Cách chăm sóc người bị ung thư gan

Trong số các bệnh ung thư ngày nay thì bệnh ung thư gan có tỉ lệ mắc đứng thứ 6 nhưng tỉ lệ tử vong lại rất cao, đứng thứ 2 chỉ sau ung thư phổi. Vậy thế nào là bệnh ung thư gan?


Bệnh ung thư gan là gì?
Bệnh ung thư gan là hiện tượng ung thư tại các tế bào gan. Bệnh chia thành hai loại, bao gồm:
• Ung thư tế bào gan nguyên phát: Ung thư tế bào gan nguyên phát (HCC) là hiện tượng ung thư bắt đầu xảy ra từ các tế bào gan. Bệnh chiếm 80% tổng số ca mắc ung thư gan với tỉ lệ mắc ở nam cao gấp hai lần nữ và hay gặp ở người trên 50 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác nhưng xơ gan, siêu virus viêm gan được cho là những yếu tố nguy cơ gây nên ung thư gan.

• Ung thư di căn gan: Khác với ung thư tế bào gan nguyên phát, ung tư di căn gan là hiện tượng ung thư xuất phát từ tế bào của các bộ phận khác rồi lan đến gan. Tùy theo cơ quan nào di căn đến gan mà sẽ gọi tên bệnh theo đó, chẳng hạn ung thư gan do phổi di căn thì gọi là ung thư gan thứ phát do di căn từ ung thư phổi. Các bệnh ung thư có thể di căn tới gan bao gồm: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa…
• Bên cạnh công tác điều trị (Phẫu thuật, hóa chất, nút mạch…) thì vấn đề chăm sóc và dinh dưỡng góp một phần rất quan trọng trong công tác điều trị.

I. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối
1. Thực phẩm giàu protein :
+ Bệnh nhân bị xơ gan và ung thư gan nên có chế độ dinh dưỡng giàu protein, với khoảng 1.2g protein / kg trọng lượng cơ thể.tốt nhất nên sử dụng lượng protein này từ nguồn gốc thực vật để hạn chế hấp thu chất béo và cholesterol từ động vật.
+ Một số loại thực vật chứa protein cao gồm có : súp lơ xanh, ngô ngọt, khoai tây, đậu lăng, măng tây, đậu hà lan, củ cải trắng, đậu bắp… và đặc biệt là các loại nấm.
2.Thực phẩm giàu axit amin :
+ Axit amin rất có lợi cho bệnh nhân ung thư gan vì giúp khôi phục khối lượng nạc của cơ thể, cải tạo trao đổi chất, kích thích quá trình tái tạo gan.
+ Các loại thực phẩm giàu axit amin như : ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt, các loại tảo biển, sữa, trứng, cá…
3.Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất :
+ Cơ thể bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối thường thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất như : vitamin A, B, C và E.
+ Các loại thực phẩm có hàm lượng Vitamin A, B, C và E cao như : các loại rau ăn lá, các loại củ : cà rốt, khoai tây, trái cây và các loại hạt.
4. Thực phẩm chứa Magie và Trytophan:
+ Magie và trytophan là các nguyên tố vi lượng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, sợ hãi và trầm cảm, qua đó hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị ung thư gan giai đoạn cuối.
+ Một số thực phẩm giàu Magie là : hoa quả khô, gạo lức, lúa mì, vừng, hẹ, rong biển…
+ Một số thực phẩm giàu tryptophan gồm có thịt gà, sữa, thịt bò, chuối tiêu….
II. Ung thư gan kiêng ăn gì
+ Bệnh nhân ung thư gan nói chung và ung thư gan giai đoạn cuối nói riêng không nên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ động vật. Nếu cần sử dụng trong nấu nướng nên thay thế bằng dầu thực vật.
+ Cần hạn chế những loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao như nội tạng động vật, lòng trắng trứng.
+ Kiêng thực phẩm giàu chất béo như: khoai tây chiên, thức ăn nhanh vì chúng tạo thêm gánh nặng cho gan trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
+ Không ăn thực phẩm có hàm lượng muối cao vì sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ung thư gan và gây tích tụ dịch trong gan của bệnh nhân.
+ Tuyệt đối không tiêu thụ thức uống có cồn vì chúng khiến gan phải làm việc rất căng thẳng.
III. Chế độ vận động
– Vận động nhẹ nhàng.
– Luyện tập thể dục vừa sức để tăng cường sức khỏe.
IV. Vệ sinh
– Vệ sinh các nhân sạch sẽ: Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
– Vệ sinh chân sonde dạ dày và chân canuyn hằng ngày ( nếu có).
V. Tái khám trước khi có dấu hiệu
– Sốt cao, đau nhiều, khó thở, nôn nhiều… hay bất cứ dấu hiệu sức khỏe bất thường khác.
VI. Bệnh nhân uống thuốc theo đơn và tái khám đúng hẹn
Nếu có gì bất thường xin vui lòng liên hệ bác sỹ điều trị để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.

