Cách để hát hay như ca sĩ là ai?

Không phải ai sinh ra cũng có giọng hát hay, cho dù là ca sĩ chuyên nghiệp thì cũng phải nỗ lực luyện tập và duy trì giọng của mình được trầm ấm, cao và tràn đầy nội lực. Có rất nhiều cách hát hay mà bạn có thể luyện tập tại nhà giúp cải thiện và duy trì giọng hát của mình. Cùng Loadidong.vn xem bài viết dưới đây để nắm rõ hơn.

Các cách hát hay luyện tập tại nhà

Khởi động trước khi hát

Với cách luyện tập hát hay này sẽ giúp bạn cải thiện chất giọng của mình, giúp giọng hát của bạn trở nên khỏe và truyền cảm hơn. Do đó, để luyện cách hát hay cũng phải trải qua một quá trình có trật tự, trước tiên là khởi động trước khi hát. Hát một bài hát hoàn chỉnh không phải là khởi động, vì khi đó bạn sẽ cố gắng hát hay theo bản năng thay vì tập trung vào sức khỏe và kỹ năng âm thanh của mình. Có thể hiểu theo cách khác thì khởi động giúp tránh các vấn đề về giọng hát và mở rộng phạm vi.

Tư thế đứng khi hát

Không chỉ cần luyện tập giọng là có thể hay mà còn phải phụ thuộc vào những yếu tố xung quanh, yếu tố quan trọng chính là tư thế. Đa phần những giáo viên thanh nhạc thường sẽ khuyên bạn nên đứng thay vì ngồi để có được âm thanh tốt nhất. Ngồi có thể làm xẹp cơ và cản trở việc thở đúng cách.

  • Giữ đầu và vai của bạn thẳng hàng. Hãy hình dung rằng cột sống của bạn như một đường thẳng kéo dài đến đỉnh đầu.
  • Thư giãn hàm và đưa lưỡi hướng đến phía cửa miệng. 
  • Vai cũng cần được thả lỏng.
  • Nâng hàm của bạn và lùi vòm miệng ra sau, như thể bạn sắp ngáp. Làm như vậy có thể mở cổ họng và lấy được hơi thở nhiều hơn.
  • Nếu bạn phải dùng lực khi đứng đúng tư thế, hãy di chuyển lưng, vai và đầu dựa vào tường.

Tập thở

Cách để có giọng hát hay 1 không chỉ nhờ vào chất giọng mà nó còn liên quan đến cả cách chúng ta lấy hơi. Vì thế để có được giọng hát cao hút, ngân nga mà không bị đứt quãng thì chúng ta cần phải tập thở để lấy hơi thật dài.

Chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân đầu tiên khiến những người có khả năng hát hay lại trở nên dở là do họ không biết cách kiểm soát hơi thở của mình, điều này khiến họ tạo áp lực cho giọng hát và khiến giọng hát trở nên tồi tệ hơn. Gây nên cảm giác âm thanh phát ra không được bắt tai người nghe. 

Việc bạn cần làm là thường xuyên tập điều chỉnh nhịp thở để có thể hát hay hơn. Ví dụ, trong phần điệp khúc, bạn cần hít thở sâu để hát đúng. Khi hát nốt cao, bạn cần hít thở sâu để có đủ lực lên được nốt.

Nghe kĩ những bài hát của ca sĩ trên Internet hoặc TV. Chú ý và học hỏi những ca sĩ cách họ điều khiển hơi thở, kiểm soát giọng âm lượng khi hát cũng như phong thái họ biểu diễn thông qua ánh mắt và cử chỉ. Thực hiện trước gương vừa hát và làm theo cách của họ như vậy. 

Điều chỉnh khuôn miệng

Chỉnh khẩu hình miệng là một trong những bài luyện thanh đầu tiên được các thầy cô của Nhạc viện dạy cho các bạn học viên khi luyện giọng trở thành ca sĩ. Khi tập hát, hãy mở khuôn miệng càng rộng càng tốt và giữ cho những phần cơ quanh miệng và hàm hơi tách rời. Điều này sẽ giúp bạn hát rõ ràng hơn và lấy hơi có lực hơn.

