Cách giải huyệt đạo

Phía trên là 36 huyệt mà chúng ta cần biết để tránh việc tác động quá mạnh, gây nguy hiểm tới sức khỏe của cơ thể. Các huyệt đạo và công dụng cũng như những hệ lụy không đáng có của chúng là “bài học” vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng ta. Đừng chữa bệnh sai cách!

Không đơn giản chỉ phân ra đại huyệt hay tiểu huyệt. Hệ thống huyệt vị trên cơ thể còn được chia làm 3 loại chính căn cứ vào học thuyết về kinh lạc. Đó là: Huyệt đạo nằm trên đường kinh, huyệt nằm ngoài đường kinh và huyệt Á thị (hay huyệt nằm ở vùng đau).

Huyệt của kinh nằm trên 12 kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc. Những huyệt này có vai trò quan trong hơn so với các huyệt vị khác trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Bao gồm:

Nhiều thầy thuốc đông y coi đây là huyệt đại diện của đường kinh. Mỗi kinh sẽ có 1 huyệt nguyên. Chúng thường nằm ở cổ tay, cổ chân và cùng xung quanh/gần đó. Huyệt này thường dùng để chẩn đoán và chữa trị các bệnh hư/thực của phủ tạng và kinh lạc tương ứng.

Huyệt này là điểm khởi đầu của lạc ngang, nối liền giữa kinh âm với kinh dương tương ứng. Do đó, huyệt đạo này thường dùng trong điều trị bệnh của những kinh có huyệt đó và cả những kinh có quan hệ biểu lý với nó

Mỗi kinh chính và 2 mạch (Đốc, Nhân) có 1 huyệt lạc.  Tổng cổng số huyệt lạc là 15 huyệt phân bố đều trên cơ thể.

  • Huyệt bối du (huyệt du ở lưng)

Theo y học cổ, khí huyết của phủ tạng tụ tại một huyệt du tương ứng ở lưng. Những huyệt du này nằm dọc hai bên cột sống, cách đường giữa rốn 1,5 thốn. (1 thốn=chiều rộng của 4 ngón tay (trừ ngón cái) chia 3). Các huyệt này tuy đều nằm trên đường kinh Bàng quang nhưng lại có vai trò chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau của nhiều cơ quan phủ tạng tương ứng.

Ví dụ: huyệt Phế du, tuy nằm trên kinh Bàng quang những có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh của tạng Phế.

Tương tự như nguyên lý của huyệt Bối du. Có thể tồn tại nhiều huyệt mộ trên đường kinh mạch nhưng chúng chi phối những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Huyệt mộ phân bố chủ yếu ở 2 khu vực:

- Vùng bụng và ngực

- Nằm trên các đường kinh mạch khác nhau. Ví dụ: Huyệt Thiên xu nằm trên kinh Vị nhưng là huyệt mộ của Đại trường. Còn huyệt Trung quản là huyệt của Vị nhưng lại nằm trên mạch Nhâm.

Huyệt ngũ du gồm 5 nhóm huyệt, theo thứ tự: tỉnh-huỳnh-du-kinh-hợp, tính từ khuỷu tay và gối kéo đến ngọn các chi. Huyệt ngũ du có tác dụng cực kỳ tốt khi điều trị những chứng bệnh về bản kinh.

Chúng thường được sử dụng để điều trị theo tác dụng chủ yếu của từng loại hoặc theo luật ngũ hành sinh khắc.

Từ “Khích” mang ý nghĩa là khe hở. Huyệt khích thường tập trung phân bổ tại những điểm giữa khe gân với xương. Những khe này là nơi mạch khí tập trung sâu ở trong cơ thể. Chúng được cho là yếu huyệt của các kinh mạch. Có tổng cộng 16 huyệt khích nằm trên 12 kinh chính, mạch Âm kiểu, Dương kiểu, Âm suy, Dương duy.

  • Huyệt bát hội hay huyệt hội

Có 8 loại tổ chức trong cơ thể, bao gồm: phủ, tạng, khí, huyết, xương, gân, tủy, mạc. Và huyệt hội là những huyệt chi phối những tổ chức này. Bởi vậy mà ngoài tên “huyệt hội”, chúng còn có tên chung là huyệt Bát hội.

