Cách cắt chỉ mũi khâu liên tục

Mũi khâu đệm dọc hoàn tất, theo một đường khâu duy nhất, ráp mép cả da và dưới da bằng cách sử dụng một vòng chỉ rộng-sâu (“xa-xa”), tiếp theo là ráp mép biểu bì và lộn ra bằng một vòng chỉ hẹp-nông (“gần-gần”). Ưu điểm chính của loại mũi khâu này là khả năng căn chỉnh và lộn các mép vết thương.

Các mũi khâu đệm (cả dọc và ngang Cách phục hồi vết rách bằng mũi khâu đệm ngang đọc thêm ) thường được sử dụng để đóng vết thương chịu sức căng. Các vòng chỉ được đặt qua bên da đến vết thương (chứ không phải qua vết thương) truyền lực căng từ mép vết thương sang bên da có vòng chỉ. Ngoài ra, để các mũi khâu bắt chéo dưới (chứ không phải trên) vết rách, có thể giúp cho việc lộn mép ra ngoài khi mũi khâu được thắt chặt.

Mũi khâu đệm dọc

Đường chọc kim đầu tiên của kim giống như mũi khâu lớn đơn giản nhưng thay vì thắt nút, thì chọc một chỗ xuyên kim nhỏ hơn lộn trở lại qua vết thương để kết thúc ở bên bắt đầu. Kéo cả hai đầu chỉ để mép vết thương căn chỉnh sát lại (ráp mép). Các điểm A và B phải ở cùng độ sâu, như các điểm C và D; vị trí này dẫn đến mép vết thương sẽ khít theo chiều đứng.

  • Các vết thương có các cạnh khó căn chỉnh hoặc không lộn ra. Những vết thương này có thể bao gồm các vết thương có xu hướng lộn mép, chẳng hạn như vết thương lõm ở vùng da bẹn hoặc sau cổ hoặc da chùng trên lưng của khuỷu tay hoặc bàn tay.

  • Vết thương chịu sức căng vừa phải (nhưng không rõ rệt) (thay vì đóng nhiều lớp)

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Vết rách trên mặt, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, nơi có chống chỉ định khâu sâu mù

Chống chỉ định tương đối

  • Vết thương chịu sức căng rõ rệt

  • Các vết thương có thể bị nhiễm bẩn hoặc tương đối cũ và sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nếu được khâu lại bằng các mũi khâu, chẳng hạn như vết cắn nhỏ ở bàn tay hoặc ở bần chân, vết thương đâm xuyên hoặc vết thương do vật phóng ra với tốc độ cao.

Các vết thương liên quan đến cấu trúc sâu (ví dụ: dây thần kinh, mạch máu, ống dẫn, khớp, gân, xương) có thể cần kỹ thuật chuyên biệt hoặc chuyển đến bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật, cũng như những vết thương bao phủ các vùng rộng hoặc liên quan đến mặt hoặc bàn tay.

  • Nhiễm trùng

  • Sẹo, do lực căng không giảm trên vết rách

  • Đường gạch chéo (đường ray xe lửa) do quai chỉ rộng sâu tì lên mặt da gây ra

  • Các mũi chỉ cắt đứt da, đặc biệt là do quai chỉ hẹp-nông, nhất là khi quai chỉ này được khâu trước quai chỉ rộng-sâu

  • Thiếu máu cục bộ và hoại tử, xảy ra thường xuyên hơn so với các mũi khâu liên tục hoặc mũi khâu rời đơn giản

Kỹ thuật vệ sinh và đóng vết thương không nhất thiết phải là thủ thuật vô trùng. Mặc dù các dụng cụ chạm vào vết thương (ví dụ, kẹp, kim, chỉ) phải được vô trùng, nhưng có thể sử dụng găng tay không vô trùng sạch cũng như nước sạch nhưng không vô trùng cho bệnh nhân có khả năng miễn dịch. Một số bác sĩ phẫu thuật thích găng tay vô trùng vừa vặn hơn và bảo vệ hàng rào tốt hơn.

Thủ thuật sạch, bảo vệ hàng rào

  • Khẩu trang và kính bảo hộ (hoặc tấm che mặt), mũ đội đầu, áo choàng, găng tay

  • Săng mổ, khăn lau vô trùng (để cắt lọc vết thương và khâu lại)

  • Dung dịch khử trùng (ví dụ, chlorhexidine, povidone-iodine) và gạc vô trùng

  • Đôi khi nẹp hoặc các vật liệu khác (để chăm sóc sau thủ thuật, để hạn chế cử động hoặc căng da có thể kéo vào các mũi khâu)

  • Vật liệu dùng để băng vết thương

  • Đặt bệnh nhân ngả lưng hoặc nằm ngửa thoải mái.

  • Điều chỉnh độ cao của cáng sao cho quý vị cảm thấy thoải mái khi ngồi hoặc đứng ở cạnh giường.