Tập các động tác tương tự như khi ngáp, dùng lưỡi điều chỉnh miệng sao cho lưỡi chạm vào răng dưới. Giữ tư thế như thế khi hát sẽ giúp lấp đầy cột hơi của bàn được đầy hơn và giọng của bạn sẽ hay và vang hơn so với bình thường.

Phát âm đúng

Cách mở giọng trước khi hát tưởng chừng như đơn giản nhưng việc phát âm đúng thực tế lại không hề dễ. bởi nhiều người (kể cả ca sĩ hát sai từ tim cũng hát thành tiêm ...) mang lại cảm giác khó chịu cho người nghe và mất đi tính chuyên nghiệp.

Hát đúng tông giọng của mình

Khi mới học luyện thanh, bạn đừng cố ép mình vào một phong cách biểu diễn nhất định. Hát bình thường bằng giọng điệu thông thường của bạn. Hát ở tông cao hơn bạn dễ bị mất nhịp, hoặc hát nốt trầm quá khó tạo ra âm thanh,  việc này dễ khiến bạn nản lòng và bỏ cuộc.

Liên tục luyện tập

Nhiều người thường có suy nghĩ rằng có quá nhiều kỹ năng và bài tập, không biết phải bắt đầu từ đâu hoặc đã thử nhưng không thành công. Để cải thiện việc này, thì bạn nên chia nhỏ việc ra và tập những bài tập vừa với khả năng của mình. Dần qua ngày bạn sẽ cảm thấy bạn thân mình được tiến bộ hơn. 

Một số lưu ý để cải thiện được giọng hát. 

Hãy bỏ túi cho mình một vài lưu ý cơ bản về cách hát hay dành cho người hát dở. Những lưu ý này chúng tôi đúc kết được từ kinh nghiệm của những người hát hay như sau:

  • Hát bằng chính tông giọng của mình: Đừng nghĩ rằng giọng hát của mình không hay mà cố “bắt chước” giọng người khác. Tuyệt đối không ép bản thân mình hát theo giọng gió, hát nốt cao, vì điều này sẽ gây khó chịu cho người nghe.
  • Tông giọng được linh hoạt: Hãy cố gắng luyện tập thường xuyên và chăm chỉ hàng ngày là có thể đạt được thành công như hát nốt cao rồi xuống nốt thấp một cách tự nhiên.
  • Hạn chế hát ngoài tông giọng: Bạn có thể học một số kỹ thuật để hát hay hơn, nhưng những kỹ thuật này sẽ khiến bài hát của bạn nghe không tự nhiên và giọng của bạn sẽ lạc điệu, khiến bài hát không tự nhiên và thậm chí trở thành “thảm họa”.
  • Bài tập rung: Rung môi và thổi không khí qua môi, động tác này sẽ khiến môi va chạm và rung lên. Âm thanh tương tự như br và được phát ra khi bạn đang lạnh. Nếu môi bạn căng khi thở ra, chúng sẽ không rung. Do đó, bạn nên cố gắng thư giãn môi, nếu không hiệu quả, hãy đẩy khóe miệng về phía mũi trong khi thực hiện.
  • Uống nhiều nước: VIệc uống nhiều nước sẽ tăng khả năng bôi trơn và giữ ẩm cho dây thanh quản, giúp chúng dễ dàng đóng mở khi hát. Không nên sử dụng đồ uống có đường, chứa cafein và cồn trong quá trình luyện hát. Mỗi ngày cố gắng uống từ 2-3 lít nước để giúp dây thanh quản được tốt hơn. Hơn nữa, sẽ giảm được tình trạng viêm họng khi thời tiết giao mùa. 

Làm thế nào để tôi có thể luyện tập hàng ngày để hát tốt?