Tám huyệt hội chủ yếu nằm trên các kinh chính và mạch Nhâm.

Đúng như tên gọi, huyệt Giao hội là nơi mà 2 hoặc nhiều đường kinh và mạch gặp nhau. Trên cơ thể người, có tổng cộng khoảng 94 huyệt Giao hội được tìm thấy. Những huyệt này thường nằm trên mạch Nhâm, Đốc và các kinh chính.

Huyệt giao hội thường dùng khi chữa trị cùng lúc với bệnh của tất cả các kinh mạch. Vì là điểm giao của nhiều kinh và mạch nên chỉ cần tác động vào giao hội huyệt sẽ đem lại tác động đến nhiều kinh mạch khác nhau.

Đây là các huyệt đạo nằm ngoài 12 kinh chính. Song cũng có một số huyệt đạo thuộc nhóm này nằm trên đường tuần hoàn của kinh mạch chính. Song chúng không phải là huyệt của kinh mạch ấy. (VD: Huyệt ấn đường nằm ngay trên mạch Đốc nhưng nó lại không phải là huyệt của mạch Đốc).

Hầu hết các huyệt đạo ngài kinh đều do quá trình nghiên cứu hiện đại sau này phát hiện ra. Những huyệt này được phát hiện dần dần qua nhiều công trình của các chuyên gia về châm cứu bấm huyệt trên toàn thế giới. Họ dựa trên một số tiêu trí để đánh giá và xác nhận những huyệt ngoài kinh như:

  • ›Phải là những huyệt thông dụng.
  • ›Phải có hiệu quả trị liệu lâm sàng.
  • ›Phải có vị trí giải phẫu rõ ràng.
  • ›Phải cách tối thiểu huyệt kinh điển (huyệt trên đường kinh) 0,5 thốn.

Kết quả sau nghiên cứu là: Con người xác nhận được 48 huyệt ngoài kinh đáp ứng đủ các tiêu chí trên. Trong 48 huyệt đạo này được phân bố như sau: 15 huyệt đầu, 1 ở ngực bụng, 9 huyệt ở lưng, 11 huyệt ở tay và 12 huyệt đạo còn lại nằm ở chân. Chúng được quy định theo ký hiệu quốc tế là Ex.

Cách giải huyệt đạo

Huyệt ở chỗ đau hay còn gọi là huyệt Á thị/huyệt Thiên ứng. Đây là loại huyệt đạo không xác định được vị trí cố định và cũng không luôn luôn tồn tại. Chúng chỉ xuất hiện khi có hiện tượng đau Đây là những huyệt không có vị trí cố định, cũng không tồn tại mãi mãi. Chúng chỉ xuất hiện tại những chỗ đau, được xác định bằng cách: Ấn thử vào vùng đau, điểm đau nhất chính là huyệt Thiên ứng.

Vì nằm ở trung tâm đau nhức, nên huyệt Thiên ứng thường được sử dụng để điều trị các chứng đau nhức cấp hoặc mạn tính.

Bác sĩ Y học cổ truyền sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức đông y về huyệt đạo trên cơ thể và cách chữa bệnh hiệu quả bằng cách châm cứu - hơ ngải - day bấm...

Cách giải huyệt đạo

Bài viết này được bác sĩ Y học cổ truyền chia thành 3 phần chính gồm: 49 huyệt đặc hiệu chữa bệnh; 81 huyệt đặc hiệu rất thực dụng; cách giải huyệt chân truyền

I. 49 huyệt đặc hiệu chữa bệnh

1.      Huyệt cảm mạo: Đại chùy. Thao tác: Giác hơi sau chích nặn máu, cứu ngải. Dùng chữa hoặc phòng ngừa cảm mạo, cảm cúm.

2.      Huyệt chỉ khái: Khổng Tối. Thao tác: châm nhấc kim, vê chuyển kim nhanh, 1-1,5 thốn. Chủ trị: ho, ho ra máu, hen phế quản. Khổng tối: khổng cũng là khe hở, tối cũng là nhiều. Huyệt thuộc kinh Phế, là huyệt Khích của Phế.

