Cách bảo vệ tai nghe

Nếu bạn là người yêu thích âm nhạc và dành nhiều thời gian để nghe nhạc. Chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến việc làm thế nào để có thể bảo vệ đôi tai của mình? Học cách nghe nhạc một cách an toàn sẽ giúp đôi tai của bạn khỏe mạnh nhiều hơn.

Nhận biết âm thanh gây hại

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra mất thính giác và tiếng ồn đứng đầu danh sách. Khi mức âm lượng vượt quá 85 decibel (dB), các tế bào lông của tai trong có thể bị tổn thương. Thời gian tiếp xúc an toàn với âm thanh ồn ào này là tám giờ. Đối với mỗi lần âm thanh tăng ba decibel, thời gian nghe an toàn của bạn sẽ giảm đi một nửa. Cụ thể:

  • 94db - âm lượng nghe nhạc trung bình (tai bạn chịu được 1 tiếng/ngày)
  • 105db - âm lượng nghe nhạc cao nhất ở hầu hết thiết bị nghe nhạc cá nhân (tai bạn chịu được 4 phút/ngày)

Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn theo thời gian dài ảnh hưởng đến thính giác của bạn. Bạn có nhiều khả năng bị mất thính giác khi tiếp xúc với các nghề có nguy cơ cao, như xây dựng và sản xuất, cũng như khi bạn tham gia vào các hoạt động ồn ào như hòa nhạc, sự kiện thể thao và đi xe máy. Một trong những rủi ro tiềm ẩn lớn nhất liên quan đến điều mà nhiều người trong chúng ta làm hàng ngày: nghe nhạc qua tai nghe. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thính lực ở thanh niên.

Bạn có đang nghe quá lớn và quá lâu?

Nếu không chú ý, bạn có thể hình thành thói quen nghe nhạc ở âm lượng cao và trong khoảng thời gian dài không được khuyến khích. Khi đeo tai nghe, bạn cần giảm âm lượng nếu:

  • Đặt tai nghe cách bạn 1 cánh tay mà vẫn nghe thấy
  • Nếu người bên cạnh có thể nghe thấy tiếng nhạc của bạn
  • Khi đang nghe nhạc mà phải nói chuyện với người khác và bạn cảm thấy phải nói to hơn bình thường.

Khi đang nghe nhạc mà phải nói chuyện với người khác và bạn cảm thấy phải nói to hơn bình thường.

Bạn nên thay đổi thói quen nghe nhạc và tìm đến chuyên gia y tế để được chẩn đoán nếu gặp các hiện tượng như:

  • Nghe thấy tiếng rung hay tiếng click, cảm giác ù trong tai
  • Gặp khó khăn để nghe ở những nơi đông người
  • Âm thanh bị ù, không rõ
  • Liên tục cảm thấy phải tăng âm lượng.

Áp dụng thói quen nghe nhạc an toàn

Áp dụng thói quen nghe an toàn sẽ giúp ngăn ngừa mất thính lực. Chuyên gia thính học ở San Francisco đã gợi ý một số mẹo khi nghe nhạc qua tai nghe như sau:

1. Giảm âm lượng

Cách hiệu quả nhất để bảo vệ thính giác của bạn khi nghe nhạc là giảm âm lượng. Có vẻ khá cơ bản, phải không? Các chuyên gia khuyên bạn nên đặt mức âm lượng không quá 60% mức tối đa. Nếu âm nhạc phát ra từ tai nghe của bạn đủ lớn để người khác có thể nghe thấy, thì điều đó có thể gây hại cho thính giác của bạn.

2. Đeo tai nghe chống ồn

Tai nghe thường được sử dụng để khử tiếng ồn xung quanh, giúp chúng ta tập trung vào việc chính. Vấn đề là, tiếng ồn môi trường càng lớn, chúng ta càng tăng âm lượng lên cao. Tai nghe khử tiếng ồn sử dụng một công nghệ được gọi là giảm tiếng ồn chủ động; điều này hạn chế tiếng ồn bên ngoài bằng cách tạo ra tín hiệu âm thanh loại bỏ âm thanh nền. Điều này cho phép bạn nghe nhạc ở mức âm lượng thấp hơn và bạn không cần điều chỉnh âm lượng cao hơn khi nghe lâu hơn.

3. Chọn tai nghe chụp thay vì tai nghe nhét trong tai

Chọn tai nghe chụp thay vì tai nghe nhét trong tai

Tai nghe nhét tai đã trở nên cực kỳ phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt là khi điện thoại thông minh trở nên phổ biến. Những thiết bị nhỏ bằng silicon hoặc nhựa này được đặt trực tiếp vào tai thay vì tai nghe đeo qua tai. Đó là một sự khác biệt nhỏ nhưng quan trọng: nguồn âm thanh càng gần màng nhĩ của bạn, bạn càng có nhiều khả năng bị tổn thương thính giác.