  • Cách hát hay đối với người hát không hay đó là bạn hãy tìm cho mình một chiếc micro không cần phải quá đắt nhưng có khả năng kết nối với máy tính. 
  • Nên bắt đầu hát thử trên máy tính và ghi âm lại giọng hát của mình. Sau đó phát lại giọng hát của mình vừa ghi. 
  • Bài hát bạn chọn nên dễ hát và phải nhẩm thử lời trước khi thu âm để việc hát trở nên thuận lợi hơn.

Một lưu ý quan trọng để giúp bạn hát hay đó là lựa chọn micro, loa kéo tốt để giúp âm thanh truyền tải ra ngoài được trong hơn, trầm ấm hơn. Bạn có thể chọn cho mình các thương hiệu loa kéo nổi tiếng với giá cả hợp lý giúp bạn trải nghiệm hát karaoke hay như phòng thu.

Một số loa kéo giúp bạn sở hữu giọng hát hay

Loa kéo Best 6800 Pro

Loa kéo Best BT 6920

Dàn âm thanh di động Acnos Cs450

Loa karaoke cao cấp Boxt Q5

Trên đây, Loadidong.vn đã chia sẻ cho các bạn cách hát hay cho những người bẩm sinh không có giọng hát hay. Hy vọng bài viết ngắn này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn chưa biết lựa chọn đơn vị uy tín nào để mua micro thì hãy liên hệ ngay với Loa di động. Chúng tôi chuyên cung cấp các loại micro và loa kéo chất lượng cao, giá thành phải chăng và đảm bảo chính hãng 100%. Liên hệ với chúng tôi sớm nhất để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết tiếp theo.

Ca hát là khả năng thiên bẩm của mỗi người.

Chúng ta ngay từ khi sinh ra đã sỡ hữu cho mình một chất giọng riêng biệt có người trầm ấm, có người cao vút, có người thì mạnh mẽ đầy nội lực.

Giọng hát là năng khiếu của mỗi người nhưng không thể phủ nhận để có thể trở thành ca sĩ chuyên nghiệp thì còn phụ thuộc rất nhiều vào sự rèn luyện, kỹ thuật và nhiều yếu tố khác.

Ca hát là một kỹ năng. Và cũng như bao kỹ năng khác, nó có thể học được và cải thiện dần theo thời gian.

Trong bài viết này chúng ta sẽ thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết làm sao để hát hay hơn và cách luyện giọng hát hay như một ca sĩ chuyên nghiệp.

Bài viết này phù hợp với những ai?

  • Ca sĩ nghiệp dư đang tìm hiểu phương pháp, chiến lược luyện tập giọng hát của mình để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.
  • Tất cả các bạn trẻ đam mê ca hát và muốn tìm cho mình tư liệu tham khảo cách hát hay để nâng cao khả năng ca hát của mình.

Phần 1: Định hình phong cách âm nhạc của bạn

Lý do số 1 khiến đại đa số các ca sĩ nghiệp dư mặc dù hát rất hay nhưng cứ mãi bình thường, ít được người khác biết đến và cũng rất mau chóng bị lãng quên…

Đó là họ không bao giờ thực sự phát triển bản sắc riêng trong phong cách hát của họ.

Lấy ví dụ, bạn hãy nghĩ về các thí sinh tham dự trong các chương trình ca hát trên sóng truyền hình (The Voice, The Voice Kid, Việt Nam Idol,..)

Phương Mỹ Chi – Á Quân The Voice Kid 2013

Không thể không thừa nhận tất cả những thí sinh lọt vào đến vòng chung kết đều cực kỳ xuất sắc.

Giọng hát đầy nội lực, khả năng xử lý từng nốt nhạc chính xác và tinh tế, sự tin tự vào bản thân trên sân khấu,…

Nhưng sau cùng khi rất nhiều mùa giải trôi qua…

Liệu bạn còn nhớ đến bao nhiêu người trong số họ?

Có lẻ một hoặc hay. Hoặc thậm chí là không.

Bởi lẻ đa số họ đều rất dễ bị lãng quên, bất chấp mọi sự cổ vũ của khán giả và tất cả những lời khen ngợi hết lời từ ban giám khảo.

Vậy điều gì khiến họ bị lãng quên?