3.      Huyệt khạc ra huyết: Khổng Tối. Thao tác: giống như trên, lấy lấy tả pháp là chính. Chủ trị: ho, ho ra máu.

4.      Huyệt viêm khí quản: Phế Du. Dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 3 đo ngang ra 1,5 thốn. Thao tác: 1 thốn. Châm nghiêng hướng về phía cột sống, vê kim. Chủ trị: viêm khí quản, ho, ho ra máu, Lao phổi.

5.      Huyệt hen suyễn: Ngư tế. Thao tác: 1 thốn. Châm hướng về phía huyệt Lao Cung, vê kim. Chủ trị: hen suyễn, viêm phế quản.

6.      Huyệt hạ nhiệt: Khúc trì. Thao tác: 1,5 thốn. Nhấc kim, 5 phút 1 lần, lưu kim 30 phút. Nhiệt không lui thì thêm chích nặn máu Đại chùy. Chủ trị: phát nhiệt, cảm mạo phát sốt, sốt cao co giật.

7.      Huyệt chữa đau tức ngực: Chiên trung. Thao tác: 1,5 thốn. Châm dọc theo xương ức, kèm theo hồi hộp, hụt hơi thêm Nội quan. Chủ trị: Đau tức ngực, đau ngực, khí suyễn, can khí uất kết.

8.      Huyệt Viêm phổi: Liệt Khuyết. Châm hướng lên trên nghiêng 0,4 – 0,8 thốn, vê kim, 5 phút một lần, kèm theo đau ngực, phát sốt,... gia Phế du, Khúc trì,... Chủ trị: Viêm phổi, lao phổi, khí phế thũng, hen suyễn.

9.      Huyệt điều tâm: Nội quan. Thao tác: 1 thốn. Châm thẳng, vê kim, 5 phút 1 lần. Chủ trị: Đau thắt ngực từng cơn, nhịp tim chậm, đau tức ngực, nhịp nhanh kịch phát trên thất và cơn đau thắt ngực,...

10.  Huyệt bệnh mạch vành: Huyệt Giải khê, châm thẳng xuống 2.5 thốn, chỗ lõm giữa ngón chân 3, ngón chân thứ 2 mu bàn chân. Thao tác: 1 thốn. Châm thẳng 0.5 – 0.8 thốn, vê kim, 2-3 phút 1 lần. Chủ trị: bệnh mạch vành, Đau tức ngực, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim,...

11.  Huyệt cấp cứu: Nhân Trung. Thao tác: 0,5 thốn, châm nghiêng hướng lên trên, tả pháp, sau khi tỉnh thì lưu kim 5 - 10 phút. Chủ trị: Hôn mê, choáng sốc, ngất xỉu, trẻ em co giật, thất ngôn, trúng thử,...

12.  Huyệt Hư thoát: Nhân Trung. Thao tác: châm 2 - 3 phân, vê kim, lưu kim 15 - 20 phút. Chủ trị: hư thoát, hôn mê, ngất xỉu, điên cuồng, choáng sốc,...

13.  Huyệt Trúng thử: Thiếu thương. Thao tác: châm 0,3 – 0,5 phân, vê kim, tả pháp, lưu kim 10 – 15 phút, phát nhiệt ra mồ hôi nhiều có thể chích 2 – 3 giọt máu. Chủ trị: trúng thử, trúng phong hôn mê.

14.  Huyệt thần suy: Thần khuyết. Thao tác: Châm thẳng 0,5 – 1 thốn, pháp bình bổ bình tả, vê chuyển kim, lưu kim 20 phút, sau khi châm hơ ngải 10 phút.

15.  Huyệt rối loạn thần kinh chức năng: Thừa sơn. Thao tác: Châm 2,5 thốn, bình pháp, kèm theo hồi hộp, hụt hơi gia Nội Quan, Chiên Trung. Chủ trị: chứng rối loạn thần kinh chức năng.

16.  Huyệt bệnh Tâm thần: Bách hội. Thao tác: châm nghiêng 0,5 – 0,8 thốn, tả pháp. Chủ trị: bệnh tâm thần chức năng.

17.  Huyệt Động kinh: Yêu Kỳ. Thao tác: châm vào trước rồi hướng lên trên 2,5 thốn, vê nhấc kim.

18.  Huyệt tỉnh thần: Thính mẫn. Thao tác: châm 0,5 – 0,8 thốn, châm kích thích mạnh. Chủ trị: bất tỉnh, hôn mê.

19.  Huyệt sa nội tạng: Bách hội. Thao tác: châm xong cứu 20 phút. Chủ trị: dạ dày, thận, tử cung, trực tràng sa xuống,...