4. Áp dụng quy tắc 60/60

Tạm dừng nghe nhạc định kỳ để cho đôi tai của bạn được nghỉ ngơi sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương thính giác lâu dài. Các chuyên gia khuyến nghị “quy tắc 60/60”: nghe nhạc ở 60 phần trăm âm lượng tối đa của thiết bị trong 60 phút mỗi lần và sau đó nghỉ ngơi.

5. Đặt giới hạn âm lượng

Nhiều điện thoại và các thiết bị khác cho phép người dùng điều chỉnh cài đặt nên có giới hạn về âm lượng tối đa. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng của bạn để xem liệu đây có phải là một tùy chọn trên thiết bị nghe của bạn hay không.

Với iOS, bạn có thể kiểm tra an toàn tại nghe (Headphone Safety) trong phần cài đặt. iPhone của bạn có thể tự động giảm tiếng sau 15 phút nếu âm lượng quá lớn và không cho phép bạn tăng lên. Đồng thời, Headphone Safety theo dõi thói quen sử dụng trong một tuần và sẽ thông báo nhắc nhở nếu âm lượng và thời gian sử dụng cao hơn được khuyến nghị.

Điều chỉnh An toàn tai nghe trong Cài đặt (trái) và Theo dõi Mức âm thanh môi trường và mục Nghe trong ứng dụng Sức khỏe (giữa, phải).

Tham khảo từ: Sf Audiology

Tai nghe là 1 trong những vật dụng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ khiến tế bào thần kinh làm việc quá sức, mệt mỏi. Bên cạnh đó việc sử dụng tai nghe nhiều chắc chắn sẽ gây ra những hệ lụy không tốt. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho các bạn những lưu ý khi sử dụng tai nghe để bảo vệ đôi tai mình nhé!

Nên sử dụng tai nghe đúng cách

1. Âm lượng vừa phải

Chỉnh âm lượng vừa phải sẽ giúp tai bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Hầu hết tai nghe đều có thể phát âm thanh tối đa 100dB hoặc cao hơn. Đôi tai của bạn sẽ bị phá hủy nếu nghe âm thanh lớn hơn 100dB liên tục trong 15 phút. Vì vậy để bảo vệ tai, bạn chỉ nên sử dụng mức âm lượng từ 60% trở xuống. Một số ứng dụng nghe nhạc đều hiện ra cảnh báo nếu bạn chỉnh âm lượng vượt mức này.

2. Hạn chế nghe liên tục

Nghe nhạc bằng tai nghe với âm lượng lớn (trên 80dB) trong hơn 1 giờ liên tục cũng ảnh hưởng lớn đến thính lực.

Bạn nên để tai nghỉ ngơi một lúc sau 1 giờ nghe nhạc để bảo vệ tai. Dấu hiệu nhận biết khi tai làm việc quá sức đó là tai có cảm giác ù, mỏi, nhức. Lúc ấy bạn nên dừng việc đeo tai nghe trong một thời gian để tai ổn định lại.

Nên tháo tai nghe và nghỉ ngơi sau 1 giờ

3. Sử dụng headphone

Headphone không phát âm thanh trực tiếp vào màng nhĩ. Điều này sẽ giúp bảo vệ tai tốt hơn, tránh làm tổn thương mãng nhĩ. Đeo headphone giúp cách âm tốt với môi trường bên ngoài, âm thanh cũng sẽ ấm và êm hơn nữa đấy!

4. Tránh đeo tai nghe một bên

Thói quen này xảy ra với rất nhiều người làm việc văn phòng. Đôi khi, vừa muốn nghe nhạc, vừa muốn nghe được mọi người xung quanh nói, chúng ta sẽ đeo tai nghe một bên. Đây lại là một thói quen cực kỳ có hại với thính giác.

Đeo tai nghe một bên khiến âm thanh không được phát huy tối ưu, buộc chúng ta phải chỉnh âm thanh to lên. Điều đó rất dễ gây suy giảm thính lực. Hơn nữa, khi một bên tai phải làm việc, bên còn lại thì không như vậy còn có khả năng khiến thính giác hai bên mất cân bằng. Lâu dần sẽ hình thành tình trạng bệnh điếc 1 bên.

Hiện nay META có bán rất nhiều tai nghe như tai nghe nhét tai, tai nghe Bluetooth, tai nghe headphone, tai nghe có mic... Để xem thêm nhiều sản phẩm hơn nữa hãy truy cập ngay META.vn hoặc gọi theo hotline dưới đây để được đội ngũ tư vấn nhiệt tình nhất!

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Có thể bạn quan tâm:

Gửi bình luận

Xem thêm: tai nghe, tai nghe nhạc, loa nghe nhạc

Chúng ta không phải lúc nào cũng có thể bảo vệ thính lực, nhất là khi cơ thể bị lão hóa và già đi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể chống mất thính lực với nguyên nhân từ tiếng ồn.

