Cách chứng sâm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Cao Thanh Tâm - Bác sĩ Nội tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy vai trò của nhân sâm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hỗ trợ việc kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về việc sử dụng sâm cho người bị cao huyết áp và gây lo ngại cho người bệnh.

Cao huyết áp (tăng huyết áp) là tình trạng bệnh lý xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm và được xem như “kẻ giết người thầm lặng” khi toàn bộ quá trình tiến triển của bệnh có thể xảy ra âm thầm mà không đi kèm với bất cứ triệu chứng nào cho đến khi thành mạch bị tổn thương do chịu áp lực lớn kéo dài dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Đo huyết áp thường xuyên là biện pháp hiệu quả để kiểm soát và phòng ngừa tăng huyết áp. Nếu huyết áp có biểu hiện tăng cao bất thường trong nhiều ngày, người bệnh cần đến các cơ sở y tế kiểm tra, phát hiện tăng huyết áp để có hướng điều trị thích hợp phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Một số dấu hiệu nhận diện tăng huyết áp gồm có:

Ngoài ra, nếu trong gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp thì cần tiến hành kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Nhân sâm từ lâu đã được y học xem như bài thuốc quý có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Những nghiên cứu về tác dụng của nhân sâm đã được tiến hành từ rất lâu và chỉ ra chúng có một số tác dụng như sau:

  • Có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ: Hiệu quả trong việc điều trị viêm, cải thiện sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa.
  • Cải thiện sự tập trung, tăng cường tuần hoàn não.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, tăng cường khả năng sinh lý đối với nam giới
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, có tác dụng rất tốt với những người thể trạng gầy gò, hay ốm vặt.
  • Nhiều nghiên cứu còn chứng minh nhân sâm còn có tác dụng ngăn chặn sự nhân lên bất thường của các tế bào qua đó hiệu quả trong phòng chống ung thư.
  • Sử dụng một chút nhân sâm vào mỗi sáng có thể giúp bạn tràn đầy năng lượng để hướng đến một ngày làm việc hiệu quả
  • Hỗ trợ điều trị rất tốt cho những bệnh nhân mắc đái tháo đường thông qua cơ chế kích thích tế bào tuyến tụy tăng cường khả năng sản xuất insulin góp phần cân bằng lượng đường trong máu.

Tuy rằng có rất nhiều công dụng nhưng nhân sâm thường không được khuyến khích sử dụng cho người mắc tăng huyết áp. Nguyên nhân là bởi một số tác dụng phụ của nhân sâm có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thậm chí còn có thể đẩy huyết áp lên mức cao hơn.

Cách chứng sâm

Nhân sâm không được khuyến khích dành cho người huyết áp cao

Một trong những cách hiệu quả nhất trong điều trị bệnh tăng huyết áp đó là đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là một số chế độ ăn dành cho bệnh nhân tăng huyết áp thường được khuyến cáo:

  • Ăn nhiều rau, hạn chế thịt: Một chế độ ăn chứa nhiều rau, củ, quả và các chất xơ rất tốt cho tim mạch. Nguồn đạm cho cơ thể có thể được bổ sung từ cá, đậu phụ,... thay vì các loại thịt. Huyết áp sẽ ổn định nếu bạn thường xuyên áp dụng chế độ ăn này
  • Giảm hàm lượng natri: Những người tăng huyết áp hoặc mắc các bệnh tim mạch cần duy trì lượng natri hàng ngày trong khoảng từ 1.500 miligam đến 2.300 miligam. Cách tốt nhất để giảm hàm lượng natri là chế biến thực phẩm tươi sạch, hạn chế ăn đồ ăn sẵn, các loại đồ ăn nhanh hay thực phẩm được chế biến tại các nhà hàng.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt: Bánh kẹo hoặc các loại nước giải khát chứa nhiều đường có thể khiến huyết áp tăng cao và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của tăng huyết áp. Nên ăn nhiều hoa quả và trái cây vì đó là các thực phẩm bổ sung đường rất tốt. Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy socola đen có thể giúp làm giảm huyết áp.

Ngoài một chế độ ăn hợp lý, việc thường xuyên tập thể dục, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giữ tình thần thoải mái, giảm căng thẳng mệt mỏi và hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... cũng là những cách hiệu quả giúp bạn kiểm soát chỉ số huyết áp của mình.

Cách chứng sâm

Ăn nhiều rau xanh tốt cho bệnh cao huyết áp

Việc điều trị tăng huyết áp cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý điều trị hoặc dùng sai thuốc sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp bao gồm:

  • Thuốc ức chế beta (hay còn gọi là thuốc chẹn beta, beta blocker) giúp giảm nhịp tim qua đó giảm lượng máu qua động mạnh giúp hạn chế áp lực của máu lên thành mạch. Ngoài ra nó cũng kìm hãm sự sản sinh một số hormone có thể làm tăng huyết áp
  • Các loại thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu giúp thận tăng khả năng loại bỏ lượng natri dư thừa khỏi cơ thể, giúp giảm huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Angiotensin có tác dụng co mạch vì thế thuốc ức chế angiotensin có tác dụng giúp thành mạch giãn nở qua đó giảm áp lực của máu lên thành mạch, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB). ARB giúp ngăn chặn mối liên kết giữa angiotensin với các thụ thể, làm vô hiệu hóa tác dụng của chúng.
  • Thuốc ức chế kênh canxi: Trong một số trường hợp, canxi có thể xâm nhập vào cơ tim làm tăng nhịp tim qua đó tăng huyết áp. Thuốc ức chế kênh canxi có thể ngăn chặn điều đó, giúp điều hòa nhịp tim. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng làm giãn mạch, giảm áp lực lên thành mạch.
  • Thuốc chủ vận alpha-2: Cơ chế của loại thuốc này là ức chế các xung thần kinh có nhiệm vụ làm co mạch, giúp thành mạch giãn nở, giảm áp lực.