20.  Huyệt mất tiếng: Nhân trung. Thao tác: châm 8 phân, châm hướng lên, lưu kim 25 phút, châm kích thích mạnh. Chủ trị: chứng mất ngôn ngữ do trầm cảm hoặc mất ngôn ngữ cơ năng.

21.  Huyệt Hysteria: Dũng Tuyền. Thao tác: 1 – 1,5 thốn, vê nhấc kim 3 phút, đi thử. Chủ trị: liệt nửa người do rối loạn thần kinh chức năng.

22.  Huyệt co rút mặt: Quyền liêu. Thao tác: châm thẳng 0,5 – 1 thốn, tả pháp. Chủ trị: cơ mặt co giật, co rút.

23.  Huyệt Liệt mặt: Hạ Quan. Thao tác: châm thẳng 1 – 1,2 thốn, tả pháp. Nếu phối hợp Ngư Yêu, Tứ Bạch, Giáp Xa càng tốt, hỏa thịnh chích nặn máu nhĩ tiêm, hàn thịnh gia Ngư Yêu, Tứ Bạch, Thái Dương,.... Chủ trị: tê liệt thần kinh mặt, viêm dây thần kinh mặt.

24.  Huyệt liệt nửa người: Suất cốc. Châm huyệt đối bên 0,5 – 1 thốn, châm bình, nhấc kim vê kim. Chủ trị: tai biến mạch máu não, đau nửa đầu.

25.  Huyệt trị thiểu năng tuần hoàn não: Phong trì. Thao tác: châm 2 thốn, vê chuyển tiến kim, lưu kim 30 phút. Chủ trị: Thiểu năng tuần hoàn não.

26.  Huyệt tiểu nhiều lần: Thái khê. Thao tác: châm 0,5 – 1 thốn, bình pháp. Chủ trị: tiểu nhiều lần hoặc tăng số lần đi tiểu đêm.

27.  Huyệt hạ đường huyết: Di du. Thao tác: châm nghiêng 1,5 thốn, tả pháp, lưu kim 30 phút, phối hợp Tam âm giao, Tỳ Du, Túc tam lý, Thần môn, Thận du. Chủ trị: bệnh đái tháo đường, đường huyết quá cao.

28.  Huyệt hạ mỡ máu: Phong long. Thao tác: châm thằng 2 thốn, thủ pháp nhấc kim, tả pháp, lưu kim 30 phút. Chủ trị: bệnh tăng lipid máu, béo phì.

29.  Huyệt đau dây thần kinh tam thoa: Ngư Yêu, Tứ Bạch, Thừa Tương. Châm Ngư yêu từ dưới lên 0,3 – 0,5 thốn, Tứ bạch châm nghiêng hướng lên châm vào 0,5 – 0,8 thốn, tiến hành thủ pháp vê chuyển tiến kim, có thể gia thêm huyệt Hạ Quan. Chủ trị: Đau dây thần kinh tam thoa, đau vùng xương lông mày.

30.  Huyệt đau dây thần kinh chẩm: Phong trì. Thao tác: châm 2 thốn, Bổ pháp, tả pháp vê nhấc kim.

31.  Huyệt đau trước đầu: Trung quản. Thao tác: Châm thẳng 1,5 thốn, tả pháp.

32.  Huyệt đau nửa đầu: Thái xung. Thao tác: Châm nghiêng hướng về gót chân 1,2 thốn, tả pháp.

33.  Huyệt đau phía sau đầu: Chí âm. Thao tác: châm 0,3 thốn.

34.  Huyệt mất ngủ: Đại Lăng. Thao tác: châm nghiêng hướng về lòng bàn tay 1 thốn, vê hoặc nhấc kim. Chủ trị: suy nghĩ quá mức dẫn đến mất ngủ, mất ngủ thực chứng do tâm thần, tả Đại Lăng.

35.  Huyệt mất ngủ II: Phong trì. Chủ trị: mất ngủ do rối loạn thần kinh chức năng tạo thành, xơ cứng động mạch não, cao huyết áp, thoái hóa cột sống cổ, cung cấp máu cho não không đủ.

