chân vào một đôi tất màu tối rất lớn (có thể bạn đã thấy quy định này tại các ngôi chùa trong khu du lịch Đại Nam – Bình Dương) để đảm bảo vệ sinh cho khu nhà, tiết kiệm thời gian và nhân công vệ sinh. Qua một lần cộng tác với công ty TNHH John&Partners chuyên đào tạo cách vận hành các công cụ quản lý chất lượng, tôi nhận ra ngay đây là một biểu hiện cho việc áp dụng mô hình 5S đặc thù của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Sau đó chúng tôi được anh hướng dẫn Hiển cho xem một video tóm tắt về quy trình sản xuất khép kín mà chúng tôi sẽ được tận mắt chứng kiến “người thật – việc thật – máy móc thật” ngay sau đó. Nói một cách sơ lược là gồm các khâu như thế này:

  • Kiểm tra tổng quát sức khỏe công nhân viên trước khi vào khu làm việc (thiết kế của khu sản xuất khép kín hạn chế không khí tự nhiên, áp suất cao nên yêu cầu sức khỏe phải thật “vững vàng” để làm việc từ 7H30 sáng đến 4H00 chiều);
  • Thay đồng phục lao động và kiểm tra vệ sinh (đối với ngành công nghiệp thực phẩm, những khâu này cực kỳ quan trọng để đảm bảo chất lượng đồng nhất của sản phẩm khi đến tay khách hàng);
  • Kiểm nghiệm sinh – hóa các loại nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị trong dây chuyền sản xuất bởi các chuyên gia dinh dưỡng, kỹ sư sinh – hóa;
  • Các công đoạn kỹ thuật thuần túy được thực hiện bởi các máy móc công suất lớn (Xay – Nghiền – Trộn…), Đóng gói,  Lưu kho (Ajinomoto Long Thành sử dụng phương pháp FIFO), Khử côn trùng bằng nguyên lý ánh sáng tự nhiên để không gây độc cho thực phẩm.

10h15. Chúng tôi một lần nữa trải qua các thủ tục và công đoạn tương tự như trên tại khu nhà thứ hai – “thế giới của hạt nêm”. Vì đã có sự thẩu hiểu nhất định về tên gọi, công năng và trình tự sử dụng các loại máy móc sản xuất từ khu nhà 1 nên khi qua khu nhà 2 này, tôi chuyển sự quan tâm đến các hoạt động hành chính – văn phòng.

Các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Ajinomoto Long Thành

 

Có thể thấy tinh thần Nhật Bản rất mạnh mẽ trong khâu quản lý – hành chính qua từng cơ cấu tổ chức phòng ban, nét mặt, tác phong làm việc của cán bộ nơi đây kể cả là người Việt Nam. Tôi thật sự, thật sự phải nghiêng mình nể phục lòng tự tôn dân tộc, tinh thần tập thể và tính kỷ luật hà khắc không lẫn vào đâu được của doanh nhân Nhật Bản. Dễ nhận ra nhất là sự áp dụng hệ thống nguyên tắc Hou-Ren-Sou. Phải tai nghe mắt thấy thế này thì mới tâm phục khẩu phục “chất lượng hàng hóa Nhật Bản xứng đáng đứng ở vị trí hàng đầu thế giới”.

10h30. Khu nhà thứ ba là khu chế biến và xử lý nước hầm thịt và xương. Vì công nhân khu này hôm nay đi nghỉ dưỡng tại Đà Lạt theo chính sách phúc lợi của công ty nên chúng tôi được dịp lạc vào một không gian chỉ toàn máy là máy, rất đồ sộ và hoành tráng. Đối với riêng tôi, ấn tượng hẳn là một cái máy trộn cao cỡ ngôi nhà biệt thự…3 tầng rưỡi.

11h00. Chúng tôi trở lại hội trường dành cho quan khách lúc sáng sớm sau khi đi tham quan khu trưng bày sản phẩm mẫu được sắp xếp theo đúng tiêu chí “Vòng quanh thế giới”. Tôi gợi ý rằng bạn nào có ý định tìm hiểu ngôn ngữ chuyên ngành thực phẩm, đặc biệt là gia vị thì có thể xin phép được vào khu này vì Ajinomoto có mặt ở quốc gia nào, sản phẩm đúng theo ngôn ngữ của quốc gia ấy sẽ được lên kệ ở đây.

Các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Ajinomoto Long Thành

Quay về hàng ghế hội trường, thật bất ngờ khi tấm màn chiếu ục ịch trước mặt từ từ được kéo lên thì hiện ra là một khung cảnh nhà bếp hào nhoáng, tinh tươm. (Tôi nhớ ngay đến các gian mật thất được ngụy trang bởi những tấm bình phong trong các bộ phim cổ trang ấy.) Vậy là chúng tôi được vui vẻ thưởng thức một màn trình diễn kỹ xảo chế biến món “Bánh xèo Nhật Bản” (Okonomiaky) từ vị đầu bếp đến từ chương trình Món ngon mỗi ngày. Cũng nhờ cô đầu bếp hoạt bát nhiệt tình mà tôi biết được câu chuyện thú vị về lối sống của các gia đình Nhật Bản đằng sau chiếc bánh này.

Sau đó là tiết mục thử vị thịt nướng cùng với nước chấm của Ajinomoto nhằm gián tiếp khảo sát ý kiến khách hàng về slogan “Ngon từ thịt, ngọt từ xương” quen thuộc.

