Trung tâm bảo hiểm xã hội dĩ an bình dương năm 2024

Để nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, người lao động đang sinh sống tại Bình Dương phải đến đâu? Sau đây là thông tin chi tiết các địa chỉ làm thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bình Dương.

1. Nơi lãnh bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Bình Dương ở đâu?

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động có thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kì trung tâm dịch vụ việc làm nào mà người đó muốn nhận. Do đó, người lao động có thể tùy chọn nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp miễn sao thuận lợi cho bản thân trong việc làm thủ tục hưởng và thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hằng tháng sau này.

Tại Bình Dương, người lao động có thể đến nộp hồ sơ lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại một trong các địa chỉ sau:

Trụ sở chính Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương

Địa chỉ: 369 Đại Lộ Bình Dương, Khu phố Hòa Lân, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương.

Số điện thoại: (0274) 3.899.019 - 3.822.870

Email: [email protected]

Website: http://vieclambinhduong.vn/

Facebook: www.facebook.com/trungtamdvvlbd

Chi nhánh tại Dĩ An của Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương

Địa chỉ: Số 10 Ngô Văn Sở, Khu phố Bình Minh 2, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Số điện thoại: (0274) 3.775.458

Website: http://vieclambinhduong.vn/

Chi nhánh Tân Định của Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương

Địa chỉ: Đại Lộ Bình Dương, Khu Phố 2, phường Tân Định, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương (gần khu du lịch Đại Nam).

Số điện thoại: (0274) 3.857.679

Website: http://vieclambinhduong.vn/

Chi nhánh Tân Uyên của Trung tâm dịch vụ việc làm Bình Dương

Địa chỉ: Đường ĐH 421, tổ 4, Khu phố 4, phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Số điện thoại: (0274) 3.642.414

2. Thời hạn nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp bao lâu?

Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013 đã quy định cụ thể thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp 1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Theo đó, người lao động sau khi nghỉ việc sẽ có 03 tháng để nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi mà mình muốn hưởng.

Nếu để quá thời hạn trên, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trả lại hồ sơ. Người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ có thể chờ đợi đến lần hưởng sau khi có đủ điều kiện.

Nói cách khác, người lao động phải trở lại làm việc, đóng bảo hiểm thất nghiệp rồi nghỉ việc thì mới được lãnh trọn thời gian đóng bảo hiểm đã bị bỏ lỡ.

3. Hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

1 - Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2 - Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động:

  • Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc.
  • Quyết định thôi việc.
  • Quyết định sa thải.
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
  • Thông báo/thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Xác nhận của doanh nghiệp với các nội dung về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã…

3 - Sổ bảo hiểm xã hội.

Sổ bảo hiểm xã hội nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm phải là sổ đã được doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội cùng xác nhận về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi nghỉ việc.

BHXH tỉnh đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh phối hợp để có biện pháp ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân đang có hành vi mạo danh cơ quan Nhà nước, có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định:

Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.Bổ sung
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, người lao động có thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kì trung tâm dịch vụ việc làm nào mà người đó muốn nhận. Do đó, người lao động có thể tùy chọn nơi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp miễn sao thuận lợi cho bản thân trong việc làm thủ tục hưởng và thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hằng tháng sau này.

Tại Bình Dương, người lao động có thể đến lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại một trong các địa chỉ sau:

- Trụ Sở Chính: 369 Đại Lộ Bình Dương, KP.Hòa Lân, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương

Số Điện Thoại : (0274) 3.899.019

- Chi Nhánh Dĩ An: 10 Ngô Văn Sở, KP.Bình Minh 2, Dĩ An, Bình Dương.

Số Điện Thoại : (0274) 3.775.458

- Chi Nhánh Tân Định: Đại Lộ Bình Dương, KP 2, Tân Định, Bến Cát, Bình Dương (gần khu du lịch Đại Nam).

Số Điện Thoại : (0274) 3.857.679

- Chi Nhánh Tân Uyên: ĐH421, tổ 4, khu phố 4, Uyên Hưng, Tân Uyên, Bình Dương

Số Điện Thoại : (0274) 3.642.414

Trường hợp người lao động sống ở Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương thì có thể đến chi Nhánh gần nhất để lãnh bảo hiểm thất nghiệp là Chi nhánh Dĩ An. Có địa chỉ là: 10 Ngô Văn Sở, KP.Bình Minh 2, Dĩ An, Bình Dương.

Trung tâm bảo hiểm xã hội dĩ an bình dương năm 2024

Nơi lãnh bảo hiểm thất nghiệp Bình Dương là ở đâu?

Người lao động có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

Căn cứ tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là:

- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau đây:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

- Người lao động theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

Theo đó, nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì thuộc trường hợp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.