Lý do mà chúng ta nhớ được vài cái tên trong số tất cả những người còn lại. Đơn giản là vì họ có phong cách độc đáo của riêng họ.

  • phong cách mà chưa từng ai có trước đây
  • và có lẽ sẽ không ai có lại phong cách mà họ đã từng.

Vì vậy câu hỏi thực sự ở đây là…

Làm sao để một người có thể định hình phong cách âm nhạc của riêng mình?

Trong phần đầu tiên của bài viết, chúng ta sẽ cùng thảo luận về vấn đề này.

1. Học cách thoải mái và tự tin trên sân khấu.

Không giống như những tay trống, bass, guitarist,..

Khi bạn là một ca sĩ… đứng trên sân khấu… và hát.

Lúc này bạn là trung tâm của mọi sự chú ý

Khán giả sẽ biết chính xác bạn là ai và bạn đang cảm thấy thế nào tại thời điểm hiện tại.

Bởi vì họ sẽ rất dễ dàng nhìn thấy điều đó trong mắt bạn, trên khuôn mặt bạn, và quan trọng nhất là họ sẽ cảm nhận được điều đó trong giọng nói của bạn.

Nếu bạn cảm thấy thiếu tự tin khi trình bày bài hát trên sân khấu. Thì dù bạn có kỹ thuật tốt ra sao, giọng hát hay như thế nào.

Những cảm xúc từ sự thiếu tự tin đó sẽ nhanh chóng đẩy lùi khán giả đang lắng nghe bạn.

Vì vậy, câu hỏi tiếp theo đó sẽ là:

Làm thế nào để bạn có thể phát triển sự tự tin trên sân khấu?

Bắt đầu với một vài kinh nghiệm thực tế bằng cách hát ở mọi nơi, mọi lúc bạn có cơ hội hát trước một nhóm người (quán karaoke, tiệc, phòng trà,…)

Và nhớ là phải làm tốt nhất những gì bạn có thể, thoải mái và thể hiện hết phong cách âm nhạc của mình trước mọi người.

2. Sao chép theo ca sĩ bạn ưu thích, không phải bài hát

Mặc dù nghe có vẻ lạ khi nói rằng bạn có thể phát triển phong cách độc đáo của riêng mình bằng cách sao chép người khác.

Nhưng thực tế điều này hoàn toàn đúng.

Hầu hết mọi ca sĩ vĩ đại, đã tìm thấy phong cách của họ theo cùng một cách:

  • Sao chép những người mà họ thần tượng

Nhưng đa phần, chúng ta hay có thói quen học hát theo những bài hát chúng ta ưu thích chứ không phải những ca sĩ mà chúng ta thần tượng.

Và điều đó thực sự là một sai lầm.

Chắc chắn các bài hát chúng ta thích đều rất hấp dẫn, nhưng hãy nhớ rằng chúng ta không học về cách sáng tác.

Và nếu bạn muốn học hát, bạn cần sao chép một ca sĩ sĩ tốt, chứ không phải một bài hát tốt.

Vì vậy, đây là những gì bạn cần làm:

Lập ra danh sách khoảng 4-6 ca sĩ mà bạn ưu thích mọi thời đại. Không nhất thiết là những người bạn hâm mộ nhất. Hãy chọn những người mà bạn muốn giọng hát như thế.

Vì vậy, nếu bạn là nam giới , thì các ca sĩ trong danh sách của bạn lý tưởng tất cả cũng nên là nam ca sĩ. Đúng không nào?

Tiếp theo…

3. Nhận ra ai là người bạn có thể sao chép được và ai thì không.

Trong danh sách 4-6 người bạn đã chọn ra.

Rất có thể giọng hát của bạn chỉ phù hợp với một nữa trong số họ.

Nhưng như thế cũng cực kỳ tuyệt vời, vì một số ca sĩ sỡ hữu chất giọng độc nhất vô nhị đến mức không một ai có thể sao chép được.

Trong số các ca sĩ nam nổi tiếng, Bằng Kiều, Đàm Vĩnh Hưng, Duy Mạnh luôn là những cái tên đầu tiên được nhắc đến. Rất nhiều người muốn cover lại những bài hát của họ, nhưng hầu như lúc nào nghe cũng rất tệ.