Các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Ajinomoto Long Thành

11h40. Chúng tôi lần lượt di chuyển sang khu vực bên trái để dùng cơm và không quên tuân thủ theo các quy định tại nhà ăn được dặn dò kỹ càng từ trước.Theo giải thích của chị hướng dẫn Hân và Huỳnh Anh, chúng tôi dùng cơm cùng các cán bộ nhân viên của Ajinomoto tại đây luôn nên cần nắm rõ các bước để tránh gây hỗn loạn cho khu vực, vì dẫu sao đây cũng là một địa điểm đang làm việc, đang sản xuất thực sự.

Theo trí nhớ của tôi, đầu tiên là phải vệ sinh tay ở trước cửa phòng ăn tập thể, gồm có 5 bước được minh thị bằng giấy A4 in màu, có cả hình ảnh và chữ tiếng Việt, dán trên tường theo hình vòng cung.

Khi bước vào phòng ăn, chúng tôi nhất định phải xếp hàng trong trật tự và lần lượt đi qua từng khu vực tương ứng với dụng cụ cần lấy để dùng cho một bữa ăn, lần lượt gồm:

  • Khu thức ăn mẫu (ý nghĩa của khu này là công nhân viên sẽ biết được hôm nay có những món gì và định hình trong đầu trước những lựa chọn của mình trong lúc xếp hàng chờ đợi đến lượt, rất tiết kiệm thời gian, đúng không!?) ;
  • Khu lấy dụng cụ cơ bản: muỗng, đũa, khăn giấy và khay thức ăn (theo lời giới thiệu một cách đầy tự hào của một chị đã làm việc tại Ajinomoto 3 năm là cái khay này là khay quy chuẩn riêng cho căn tin của Ajinomoto vì nó chứa đựng tinh thần chuẩn mực, trung thực và tiết kiệm của người Nhật. Tức là, chỉ khi người lao động đi theo đúng quy trình dùng cơm, đảm bảo đúng số lượng các chén, dĩa, muỗng, ly theo quy định thì không gian trên khay mới vừa vặn cho một bữa ăn/người. Nếu không, khay sẽ có chỗ trống hoặc không còn chỗ để chứa đĩa ă ăn và người lao động phải trả lại phần thức ăn mà mình lấy thừa. Quả là chi li!)
  • Khu lấy thức ăn: theo tiêu chuẩn của… một cái khay thì một bữa ăn gồm 1 món mặn, 1 phần cơm (Có thể chọn 1 tô cơm hoặc 1 chén cơm, tôi nghĩ: nếu chọn tô thiết nghĩ phải nhờ người phía sau chọn chén rồi cả 2 người sẽ chia sẻ 1,5 phần cơm đó với nhau. Như thế thì khay của người lấy tô cơm mới còn chỗ để chọn các món ăn khác.), 1 phần canh, 1 phần rau – củ (xào hoặc luộc), 1 phần chè hoặc 1 phần trái cây (Tùy theo ngày mà thay đổi khẩu phần, ngày tôi đi tham quan thì mọi người được thết đãi bằng chè đậu xanh bột bán, canh khoai mỡ, các món mặn đa dạng từ thịt đến cá). Ngoài ra có thể chọn thêm rau củ quả tươi và gia vị Ajinomoto để ăn kèm sau đó.

Các sản phẩm sản xuất tại nhà máy Ajinomoto Long Thành

Sau khi dùng bữa thì mỗi người tự dọn dẹp phần mình… bày ra vì dường như không có người chuyên trách dọn dẹp căn tin. Đơn giản là mỗi người có ý thức đứng dậy rời đi thì lau những vết lem, đồ ăn rơi vãi trên bàn và xếp ghế lại vị trí cũ. Phần thức ăn không dùng hết sẽ được dồn vào cái tô to nhất mà mình có trong khay của mình (thường là tô canh), các dĩa và chén còn lại trong khay phải sạch sẽ và xếp chồng lên nhau một cách hợp lý nhất. Sau đó sẽ bước đến khu tự hủy (*tạm gọi), gồm 3 thùng Inox có bọc nilon lớn: thùng chứa tăm, thùng chứa đồ ăn thừa, thùng chứa muỗng đũa đã qua sử dụng. Rồi mới giao khay cùng tô chén dĩa còn lại cho bộ phận rửa chén chuyên nghiệp (tôi phải sử dụng từ chuyên nghiệp vì ngay cả rửa chén cũng có… thứ tự quy trình và vị trí được quy định sẵn).

Kim giây vừa chuyển đến thời điểm kết thúc ca ăn cuối cùng vào 12h00, nhà bếp xuống đèn, đóng cửa. Người đến trễ hoặc lề mề tất nhiên không có phần.

12h15. Sau phần hỏi đáp Q&A về các thông tin thường thức như “Vì sao chúng ta phải ăn bột ngọt?”, “Bột ngọt có tốt cho sức khỏe không?”, “Bột ngọt không hẳn nằm trong…gói bột ngọt mà còn tồn tại tự nhiên ở những gia vị hay thực phẩm nào nữa?”,… chúng tôi rời khỏi Nhà máy Ajinomoto Long Thành quay về Tp. HCM qua đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành và hầm Thủ Thiêm. Kết thúc chuyến tham quan đầy thú vị với những thông tin mới mẻ và quý giá.

Cảm ơn bạn Hà My đã cung cấp thông tin về chương trình Fieldtrip và bạn Cát Tường đã có duyên đồng hành cùng chuyến xe.