36.  Huyệt nhiễm trùng tiết niệu: Trật Biên. Thao tác: châm thẳng 2,5 – 3 thốn, nếu do viêm thận bể thận có thể phối hợp Thận du, Âm Lăng Tuyền; nếu do viêm bàng quang có thể phối hợp Bàng quang du, Tam âm Giao, nếu do viêm niệu đạo có thể phối hợp Trung Cực, Tam Âm Giao.

37.  Huyệt hạ áp: Khúc trì. Thao tác: Tăng huyết áp kèm theo tăng lipid máu có thể phối hợp Phong long, nếu viêm thận gây ra tăng huyết áp phối hợp Tam âm giao.

38.  Huyệt sốt rét: Ngược môn. Thao tác: châm vào 1 thốn, vê chuyển tả pháp, có thể gia thêm huyệt Thân Trụ châm nặn ra ít máu.

39.  Huyệt cường giáp: A thị. Thao tác: châm thẳng 0,5 – 1 thốn, vê chuyển tả pháp, lồi mắt có thể phối hợp Tình Minh, Tứ Bạch, Ngư Yêu, Ty Trúc Không, hồi hộp, khí đoản phối hợp Nội quan, Thần Môn, sụt cân mồ hôi nhiều có thể phối hợp Tam Âm Giao, Túc Tam Lý.

40.  Huyệt đau dạ dày: Trung quản. Thao tác: châm thẳng 1,5 thốn, vê kim, bình pháp. Chủ trị: Đau dạ dày, đầy hơi, nấc.

41.  Huyệt viêm dạ dày: Ấn đường. Thao tác: châm nghiêng hướng xuống 5 – 8 phân, vê chuyển tiến kim. Chủ trị: viêm dạ dày cấp mạn tính, đầy hơi.

42.  Huyệt chỉ tả: Thân mạch. Thao tác: châm thẳng 0,5 thốn, vê kim, bình pháp, gia cứu. Chủ trị: tiêu chảy cấp tính, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng mạn tính.

43.  Huyệt cầm nôn: Chỗ lõm giữa huyệt Nội quan và Đại lăng. Thao tác: Châm thẳng 1 thốn, vê kim, kích thích mạnh. Chủ trị: nôn do thần kinh và khó chịu của hệ tiêu hóa.

44.  Huyệt chỉ lỵ: Đại trường du. Châm vào 1,5 thốn theo hướng cột sống, vê kim. Chủ trị: lỵ amip, viêm ruột.

45.  Huyệt táo bón: Chi Câu. Thao tác: châm thẳng 1,5 thốn, tả pháp.

46.  Huyệt cai thuốc lá: Liệt khuyết. Thao tác: châm nghiêng hướng lên trên 0.5 thốn, vê kim, gia cứu.

47.  Huyệt viêm thận: Tam âm giao. Thao tác: châm thẳng 2,5 thốn, tả pháp, có thể phối hợp Thận du, Túc tam lý, Quan nguyên. Chủ trị: viêm thận cấp mạn tính.

48.  Huyệt đau bụng cấp: Túc tam lý. Thao tác: châm 2 thốn, vê chuyển tả pháp.

49.  Huyệt Đau túi mật: Đởm Nang. Thao tác: châm thẳng 1,5 thốn, vê chuyển kim tốc độc nhanh 200 lần/cái. Chủ trị: viêm túi mật cấp mạn tính, sỏi mật, cơn đau quặn mật, giun chui ống mật.