  • Nhìn chung, hãy định vị sao cho vết rách gần như song song với đường phía trước cơ thể quý vị.

  • Vết rách phải được chiếu sáng tốt, tốt nhất là có đèn chiếu thủ thuật trên cao.

  • Làm sạch, gây mê, rửa và cắt lọc vết thương khi cần thiết.

  • Đặt một săng mổ có lỗ, vô trùng lên vết thương. Đặt thêm các tấm săng mổ gần đó nếu cần để có một khu vực làm việc đủ rộng và vô trùng.

  • Nhìn chung, khâu mũi đầu tiên ở giữa vết thương. Khâu tất cả các mũi tiếp theo vào giữa mỗi phần vết rách mở, cho đến khi không còn khoảng trống nào.

  • Đẩy kim qua cả hai mép vết thương nếu có thể thực hiện được điều này với ít lực cản. Nếu lực cản là đáng kể, hoặc nếu quý vị đang khâu một mũi trên một không gian tương đối rộng (có thể xảy ra với một vài mũi khâu đầu tiên), hãy rút kim ra qua tâm của vết rách sau khi chọc kim qua mép vết thương thứ nhất; sau đó lắp lại kim vào kìm kẹp kim và tiếp tục khâu ở chỗ xuyên kim thứ hai, đưa kim ngang qua phía đối diện của vết thương.

  • Đảo ngược hướng của kim ở kìm kẹp kim.

  • Đường chọc kim thứ hai (chỗ xuyên kim hẹp-nông) được khâu gần mép vết thương hơn và bắt đầu ở cùng phía của vết rách với vị trí kim đâm ra của đường chọc kim đầu tiên. Sử dụng kẹp khi cần thiết để duy trì độ lộn của mép vết thương. Ở đường chọc kim này, không giống như các mũi khâu rời đơn giản, chiều rộng của chỗ xuyên kim không cần phải lớn hơn ở phần sâu nhất của vết thương so với ở phần bề mặt.

  • Buộc kín mũi khâu.

Mũi khâu đệm dọc

Đường chọc kim đầu tiên của kim giống như mũi khâu lớn đơn giản nhưng thay vì thắt nút, thì chọc một chỗ xuyên kim nhỏ hơn lộn trở lại qua vết thương để kết thúc ở bên bắt đầu. Kéo cả hai đầu chỉ để mép vết thương căn chỉnh sát lại (ráp mép). Các điểm A và B phải ở cùng độ sâu, như các điểm C và D; vị trí này dẫn đến mép vết thương sẽ khít theo chiều đứng.

  • Nẹp các khớp có các cử động gây căng vết thương (ví dụ: nẹp khuỷu tay để điều trị vết rách ở phần lưng khuỷu tay).

  • Hướng dẫn bệnh nhân giữ cho băng khô, đúng vị trí và quay lại sau 2 ngày để kiểm tra vết thương.

  • Hướng dẫn bệnh nhân quay trở lại nếu có dấu hiệu nhiễm trùng (ví dụ: đau tăng, sưng, đỏ, sốt, các vệt đỏ lan rộng ở đầu gần giống [bệnh viêm hạch bạch huyết nhiễm trùng]).

  • Hướng dẫn bệnh nhân khi nào quay lại để cắt chỉ, thường dựa trên vị trí vết thương: 3 đến 5 ngày đối với mặt, 6 đến 10 ngày đối với da đầu và thân, 10 đến 14 ngày đối với tay và chân và 14 ngày cho các vết thương trên khớp. Cắt chỉ sớm có nguy cơ làm vết thương bị bong ra; tuy nhiên, để giảm sẹo và đường gạch chéo của các mũi khâu trên mặt, một nửa đường khâu (tức là mọi mũi khâu khác) có thể được loại bỏ vào ngày thứ 3 và phần còn lại được loại bỏ vào ngày thứ 5.

  • Trong quá trình chuẩn bị vết thương trước khi làm thủ thuật, hãy kiểm tra thật kỹ vết thương để tránh mắc phải lỗi thường xuyên mắc phải là không ghi nhận các tổn thương liên quan của các mô lân cận, dị vật, vết xuyên thấu vào khoang cơ thể

  • Tránh khâu các mũi quá chặt và sử dụng dao đốt một cách tiết kiệm vì cả hai đều có thể gây thiếu máu cục bộ ở mô.

  • Một số bác sĩ phẫu thuật thích tạo vòng chỉ hẹp-nông trước, điều này giúp tiết kiệm thời gian bằng cách tạo điều kiện cho việc khâu vòng chỉ rộng-sâu. Tuy nhiên, khâu theo truyền thống vòng chỉ rộng-sâu trước tạo điều kiện cho việc khâu vòng chỉ hẹp-nông chính xác hơn (giúp căn chỉnh mép vết thương đồng đều hơn) và cũng ngăn ngừa tình trạng rách da có thể xảy ra khi kéo lên trên vòng chỉ hẹp để bắt đầu chỗ xuyên kim.