Cập nhật: 28/10/2021 17:53 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan là việc làm rất cần thiết để giúp kéo dài sự sống cho người bệnh. Bên cạnh đó, cần phải kết hợp với sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của người nhà để tiếp thêm sức mạnh cho bệnh nhân. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây.

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan tại nhà

1.1. Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư gan có suy nghĩ tích cực

Với bệnh nhân ung thư thì yếu tố tinh thần phải ưu tiên hàng đầu, điều đó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều trị bệnh. Thường khi biết mình mắc ung thư thì tâm lý người bệnh vô cùng hoang mang, chán nản, lo lắng và tuyệt vọng.

Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư gan

Bởi vậy, lúc này bệnh nhân thường sẽ muốn buông xuôi tất cả, và đón nhận cái chết bất cứ khi nào. Người thân lúc này rất quan trọng, sẽ ở cạnh bên quan tâm, chia sẻ để giúp họ có suy nghĩ tích cực hơn. Đồng thời còn là điểm tựa và bờ vai vững chắc để họ có động lực chiến đấu với bệnh tật hơn nữa.

Khi tinh thần tốt sẽ giúp cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của họ hoạt động tốt hơn. Người bệnh vừa có thể kéo dài thời gian sống đồng thời chống lại được những bệnh lý khác. 

Ngoài cải thiện tinh thần cho bệnh nhân thì bạn cần phải chú ý đến việc động viên họ luyện tập thể thao. Một số bài tập như đi bộ hay vận động tay chân nhẹ nhàng. Kể cả những người bị ung thư gan giai đoạn cuối vẫn có thể kéo dài sự sống nếu áp dụng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học, nhất là thực hiện theo chỉ dẫn của các chuyên gia và bác sĩ.

1.2. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng hàng ngày

Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan không thể thiếu việc chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên họ thường gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống như ăn không ngon, chán ăn và buồn nôn...

Bên cạnh đó thì người bệnh có thể trạng yếu khiến cho khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng kém so với người bình thường. Bởi vậy, người bệnh cần phải chú trọng bổ sung nhóm dinh dưỡng đa dạng. Nhất là nhóm thực phẩm hoa quả, rau xanh, và ngũ cốc.

Bên cạnh đó thì bạn có thể bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể từ các loại thực phẩm khác như sữa chua, nước ép trái cây.... phù hợp với bệnh nhân ung thư gan.

1.3. Làm giảm những cơn đau cho bệnh ung thư gan

Khi thực hiện chăm sóc bệnh nhân ung thư gan thì bạn nên biết rằng, người bệnh có thể đối mặt với những cơn đau là do khối u phát triển kích thước gây xâm lấn và chèn ép các cơ quan trong cơ thể. Bởi vậy để giúp bệnh nhân giảm bớt sự đau đớn thì hãy cho sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ với các phương pháp điều trị. 

Bên cạnh đó, người nhà bệnh nhân có thể xoa dịu nỗi đau cho bệnh nhân bằng cách xem một bộ phim hay với một câu chuyện. Dù bệnh nhân ung thư dù ở giai đoạn này thì cũng cần phải chú trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bởi vậy khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan thì không thể thiếu việc làm giảm đau cho người bệnh.

1.4. Tạo môi trường sống lành mạnh cho bệnh nhân

Với bệnh nhân ung thư gan thì cách chăm sóc và tạo môi trường sống lành mạnh là cực kỳ cần thiết. Hãy tạo dựng môi trường sống trong lành giúp người bệnh tránh xa những tác nhân gây nguy hại từ bên ngoài bao gồm sự ô nhiễm từ không khí và khói bụi. Với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thì cơ thể người bệnh rất yếu để chống chọi với bệnh tật.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh tốt cho bệnh nhân ung thư gan

Bởi vậy việc làm cần thiết là tạo dựng môi trường sống trong lành để cải thiện sức đề kháng. Chú ý không để bệnh nhân bị cảm lạnh hay dính nước mưa, đó là những yếu tố ảnh hưởng không tốt với người bệnh.

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan tại bệnh viện

Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan tại bệnh viện sẽ do Điều dưỡng viên thực hiện. Ngoài những việc chăm sóc chuyên môn dành cho bệnh nguy hiểm này thì họ còn thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể, Điều dưỡng viên sẽ phối hợp bác sĩ thực hiện công việc sau:

2.1. Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân ung thư gan

Với những dữ liệu thu thập trong quá trình thăm hỏi và khám bệnh nhân. Việc thực hiện chẩn đoán chăm sóc người bệnh ung thư gan bao gồm:

- Người bệnh bị gầy sút do chán ăn, ăn kém.

- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa khiến cổ trướng

- Nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân

- Người bệnh không tự vệ sinh được do yếu, mệt.

2.2. Cách chăm sóc bệnh ung thư gan an toàn

- Đảm bảo dinh dưỡng và vấn đề vệ sinh cho người bệnh

- Giảm đau vùng hạ sườn phải.

- Làm giảm cổ trướng cho người bệnh.

- Phát hiện sớm và xử trí khi có biến chứng.

2.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc cho người bệnh:

2.3.1. Giảm đau:

- Với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sẽ bị đau rất nhiều nên phải giúp đỡ và thông cảm với người bệnh.

- Một số biện pháp giảm đau theo y lệnh của bác sĩ:

+ Thuốc giảm đau thông thường cho bệnh nhân giai đoạn đầu: Atropin Sunfat, Visceralgin...

+ Bệnh nhân giai đoạn cuối dùng thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng mà phải dùng Morphin.

- Chườm nóng vùng hạ sườn phải.

2.3.2. Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân

- Chế độ dinh dưỡng ăn nhẹ, dễ tiêu.

- Để bệnh nhân ăn theo sở thích, tránh xa bia rượu.

- Động viên người bệnh ăn uống, trường hợp không ăn được thì cho bệnh nhân ăn bằng đường tĩnh mạch.

- Tăng cường đạm, đường, hạn chế mỡ cho bệnh nhân

2.3.3. Làm giảm cổ trướng:

- Người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại.

- Thực hiện chế độ ăn nhạt hoàn toàn, hạn chế dầu mỡ

- Đo lượng nước tiểu 24h.

- Chuẩn bị thuốc cho bệnh nhân, phối hợp với bác sĩ chọc hút dịch màng bụng đảm bảo môi trường vô khuẩn

- Đo số lượng và quan sát màu sắc của dịch.

- Với bệnh nhân có chỉ định soi ổ bụng hoặc siêu âm, thì cần phải chuẩn bị chu đáo, tiến hành phụ giúp khi có yêu cầu.

2.3.4. Đảm bảo vệ sinh cho người bệnh:

- Vệ sinh răng miệng, vệ sinh toàn thân, thay đồ cho người bệnh hàng ngày.

2.3.5. Theo dõi phát hiện sớm và xử trí khi có biến chứng:

- Sốc do bị vỡ ổ ung thư trong ổ bụng.

+ Đo mạch, nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp 30 phút/lần, báo cho bác sỹ nếu có bất thường.

+ Người bệnh cần được nằm nghỉ tuyệt đối tại giường.

+ Thực hiện khẩn trương y lệnh: xét nghiệm, truyền dịch, truyền máu.

- Hôn mê gan:

+ Đảm bảo thông khí: Tránh tai biến thở oxy, tụt lưỡi, sặc, hút đờm rãi. 

+ Theo dõi trạng thái bệnh nhân về tinh thần, ý thức, có thể sẽ giãy giụa, vật vã, mê sảng, la hét. Còn nếu bệnh nhân bị hôn mê không giãy giụa la hét nữa mà nằm yên.

+ Thực hiện theo y lệnh bác sĩ để điều chỉnh nước và điện giải khẩn trương.

+ Chống nhiễm khuẩn đường ruột theo chỉ định.

- Vỡ tĩnh mạch thực quản do xơ gan gây xuất huyết tiêu hoá:

+ Bệnh nhân nôn ra máu tươi ồ ạt.

+ Trụy mạch

+ Đại tiện phân đen.

+ Tử vong nhanh.

- Suy kiệt: dẫn đến tử vong.

3. Điều dưỡng viên chăm sóc cho bệnh nhân ung thư gan

Như vậy, bạn đã nắm được thông tin về việc lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân ung thư gan. Nếu yêu thích ngành Điều dưỡng thì bạn phải trải qua thời gian đào tạo từ 3-4 năm tùy theo chương trình học.

Điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân ung thư gan

Để đăng ký, bạn có thể lựa chọn Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Đây là địa chỉ đào tạo ngành sức khỏe uy tín hàng đầu trên cả nước, với 4 ngành chính là:

  • Cao đẳng Dược
  • Cao đẳng Điều dưỡng
  • Cao đẳng Kỹ thuật Phục Hồi Chức Năng
  • Trung Cấp Y sĩ Y học cổ truyền

Với hình thức xét tuyển bằng học bạ thì các bạn sĩ tử hoàn toàn có thể hiện thực hóa ước mơ của mình để trở thành Điều dưỡng viên trong tương lai.

Thông tin về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật thông tin khác nhé. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ đề