Trong các ca sĩ nữ, Lệ Quyên là một ví dụ tuyệt vời. Những thực sự khó để bạn có thể sao chép được chất giọng đặc biệt của ca sĩ này.

Vì vậy, cứ sau vài tuần thực hành, hãy nhìn lại và đánh giá giọng hát của ca sĩ nào phù hợp với bạn, và giọng nào thì không.

Nếu ca sĩ này không phù hợp với bạn, hãy gạch bỏ cái tên đó khỏi danh sách và thay bằng một cái tên mới.

Sau khi làm điều này một vài lần, cuối cùng bạn sẽ ổn định được danh sách các ca sĩ có giọng hát phù hợp với bạn.

Tiếp theo…

Phần 2: Luyện giọng hát hằng ngày

Trong phần đầu của bài viết, chúng ta đã đi qua bức tranh lớn…

Làm thế nào để định hình phong cách âm nhạc của chính mình bằng cách học hỏi từ những người bạn hâm mộ.

Trong phần tiếp theo của bài hát này chúng ta sẽ tìm hiểu về những bí quyết khác nhau trong luyện hát hàng ngày để các buổi luyện tập của bạn đạt hiểu quả cao nhất.

1. Học kỹ thuật hát

Đây chính là bước khỏi đầu cho việc xây dựng nền móng sự nghiệp ca hát của bạn.

Là ca sĩ chuyên nghiệp bạn không chỉ cần hát hay là đủ mà đòi hỏi bạn cần phải hát đúng kỹ thuật.

Trên thực tế cho thấy, nhiều người sỡ hữu giọng hát rất hay nhưng họ lại không có cơ hội trở thành ca sỹ. 

Trong khi một số khác, mặc dù không hát hay lắm. Nhưng họ lại có kỹ thuật hát rất tốt và không ngừng cải thiện giọng hát của mình nhờ quá trình luyện tập và đạt được thành công.

2. Tham gia các khóa học thanh nhạc chuyên nghiệp

Việc đến các trung tâm dạy thanh nhạc chuyên nghiệp sẽ vô cùng bổ ích cho bạn.

Rõ ràng, việc được chỉ dạy bởi những người thầy thực sự có chuyên môn cao sẽ hướng dẫn cách luyện giọng cho bạn. Bạn sẽ cảm thấy tiến bộ nhanh và rõ rệt hơn là tự luyện tập tại nhà.

Bên cạnh đó, những giáo viên sẽ luôn nhắc nhở và chỉnh sửa những lỗi mà bạn gặp phải khi luyện hát. 

Bạn cũng có thể tìm hiểu: Hướng dẫn cách học luyện thanh tại nhà chi tiết

3. Tìm một nơi luyện hát mà không ai có thể nghe thấy bạn.

Ngoài việc tham gia các khóa học luyện thanh tại trung tâm. Bạn cần phải dành thời gian để luyện tập đều đặn mỗi ngày tại nhà.

Một trong những rào cản tinh thần lớn nhất đối với một ca sĩ đang cố gắng luyện giọng đó là sợ người khác nghe thấy những âm thanh “dỡ hơi” khi luyện tập.

Bất cứ khi nào bạn đang học một bài mới hoặc một kỹ thuật mới…Bạn sẽ mắc phải rất nhiều lỗi trước khi bạn tìm ra cách hát đúng.

Vấn đề là…

Khi bạn luyện tập ở một nơi mà bạn cùng phòng hoặc hàng xóm bạn có thể nghe thấy, vì bạn cảm thấy e dè khi sợ họ nghe thấy bạn phát ra những âm thanh “không hay”.

Thì bạn sẽ không thể nào dành hết 100% năng lượng và tập trung vào việc luyện tập.

Điều này sẽ là rào cản để bạn có thể đạt được những nốt nhạc đầy cảm hứng, đáng kính ngạc mà bạn mong muốn.

