Cách bảo quản rau củ cho bé an dặm

Mua rau quả nhiều chất dinh dưỡng về để nấu thực đơn ăn dặm cho con nhưng mẹ có biết rằng nếu không biết bảo quản đúng cách, thực phẩm rất nhanh hỏng, mất chất dinh dưỡng và còn gây hại cho sức khỏe.

Các mẹ hãy áp dụng ngay những cách bảo quản rau củ chuẩn nhất dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho con nhé!

Khí ga có tác dụng kích thích rau quả nhanh chín và vì thế cũng nhanh hỏng. Nếu mẹ chưa muốn dùng ngay những món rau quả mới mua về, hãy để chúng cách xa bếp ga.

Rửa các loại rau quả với công thức nước rửa là 10 phấn nước và 1 phần dấm trắng. Cách này không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn cũng như thuốc trừ sâu trên vỏ rau quả mà còn giúp chúng lâu bị hư hỏng, thối rữa.

Rửa rau quả với dấm trắng

Các loại rau củ quả như hành củ, hành lá, rau mùi… thường có mùi hôi khi để trong tủ lạnh và sẽ ảnh hưởng đến mùi vị các loại thực phẩm khác. Để giảm mùi, mẹ chỉ cần đặt 1 hộp bột nở trong tủ lạnh để hấp thụ mùi hôi và độ ẩm.

Những nhóm rau củ khác nhau cần có những cách bảo quản riêng, do nhu cầu về điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Không phải tất cả các loại rau đều nên bảo quản trong tủ lạnh. Chẳng hạn, khoai tây chỉ nên đựng trong túi giấy khô màu tối, để ở nơi thoáng mát. Cà chua không nên để trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ làm chúng sẽ mất mùi và mất luôn chất dinh dưỡng rất nhanh.

Để bảo quản rau củ tươi lâu trong tủ lạnh, trước khi cho vào mẹ hãy cắt bỏ những chỗ bị sâu, úa để tránh lan sang những chỗ khác.

Nước sẽ làm nấm thối, hỏng cực nhanh. Để nấm trong túi giấy sẫm màu trong tủ lạnh hoặc nơi mát mẻ, khô thoáng. Tránh dùng đồ nhựa hoặc thủy tinh để đựng nấm vì những đồ này dễ bị đọng nước trong tủ lạnh.

Khi quả bơ đã được cắt ra, tốt nhất là nên ăn hết cả quả càng sớm càng tốt. Nếu mẹ vẫn muốn giữ lại một nửa, hãy giữ lại cả hạt bơ. Vắt một ít nước chanh lên bề mặt thịt bơ bị cắt để tránh cho màu bơ chuyển sang nâu, dùng giấy bọc đồ tủ lạnh để gói lại và bảo quản trong tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bơ tươi ngon và không bị thâm.

Chuối tiết ra chất khí ethylene giúp chúng có thể chín một cách tự nhiên và đa phần khí này thoát ra từ cuống của quả chuối. Vì thế, để chuối lâu hỏng, hãy cắt từng quả chuối ra khỏi nải (để tránh việc lượng khi ethylene tập trung quá nhiều, kích thích chuối nhanh chín nhanh nẫu) và bịt kín cuống quả chuối bằng giấy bạc hoặc giấy bóng (có thể dùng giấy chuyên bọc đồ tủ lạnh).

Gói từng quả dưa chuột trong giấy ăn/ giấy báo rồi đặt tất cả chỗ dưa chuột đó vào túi nilon, để tủ lạnh. Cách này sẽ giúp dưa chuột tươi ngon, không héo không nhũn trong cả 1 tuần lễ.

Rau thơm, rau xà lách, rau diếp: Những loại rau này cần rửa sạch nhưng phải để cực kì ráo nước, sau đó mới cho vào túi buộc kín, cho thêm một tờ giấy ăn vào túi (để thấm nước) rồi để tủ lạnh, sẽ giữ được tươi rất lâu.

Nên chọn mua cho bé những quả cà chua có chỗ chính hồng có chỗ chín vàng vì những quả như thế này thường chín tự nhiên. Phần cuống cà chua sạch thường cứng hơn. Còn loại chín hồng đều đa số đều có sự tác động.

Cho cà chua vào chỗ tránh ánh nắng mặt trời, trái cà sẽ chín chậm hơn và an toàn hơn.

Chọn đúng nhiệt độ cho tủ lạnh cũng là cách tốt để bảo quản rau củ tươi lâu hơn. Tủ lạnh nên được duy trì 34°-40°F (tương đương với 1°-4°C) khi bảo quản rau quả. Bởi vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4°C, làm hư hỏng các loại thực phẩm. Nếu nhiệt độ quá thấp thì rau củ lại dễ bị đóng băng. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản rau củ trong tủ lạnh là từ 1°- 4°C.