Ngoài dùng thuốc, để ổn định chỉ số huyết áp bạn vẫn cần áp dụng các chế độ ăn uống cũng như luyện tập hợp lý.

Cách chứng sâm

Duy trì tập thể dục thường xuyên giảm nguy cơ tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm, một “kẻ giết người thầm lặng”, điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài, cần sự kiên trì của người bệnh. Nếu bạn chưa có triệu chứng của bệnh, đừng chủ quan mà hãy thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp.
  • Duy trì chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
  • Đến các cơ sở y tế để được tư vấn trong trường hợp phát hiện huyết áp tăng cao bất thường trong một thời gian dài.

Nhân sâm có thể rất tốt, tuy nhiên chúng không được khuyến khích cho bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, bởi chúng có thể xảy ra các tác dụng phụ làm bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

Tăng huyết áp là căn bệnh có diễn biến thầm lặng, ít có triệu chứng nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh sẽ giúp việc điều trị bệnh đơn giản hơn.

Hiện nay, Vinmec có các Gói khám Tăng huyết áp cơ bảnGói khám Tăng huyết áp nâng cao dành cho nhiều đối tượng sử dụng. Với i đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân. Vinmec tự tin về dịch vụ khám sàng lọc bệnh lý tăng huyết áp bởi:

  • Với 90% có trình độ trên đại học, 20% là GS, PGS, gần 30% là tiến sĩ, mang đến hiệu quả cao trong điều trị khám chữa bệnh.
  • Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
  • Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

Làm thế nào biết chính xác có bị huyết áp cao không?

Thuốc điều trị tăng huyết áp, vì sao phải uống lâu dài?

XEM THÊM:

Có nhiều đối tượng phải kiêng dùng nhân sâm mặc dù nhân sâm có mặt tốt là loại thuốc có giá trị. Mười đối tượng sau đây cần kiêng dùng nhân sâm.

Nhân sâm là một trong những thượng dược đã được sử dụng từ xa xưa. Nhân sâm có rất nhiều tác dụng trong việc thăng dương ích khí. Tuy nhiên, việc dùng nhân sâm không được tùy tiện. Bởi vì nhân sâm tuy là thảo dược bổ nhưng thuốc hay nhiều khi lại là độc nếu không dùng đúng cách, đúng người.

Dưới đây là 10 đối tượng không nên dùng nhân sâm, trường hợp không nên dùng nhân sâm.

Khi bị cảm mạo đều có triệu chứng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong, tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu để trừ ngoại tà.

Nhân sâm bổ khí có thể làm cho ngoại tà lưu trệ trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng tới hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình.

Cho nên người đang uống nhân sâm, nếu bị cảm mạo nên dừng uống.

Cách chứng sâm

Nhân sâm là vị thuốc quý nhưng nhiều đối tượng không được dùng

Viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật xuất hiện sốt, đau hạ sườn phải, đau bụng, vàng da đều là gan mật bị thấp nhiệt làm khí không lưu thông thanh thoát được.

Nếu uống nhân sâm lại trợ thấp sinh nhiệt làm cho khí trệ uất kết, chứng bệnh sẽ nặng thêm.

Bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ, trị liệu cần tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, thanh trường.

Nếu dùng nhân sâm bệnh sẽ nặng thêm.

Bị viêm loét, dịch ra quá nhiều, đông y gọi là khí trệ, vị hỏa gây đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị phải lý khí hòa vị, lương huyết, chỉ huyết.

Nhân sâm bổ khí càng làm khí thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm giảm xuất huyết và hết đau.

Cách chứng sâm

Người bị các bệnh viêm, xung huyết tuyêt đối không dùng nhân sâm

Những người này thường ho có đờm lẫn máu, sốt nhẹ, đông y gọi là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết.

Nhân sâm làm thương âm, động hỏa, càng làm tình trạng  ra máu nặng thêm khi bị các bệnh lao phổi, giãn phế quản, cho nên không nên dùng nhân sâm.

Đông y coi đó là can dương vượng, can hỏa bốc lên gây váng đầu, mắt đỏ, tai ù, buồn nôn hoặc nôn. Trị liệu cần bình can, tiềm dương, thanh tiết can hỏa.

Nhân sâm có 2 tác dụng đối với huyết áp:

  • Với liều lượng nhỏ (liều lượng thấp) sẽ làm tăng huyết áp.
  • Với liều lượng lớn( liều cao) sẽ làm hạ huyết áp.

Nhưng nói về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm chứng can dương vượng, can hỏa bốc. Hơn nữa, liều lượng khó nắm vững cho nên người bị bệnh tăng huyết áp không nên dùng nhân sâm (nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc).

Cách chứng sâm

Người có bệnh tăng huyết áp không được dùng nhân sâm

Phần lớn là gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư nhiều, thủy không dưỡng hỏa.

Nhân sâm có tác dụng như một nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố. Những người bị di tinh, xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích về tình dục dùng nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng này.

Người bị bệnh tự miễn như bệnh Luput ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì… không nên dùng nhân sâm, vì dùng bệnh sẽ nặng thêm.

Nếu uống nhân sâm, thành phần nhân sâm có thể qua tuần hoàn huyết dịch sang thai nhi rất không lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.

Cách chứng sâm

Nhân sâm không thích hợp cho phụ nữ mang thai

Cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ trong thời kỳ sinh trưởng) âm thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên dùng nhân sâm dể làm bổ dương khí của chúng.

Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục, đó là điều nên tránh đối với trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm càng cần tránh dùng nhân sâm, kể cả thanh niên, nếu  dùng cần cân nhắc kỹ./.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/