Có một số điều đơn giản bạn có thể làm để ngăn tiếng ồn lớn làm tổn hại vĩnh viễn thính giác của bạn, và có thể áp dụng dù bạn ở lứa tuổi nào.

1. Tránh tiếng ồn lớn

Cách tốt nhất để tránh mất thính lực do tiếng ồn là tránh xa các tiếng ồn lớn mỗi khi có thể.

Môi trường tiếng ồn có thể đủ lớn để làm hỏng thính giác của bạn nếu:

  • Bạn phải nói to để nói chuyện với người khác
  • Bạn không thể nghe thấy những gì mọi người gần đó đang nói
  • Âm thanh đang làm đau tai bạn
  • Bạn bị ù tai hoặc khó nghe sau đó

Độ ồn được đo bằng decibel (dB): số càng cao, tiếng ồn càng lớn. Bất kỳ âm thanh nào trên 85dB đều có thể gây hại cho thính giác, đặc biệt là nếu bạn tiếp xúc với nó trong một thời gian dài.

Một số độ lớn âm thanh thường gặp hằng ngày như:

  • Tiếng thì thầm - 30dB
  • Một cuộc hội thoại - 60dB
  • Tiếng ồn giao thông - 70 đến 85dB
  • Tiếng xe máy - 90dB
  • Nghe nhạc với âm lượng cao nhất thông qua tai nghe - 100 đến 110dB
  • Tiếng máy bay cất cánh - 120dB

Bạn có cài đặt ứng dụng điện thoại thông minh để đo mức độ tiếng ồn, nhưng hãy đảm bảo rằng phần mềm thiết lập (hiệu chỉnh) đúng cách để có được kết quả chính xác hơn.

2. Cẩn thận khi nghe nhạc

Nghe nhạc lớn qua tai nghe là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với thính giác của bạn.

Để tránh làm hỏng thính giác, bạn cần:

  • Sử dụng tai nghe hoặc tai nghe có chức năng khử tiếng ồn – không nên  tăng âm lượng lên để che đi tiếng ồn bên ngoài.
  • Tăng âm lượng vừa đủ để bạn có thể nghe nhạc thoải mái, nhưng không nên nghe nhạc lớn hơn 60% âm lượng tối đa - một số thiết bị có cài đặt chế độ bảo vệ tai nghe, bạn có thể sử dụng để tự động giới hạn âm lượng
  • Không sử dụng tai nghe liên tục hơn một giờ mỗi lần – nên để tai nghỉ ngơi ít nhất 5 phút mỗi giờ

Chỉ cần giảm âm lượng xuống một chút cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn về nguy cơ tổn thương thính giác.

3. Bảo vệ thính giác của bạn trong các sự kiện và hoạt động lớn:

Để bảo vệ thính giác trong các hoạt động và sự kiện lớn (như tại các hộp đêm, hợp đồng biểu diễn hoặc các sự kiện thể thao):

Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn (ví dụ như loa phóng thanh)

Cố gắng tránh xa các tiếng ồn mỗi 15 phút

Cho thính giác của bạn khoảng 18 giờ để phục hồi sau khi tiếp xúc với nhiều tiếng ồn

Xem xét việc đeo nút tai - bạn có thể mua nút tai của nhạc sĩ có thể sử dụng lại để giảm âm lượng nhạc.

4. Thận trọng trong công việc:

Nếu bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian làm việc, hãy nói chuyện với bộ phận quản lý hoặc nhân sự (HR) của bạn.

Người chủ lao động của bạn có nghĩa vụ thực hiện các thay đổi để người làm việc hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn - ví dụ: bằng cách:

  • Chuyển sang thiết bị yên tĩnh hơn nếu có thể
  • Đảm bảo bạn không tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài
  • Cung cấp các vật dụng bảo vệ thính giác, chẳng hạn như nút bịt tai hoặc nút tai.

Hãy chắc chắn rằng bạn đeo bất kỳ thiết bị bảo vệ thính giác nếu có.

5. Kiểm tra thính giác của bạn:

Hãy thường xuyên kiểm tra thính lực nếu bạn lo lắng mình đang gặp hiện tượng nghe kém. Khi phát hiện mất thính lực càng sớm thì bạn càng có nhiều cơ hội để can thiệp và bảo vệ sức nghe còn lại.

Bạn cũng có thể muốn xem xét việc kiểm tra thính giác thường xuyên (mỗi năm một lần) nếu bạn có nhiều nguy cơ mất thính lực do tiếng ồn cao hơn - ví dụ: nếu bạn là nhạc sĩ hoặc làm việc trong môi trường ồn ào.

Theo: //www.nhs.uk/live-well/healthy-body/top-10-tips-to-help-protect-your-hearing/

Video liên quan

Chủ đề