Do đó, việc tìm một nơi yên tĩnh, tách biệt để bạn có thể thực hành một cách thoải mái là một điều cực kỳ quan trọng.

4. Bắt đầu buổi tập bằng những bài khởi động nhẹ nhàng

Cũng giống như bất kỳ cơ bắp nào trong cơ thể bạn.

Dây thanh âm cần phải có thời gian khởi động nhất định trước khi nó sẵn sàng hoạt động hết công suất.

Do đó bạn đừng nên lao vào luyện tập hết công suất với những bài tập khó.

Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn 2 hoặc 3 bài luyện tập nhẹ nhàng để khởi động khi bắt đầu mỗi buổi tập.

Sau đó, khi bạn đã cảm thấy tốt hơn, hãy chuyển sang một số bài hát khó hơn.

5. Đừng luyện hát chung với tiếng của ca sĩ

Rất nhiều người có thói quen luyện tập bằng cách hát cùng với ca sĩ mà họ đang muốn sao chép.

Nhưng với phương pháp này bạn sẽ không bao giờ thực sự nghe thấy “BẢN THÂN BẠN”

Bởi vì giọng hát của bạn luôn bị che lấp bởi giọng hát tuyệt vời của ca sĩ đó.

Và nó rất dễ đánh lừa bộ não của bạn tin rằng âm thanh tuyệt vời mà bạn nghe được phát ra từ chính miệng của bạn chứ không phải một người khác.

Vì vậy, hãy chắc chắn rằng không có bất kỳ giọng hát nào khác cạnh tranh khi

bạn tập hát.

Điều đó rất cần thiết để bạn cảm nhận được bạn đang hát sai ở chỗ nào và tìm cách khắc phục nó.

6. Đừng luyện hát khi không có nhạc đệm

Một lỗi khác mà các ca sĩ hay mắc phải, đó là việc thực hành hát chay mà không hề có bất kỳ nhạc đệm nào cả.

Mặc dù nó có lợi thế khi bạn có thể nhận thấy từng lỗ hổng nhỏ trong tiếng hát của bạn.

Nhưng vấn đề ở đây là bạn không có “thước đo chuẩn” để bạn follow theo. Do đó, các nốt nhạc khi bạn hát có thể bị lạc đi khắp nơi mà bạn không thể nhận thức được.

Vậy nên, hãy nhớ luôn thực hành hát kèm với nhạc đệm (guitar, piano, beat,..)

7. Luôn thuộc lời bài hát, không nên đọc

Trước khi bắt đầu thực hành một bài hát mới, bạn nên thuộc lời bài hát và ghi nhớ toàn bộ cấu trúc của bài hát bằng trái tim.

Bởi vì như vậy bạn có thể dành 100% năng lượng tinh thần của mình vào bài hát, thay vì vị phân tâm bằng cách cố gắng nhớ dòng nào sẽ hát tiếp theo.

8. Thực hành một chút và đều đặn mỗi ngày

Hãy luôn nhớ dành thời gian khoảng 30 phút đến 2 giờ một ngày để luyện hát.

Và khi bạn thích hát thì thời gian đó sẽ trôi qua thật nhanh phải không?

Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn hát hay hơn, cách duy nhất là bạn cần phải luyện tập đều đặn hàng ngày. Bởi vì ngày cả khi bạn đã thành thạo một bài hát, nếu bạn không tiếp tục hát nó một cách thường xuyên, “bộ nhớ cơ bắp” của bạn sẽ có xu hướng quên đi mọi thứ theo thời gian.

Phần 3: Hoàn thiện giọng hát của bạn

Trong 2 phần trước chúng ta đã biết cách làm thế nào định hình phong cách của bản thân và cách luyện giọng hát hàng ngày. 

Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận về một số chiến lược nâng cao hơn để giúp bạn dần dần tiến gần hơn đến mục tiêu hát hay như ca sĩ chuyên nghệp.

1. Học cách kiểm soát hơi thở của bạn

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của một ca sĩ có giọng hát yếu.

Là họ không có khả năng kiểm soát hơi thở của họ.

