Cách gây hại của sâu đục quả hại nhãn vải

1. Đặc điểm sinh học của sâu đục cuống.

– Mỗi một năm thường có đến 10-11 lứa sâu đục cuống. Vòng đời của nó từ 22-33 ngày, sau khi trưởng thành sẽ đẻ trứng trên lá non, lộc non, hoa và quả. Trứng rất nhỏ giống như vảy và nở sau 3-5 ngày.

– Sâu non có màu trắng trong. Sau khi nở chúng đục vào gân lá ở thời kỳ phát triển lá. Vào hạt ở giai đoạn quả nhỏ ăn hết phần cơm hạt. Khi quả đã có cùi, sâu non đục vào cùi chủ yếu ăn phần thịt xung quanh cuống quả. Sâu non thành thục sẽ đục lỗ trên gân lá, cuống hoa và cuống quả để chui ra ngoài hóa nhộng.

– Nhộng nhả tơ kết kén thành một màng mỏng có màu trắng trong, hình bầu dục. Khi trưởng thành chúng ưa thích những vườn có ẩm độ cao, tán cây rậm rạp ít ánh sáng. Chúng thường tập trung gây hại ở các phần gốc và các cành phân bố dưới 45 độ so với thân chính.

2. Cách phòng trừ.

Biện pháp cắt tỉa cành:

  • Ngay sau khi thu hoạch 15 ngày tiến hành cắt tỉa để điều chỉnh số lộc, chất lượng cành lộc. Đăc biệt là lộc thu để tăng khả năng ra hoa và cũng là hạn chế nơi cư trú của trưởng thành sâu đục cuống quả. Phương pháp này hạn chế đáng kể sự gây hại của sâu đục cuống quả.
  • Phát quang các bụi rậm xung quanh vườn ngay trong thời kỳ chăm sóc cũng như sau thu hoạch để hạn chế nơi cư trú của sâu đục cuống quả vải.
  • Phân bón: bón phân phải cân đối cho cây ra hoa và quả đồng đều.
  • Tưới tiêu: lượng nước tưới phải hợp lý. Không được để vườn quá khô hoặc quá ẩm để hạn chế trưởng thành và sâu đục cuống gây hại.

– Kết hợp với những biện pháp phòng chống trên, nếu như mật độ sâu đục cuống quả trong vườn có biểu hiện nhiều lên có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS để phun. Có tác dụng xua đuổi trưởng thành và tiêu diệt sâu non đục cuống.

Lưu ý:

  • Cần cách ly các loại thuốc hóa học trước và sau khi phun (ít nhất 10-15 ngày). Còn nồng độ hóa học trong vườn sản phẩm sẽ không có tác dụng.
  • Trong một vụ quả thì lứa 3, lứa 5 là lứa cần được quan tâm sát sao nhất (thường từ trung tuần tháng 5 đến trung tuần tháng 7). Trong thời gian này bà con cần tập trung theo dõi vào các buổi sáng sớm và chiều tối (khi trưởng thành hoạt động mạnh). Nếu thấy trên cành xuất hiện từ 3-5 con trưởng thành trở lên hoặc trưởng thành rộ thì tiến hành phun.
  • Sử dụng bình phun có áp suất lớn. Phun từ trong tán phun ra và chụp từ ngoài tán vào thì hiệu quả phòng trừ đạt cao hơn.

Chú ý: các bạn có thể lick vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp nhân viên tư vấn.

Nhận báo giá sản phẩm

[contact-form-7 404 "Not Found"]

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Sâu đục quả là một trong loại sâu bệnh gây hại lớn nhất cho bà con từ trước tới nay, là loại sâu đục quả gây hại, làm giảm năng xuất giá trị kinh tế quả xuống mức thấp nhất, khi trồng cả năm trời, tới lúc được thu hoạch quả thì bị sâu đục quả gây hại , khiến cho quả bị rụng và không có khả năng bán cho thương lái, các loại cây ăn quả như xoài, bưởi, vải, chôm chôm, sầu riêng, đậu nành….. làm giảm năng xuất lớn cho bà con.

Sâu đục quả gây hại trên các loại trái cây làm mất đi khả năng cho thu hoạch, đặc biệt là trên các loại trái cây có giá trị cao , ví dụ như bưởi , khi trái chuẩn bị cho thu hoạch, thì bị sâu đục quả, làm gần như không có khả năng xuất đi, làm gây mất mùa  cho cả vụ, vì vậy mà bà con cần tìm cách giải quyết vấn nạn sâu đục quả trên cây.