  • CHỦ ĐỀ
  • Ăn dặm
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Mẹ và bé



Rau củ quả là loại thực phẩm không thể thiếu trong buổi ăn dặm cho bé. Tuy nhiên với các mẹ bận rộn thì cần biết cách trữ đông rau cho bé an toàn để dùng dần vừa tiết kiệm thời gian nhưng vẫn rất bổ dưỡng như rau củ tươi. Không chỉ cung cấp nhiều dinh dưỡng, rau củ quả còn rất phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Theo Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh: “Nếu bảo quản đúng thì thức ăn dặm sau khi rã đông vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn cho bé”. Vì thế mẹ phải biết cách trữ rau cho bé một cách nghiêm ngặt, khoa học để bảo quản đồ ăn cho con tốt nhất. Cách chế biến rau củ để trữ đông Trước khi tìm hiểu cách trữ đông rau cho bé, mẹ cũng cần biết cách chế biến các món ăn dặm cho bé đúng cách và hợp quy chuẩn. Nhìn chung cũng không quá phức tạp và rườm rà. Đồ dùng cần thiết khi chế biến và trữ đông rau cho bé ăn dặm Khay/mâm lớn để rau củ Khay/đĩa nhỏ để đồ ăn của bé, 2-3 chén đựng cháo và thực phẩm cho bé Máy xay Dao nhỏ, dao lớn, dao bào Thớt nhựa Rây thực phẩm (lỗ vừa, lỗ lớn) Hộp đựng cháo trắng trữ trong tủ ăn hàng ngày Nồi nấu cháo Hộp/khay đựng thức ăn trữ đông Dụng cụ nghiền trái cây

Giấy note để ghi tên các loại thực phẩm và ngày chế biến

Mẹ nên chuẩn bị các loại khay nhựa, túi zip an toàn để trữ đông rau cho bé Cách chế biến rau củ cho bé ăn dặm Khi chăm sóc con , mẹ có thể chế biến nhiều loại súp theo cách chung như sau: Hầm mía lấy nước luộc rau củ. Với các loại củ (khoai lang, khoai tây, cà chua, mướp, su su, củ cải…) sau khi đã rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành các miếng nhỏ và cho vào nồi nước mía luộc cùng cho ngọt Các loại rau lá xanh như mùng tơi, rau ngót, rửa sạch, xay/nghiền sống Củ quả sau khi đã luộc chín mềm, cho vào xay hoặc rây rồi lược bỏ bớt xác cho mịn

Thành phẩm sau khi để nguội chia phần cho vào hộp (khay) và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh trong vòng 1 tuần.

Mẹ phải biết: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé yêu. Việc sắp xếp bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày khoa học, hợp lý đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của trẻ. Cách trữ đông rau cho bé an toàn Mẹ có thể bảo quản thức ăn của trẻ trong ngăn đá rau quả đã xay đến 2 ngày. Nếu bảo quản tốt trong tủ đá, với các dụng cụ chuyên dụng thì thời gian bảo quản có thể lên đến 2 tháng. Bảo quản bằng khai nhựa Đông lạnh rau đã chế biến cho bé trong các khay nhựa có nhiều ô vuông nhỏ. Mỗi ô vuông nhỏ chứa được một lượng thức ăn vừa phải. Sau đó đựng trong hộp kín; dán nhãn ngày cũng như tên loại rau trên hộp. Bảo quản bằng túi nilon Các mẹ có thể sử dụng khay thức ăn với lớp nylon chuyên dụng, dùng để bọc rau cho bé. Khi thức ăn đã đông, đựng trong hộp kín và dán nhãn ngày cũng như tên thức ăn trên hộp.

Hoặc bảo quản nguyên phần thức ăn trong túi. Khi rã đông, chia nhỏ thành các phần và giữ trong ngăn mát tủ lạnh.

Sau khi rã đông, mẹ cần cho bé ăn ngay để đảm bảo dinh dưỡng Cách rã đông đồ ăn dặm cho bé Mẹ có thể rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh, đun cách thủy hoặc lò vi sóng: Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh: Mẹ lấy những phần ăn trong khay đá ra đĩa ăn của bé, bọc lại và để vào ngăn mát qua đêm. Dùng nước ấm hoặc đun cách thủy: Để túi thức ăn đông lạnh dán kín miệng vào nước ấm, có thể thay nước nếu cần. Khi đã rã đông, chia nhỏ phần thức ăn vào bát, bọc lại và để tủ lạnh cho đến khi sử dụng. Lò vi sóng: Rã đông bằng lò vi sóng trong thời gian quy định. Khuấy và đảo thường xuyên, đảm bảo thức ăn hoàn toàn được rã đông trước khi dùng. Những lưu ý quan trọng Tuy nhiên, để thực hiện cách trữ đông rau cho bé trên, các mẹ cũng cần phải chú ý những điều cực kỳ quan trọng sau: Chú ý dán giấy ngày làm thực phẩm và tên thực phẩm vào từng bao bì: Điều này sẽ hạn chế khả năng quên lãng của các bà mẹ do công việc quá bận rộn. Chỉ sử dụng thức ăn đông trong 1 tuần để có kết quả tốt nhất: Không nên để quá lâu. Dù là phương pháp có tối ưu đến mấy, vẫn chỉ có thể bảo quản thực phẩm được trong khoảng thời gian nhất định. Một khi đã rã đông thì không tiếp tục bảo quản nữa: Không nên tiếp tục làm đông những thực phẩm đã rã đông 1 lần. Không sử dụng những sản phẩm từ thủy tinh để bảo quản ngăn đá:

Dùng thủy tinh sẽ dẫn đến tình trạng nứt chai, lọ và gây nguy hiểm.

Không nên trữ đông lại thực phẩm đã rx đông để đảm bảo an toàn vệ sinh Mẹ cũng cần lưu ý phải thường xuyên vệ sinh tủ lạnh nhằm loại bỏ bớt vi khuẩn trong đó. Nhiệt độ của tủ lạnh phải được duy trì ổn định, hạn chế việc mở ra mở vào liên tục vì sẽ dễ làm hỏng thức ăn.

Với phương pháp trữ đông thức ăn này, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm làm việc và không phải lo lắng khi mỗi lần chuẩn bị đồ ăn từng bữa cho con nữa.

Video liên quan

Chủ đề