Một số dấu hiệu bạn có thể nhận thấy có thể là:

  • Hết hơi khi hát về cuối những đoạn dài.
  • Hít thở nhanh để lấy hơi giữa chừng của một đoạn.

Tin tốt là bạn có thể cải thiện khả năng kiểm soát hơi thở của mình bằng cách ý thức về nó khi luyện tập.

2. Thu và nghe lại giọng hát của chính bạn.

Lần đầu tiên khi mọi người nghe một bản thu âm giọng nói hoặc giọng hát của chính họ.

Có lẻ tất cả mọi người đều ngỡ ngàng và thắc mắc chung một câu hỏi:

Giọng của mình thật sự như giống như vậy sao?

Thông thường khi bạn nói, giọng nói của bạn được truyền một đường thẳng, từ miệng đến tai người nghe , với độ méo âm thanh tối thiểu.

Tuy nhiên, để đến tai bạn âm thanh phải truyền xung quanh và qua đầu bạn, gây ra những thay đổi nhất định trong cân bằng tần số, dẫn đến âm thanh độc đáo mà “CHỈ BẠN” nghe thấy.

Và lý do ban đầu mọi người ghét nghe âm thanh ghi lại giọng của họ đơn giản là vì nó quá khác so với những gì họ nhận thức được về bản thân.

Nếu bạn là một ca sĩ, thì việc thu âm và nghe lại giọng hát của mình càng cực kỳ quan trọng.

Tin vui là bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này khá đơn giản bằng cách setup một phòng thu âm tại nhà cho riêng mình với chi phí cực rẻ và dành ít nhất một nữa thời gian thực hành của bạn để hát vào micro.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết:

Cách thu âm giọng hát tại nhà- Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu.

3. Biết khi nào bạn cần thêm bài hát mới vào danh sách của bạn.

Một trong những câu hỏi đầu tiên của các ca sĩ khi học luyện hát đó là

Tôi nên luyện bao nhiêu bài hát?

Đây thực sự là một câu hỏi khó trả lời

Một mặt, bạn sẽ không muốn luyện hát với qua nhiều bài cùng một lúc, bởi vì bạn sẽ rất khó luyện một bài thuần thục để đạt được sắc thái và cảm xúc hay nhất.

Mặt khác, bạn cũng sẽ không muốn thực hành với quá ít bài hát, bởi vì tự nhiên bạn sẽ phát ngán với chúng.

Do đó, hãy biết khi nào nên thêm một bài hát mới vào danh sách của bạn để đảm bảo bạn vừa có thể vừa không cảm thấy nhàm chán và giữ được năng suất cao nhất cho mỗi bài hát.

4. Luyện hát một bài với nhiều cách trình bày khác nhau

Bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy chán với một bài hát. Thay vì chỉ loại nó ra khỏi danh sách của bạn. Hãy cố gắng hát nó với nhiều cách hát khác nhau.

Đều này sẽ cho bạn cơ hội luyện tập không chỉ giọng hát mà cả ở khả năng sáng tác và khả năng ứng biến của bạn. Giúp bạn hoàn thiện hơn nữa phong cách độc đáo của riêng mình.

Thay vì chỉ là một con vẹt chỉ sao chép, sao chép và sao chép lại người khác.

Cụ thể bạn thể thử nghiệm hát với nhiều cách khác nhau bằng cách thay đổi:

Và quan trọng hết là hòa mình vào cảm xúc của bài hát

Thực hành những điều này đủ lâu, một ngày nào đó bạn có thể hát hay hơn như một ca sĩ chuyên nghiệp với phong cách của chỉ riêng bạn.

Một cấp độ mà bạn không bao giờ hát một bài hát theo cùng một cách chính xác hai lần, bạn không bao giờ biết hoàn toàn giọng hát của mình sẽ như thế nào trong lần hát tiếp theo, và mọi màn trình diễn của bạn sẽ luôn là độc nhất vô nhị.

Trên đây là những chia sẻ về bí quyết làm thể nào để bạn hát hay hơn và cách luyện giọng hát để bạn có thế hát hay như ca sĩ chuyên nghiệp.

Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ đề