1.Sâu đục quả là gì? 3 giai đoạn quan trọng

Sâu đục quả có tên khoa học là: Conopomorpha cramerella

Tên khoa học:Cacao moth, Cocoa moth, Javanese cocoa moth, Rambutan borer, Ram-ram borer

Tên tiếng Tây Ban Nha: Polilla javanesa del cacao

Tên tiếng Pháp: Teigne javanaise du cacaoyer.

Chà loài sâu này có nhiều tên quá, loại sâu đục quả thưởng nở từ ấu trùng sau đó thành trùng, sau khi nở chúng thường đục sâu vào phần quả và ăn phần thịt của trái cây, gây hư hại rất lớn, làm giảm năng xuất thu hoạch của bà con.

Các giai đoạn của trứng từ lúc trứng nở cho tới trưởng thành thường kéo dài từ 25-35 ngày, tùy từng loại sâu khác nhau.

1.1.Giai đoạn trứng

ở giai đoạn trứng thường từ 4-6 ngày, sau đó trứng sẽ chuyển thành màu vàng, ban đầu trứng mới nở là màu trắng và sau đó chuyển thành màu vàng, với từng vị trí khác nhau trên thân cây và từng loại sâu khác nhau thì trứng sẽ có màu khác nhau. Khi trứng sắp nở thì trứng sẽ chuyển thành màu trắng đục, vỏ màu trắng, bên trong lòng có màu đen.

1.2.Giai đoạn sâu non

ở giai đoạn này kéo từ 14-16 ngày, ấu trùng mới nở có màu trắng sửa, đầu sâu non thường có màu hồng nhạt, ở giai đoạn này sâu dài tầm 1mm, rất bé phải không bà con, chính vì bé như vậy nên rất khó phát hiện được.

ở giai đoạn sâu non này trên thân và lưng chúng thường có 4 đốm nâu nhạt, trên mỗi đốm khá nhỏ, và sau khoảng ít ngày từ khi trứng nở, chúng sẽ lớn nhanh chóng, lúc này chúng có thể dài tới 22mm.

ở giai đoạn này , sâu con thường gây hai là lớn nhất, chúng đục sâu vào các loại cây ăn quả và gây hại với số lượng lớn.

1.3.Giai đoạn nhộng

ở giai đoạn này, chúng sẽ kéo thành từng chiếc kén nhỏ mài nâu nhạt và bao bọc thành kén được làm bằng tơ, sâu thường hóa nhộng tại kẻ của trái và dưới chiếc lá, ở giai đoạn nhộng này thường kéo dài từ 7-10 ngày.

1.4.Giai đoạn trưởng thành

ở giai đoạn này , chú sâu sau khi trải qua giai đoạn hóa kén sẽ nở ra và thành chú bướm  và đây được xem là giai đoạn trưởng thành của loài sâu, chú bướm này sẽ bay đi và đẻ trứng trên loài cay ăn quả khác, và tiếp tục một vòng tuần hoàn của loài sâu bướm này.

Bướm hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, chúng thường bám trên các chùm hoa và hút mật, để trứng lên trái non, vì vậy mà rất khó đề phòng trừ các loại bướm hoạt động vào ban đêm, khi trưởng thành, sâu bướm thường giao phối và đẻ trứng vào ban đêm, có cả loài đẻ vào ban ngày nữa, mỗi một con bướm thường đẻ từ 50-100 trứng trong vòng đời của chúng.

Cách diệt trừ sâu đục quả táo từ trong “trứng nước”

2.Đặc điểm gây hại của sâu ăn quả

Bướm thường hoạt động vào ban đêm, sau khi đẻ trứng trên trái con non, trứng nhanh chóng nở ra và chui ngay vào bên trong trái nhỏ, chúng ăn phần thịt của trái và sau đó chui vào trong hột, nếu bà con không để ý thì rất khó phát hiện được, chỉ thấy bên ngoài trái chảy nước ra và có một ít phân của sâu bên ngoài.

Sâu tấn công trái từ khi con nhỏ, khi trái lớn và chuẩn bị cho thu hoạch thì lúc này sâu đã bước vào giai đoạn trưởng thàng và hóa kén, lúc kiểm tra quả thì thiệt hại kinh tế rất lớn cho bà con nông dân.

trái nhỏ, khi bị sâu ăn trái thì sẽ có hiện tượng bị thối rất nhanh, quả cũng nhanh rụng nữa. Tại chỗ sâu đục để chui vào ta sẽ thấy chúng đùn phân ra ngoài, khi gặp nước hoặc độ ẩm cao, thì quả sẽ rất nhanh bị thối từ trong ra ngoài.

2.1.Sâu đục trái chôm chôm

Trên cây chôm chôm, vào mùa cây ra hoa và trái non thì ở phần cuống , bướm thường đẻ trứng ở phần cuống trái, sau khi trứng nở sẽ đục vào bên trong quả, ăn phần thịt bên trong quả, nên đôi khi bà con thường thấy quả chôm chôm thường bị sâu từ bên trong, giảm chất lượng của quả, quả sẽ không ngọt, cảm giác ăn vào khô và thấy có phân có sâu bên trong quả.

Sâu non gây hại nặng nhất khi trái bắt đầu cơ cơm, trái non bị sâu đục thường biến đổi hình dạng, khô rỗng và rụng, với trái lớn hơn thì thường sẽ giảm phẩm chất của quả, ăn vào sẽ không ngon.

2.2.Sâu đục trái ca cao

Sâu đục trái ca cao sẽ gây nên tình trạng quả còn xanh thường rụng xuống, sâu thường đục thành các đường nhỏ trên vỏ quả, sâu non mới nở thường ăn phần bột bên trong quả, khiến cho quả không phát triển đầy đủ và khiến cho quả bị vẹo đi và nhanh bị rụng sớm.

Mỗi lần sâu đục quả thường đục sâu từ 4-5cm, trên vỏ quả, chúng thường xuyên đục thành đường hầm dài xuyên quả quả và khi chạm tới bề cứng của vỏ thì dừng lại, thật khó để phát hiện được đâu là quả bị đục và quả chưa bị đục.

Khi sâu đục sâu vào bên trong, sâu non thường ăn lớp chất nhầy bên trong thịt quả và gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của quả, làm quả nhỏ bị biến dạng. Vỏ quả bị sâu đục trái tấn công thường có màu sắc khi chín không đều được, chỗ thì xanh, chỗ thì vàng, và giá bán thì lại không cao, gây ảnh hưởng giá trị rất lớn cho bà con

Sâu đục quả:cây có múi, cách nhận biết và phòng trừ

3.Phòng trừ sâu đục quả trên cây trồng

Có rất nhiều các biện pháp phòng trừ sâu đục quả trên cây trồng mà bà con có thể áp dụng, làm giảm khả năng đẻ trứng hay sức phá hại của sâu đục quả, giúp tăng năng xuất và giá trị quả cho cả khu vườn

3.1.Biện pháp canh tác

Cần thu hoạch trái hết cả khu vườn không để lại ít trái nào cả, loại bỏ các quả bị sâu tấn công ra khỏi khu vườn.

Có thể dùng túi nilon để bọc trái, điều này sẽ hạn chế bướm đẻ trứng lên trên vỏ trái, làm giảm sự tấn công của các loài sâu hại khác. Dùng túi nilon được cắt đáy để giúp cho quả thông gió, gúp giữ cho quả phát triển trong thời kỳ sinh trưởng cho tới lúc thu hoạch.

Bón phân đầy đủ cho cây, cân bằng sự sinh trưởng cho cây, giúp cây luôn khỏe mạnh, quả to có vỏ cứng làm giảm sự xâm nhập của sâu.

3.2.Sử dụng thiên địch của sâu đục trái

trong tự nhiên có rất nhiều loài khác luôn là thiên địch của sâu đục trái như, ong, kiến vàng và một số loài côn trùng khác , như kiến cũng là giải pháp rất tốt.

3.3.Biện pháp hóa học

Khi bà con trồng trên diện tích rộng lớn thì có thể phun các loại thuốc phòng trừ như: Sago super 10EC 25-30cc/8lít, Fenbis 25EC 30-35cc/8lít, Karate, Cymbush, Polytrin

Đối với cây bưởi ăn quả va các loại cây khác, khi cây ra lộc non và ra hoa , thì bà con nên sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin hoặc Emamectin Benzoate để phòng trừ.

Khi quả vừa mới hình thành , có thể là to như trái chanh hoặc bé hơn chút nữa. Ta có thể phun các loại thuốc phòng như: Fosdetyl Aluminium, Mancozeb hoặc Propiconazole + Difenoconazole để phun ướt đều tán cây và quả 1 lần. Lưu ý khi thuốc vừa khô thì sử dụng bao túi chuyên dụng để bảo quản.

Sâu Đục Quả có hại như thế nào, cách nhận biết và phòng trừ

Video liên quan

Chủ đề