II. 81 huyệt đặc hiệu rất thực dụng

1.      Huyệt đặc hiệu chữa phát sốt - Khúc Trì

2.      Huyệt đặc hiệu chữa đau họng - Thiếu Thương

3.      Huyệt đặc hiệu chữa ho - Liệt Khuyết

4.      Huyệt đặc hiệu chữa đau ngực - Cự Khuyết

5.      Huyệt đặc hiệu chữa hung muộn - Đốc Du

6.      Huyệt đặc hiệu chữa choáng ngất - Nhân Trung

7.      Huyệt đặc hiệu chữa ẩu thổ (nôn) - Hợp Cốc

8.      Huyệt đặc hiệu chữa đau bụng trên - Trung Quản

9.      Huyệt đặc hiệu chữa đau bụng dưới - Đại Hoành

10.  Huyệt đặc hiệu chữa trướng bụng - Kiến Lý

11.  Huyệt đặc hiệu chữa ách nghịch - Huyệt Cách khu

12.  Huyệt đặc hiệu chữa đại tiện bí - Chi câu

13.  Huyệt đặc hiệu chữa phù chi dưới - Tam Âm Giao

14.  Huyệt đặc hiệu chữa phù mặt - Thái Khê

15.  Huyệt đặc hiệu chữa đau đỉnh đầu - Tứ Thần Thông

16.  Huyệt đặc hiệu chữa thiên đầu thống - Thái Dương

17.  Huyệt đặc hiệu chữa đau vùng trước trán - Ấn Đường

18.  Huyệt đặc hiệu chữa chóng mặt - Phong Trì

19.  Huyệt đặc hiệu chữa tắc mũi - Nghinh Hương

20.  Huyệt đặc hiệu chữa cơn đau quặn thận - Thận Du

21.  Huyệt đặc hiệu chữa cơn đau quặn mật - Dương Lăng Tuyền

22.  Huyệt đặc hiệu chữa cánh tay tê bì - Thủ Tam Lý

23.  Huyệt đặc hiệu chữa cơ mắt co giật - Toản Trúc

24.  Huyệt đặc hiệu chữa gặp gió chảy nước mắt - Thừa Khấp

25.  Huyệt đặc hiệu chữa eo lưng đau mỏi - Ủy Trung

26.  Huyệt đặc hiệu chữa bắp chân bị chuột rút - Thừa Sơn

27.  Huyệt đặc hiệu chữa người già chảy nước mũi - Nghinh hương

28.  Huyệt đặc hiệu chữa miệng khô lưỡi táo - Thiên trì

29.  Huyệt đặc hiệu chữa chứng nghiến răng - Nội đình

30.  Huyệt đặc hiệu chữa tim đập nhanh - Thiếu hải

31.  Huyệt đặc hiệu chữa tim đập chậm - Thông lý

32.  Huyệt đặc hiệu chữa đau thắt ngực - Nội quan

33.  Huyệt đặc hiệu chữa bệnh viêm cơ tim nhiễm khuẩn - Tâm du

34.  Huyệt đặc hiệu chữa huyết áp thấp - Tố liêu

35.  Huyệt đặc hiệu chữa mất ngủ - An miên

36.  Huyệt đặc hiệu chữa hen suyễn - Định suyễn

37.  Huyệt đặc hiệu chữa loét dạ dày tá tràng - Trung quản

38.  Huyệt đặc hiệu chữa đau dây thần kinh liên sườn - Dương lăng tuyền

39.  Huyệt đặc hiệu chữa các chứng viêm túi mật, sỏi mật - Đởm nang

40.  Huyệt đặc hiệu chữa thiếu máu - Tỳ du

41.  Huyệt đặc hiệu chữa tăng lipid máu - Phong long

42.  Huyệt đặc hiệu chữa mai hạch khí - Tứ quan

43.  Huyệt đặc hiệu chữa cường chức năng tuyến giáp - Cao hoang

44.  Huyệt đặc hiệu chữa sỏi tiết niệu - Hạ cực du

45.  Huyệt đặc hiệu chữa kinh nguyệt trước kỳ - Thái xung

46.  Huyệt đặc hiệu chữa bế kinh - Khí hải

47.  Huyệt đặc hiệu chữa đau bụng kinh - Tam âm giao

48.  Huyệt đặc hiệu chữa vị trí của thai nhi không đúng - Chí âm

49.  Huyệt đặc hiệu chữa tắc sữa - Đản trung

50.  Huyệt đặc hiệu chữa hội chứng mãn kinh - Huyết hải

51.  Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em biếng ăn - Thừa tương

52.  Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em suy dinh dưỡng - Giáp tích Hoa Đà

53.  Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em chảy dãi - Dũng tuyền

54.  Huyệt đặc hiệu chữa chứng trẻ emđái són - Bàng quang du

55.  Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em khóc dạ đề 一 Nhất thôi thiên hà thủy (là dải huyệt từ nếp gấp trong cẳng tay kéo dài đến nếp gấp khuỷu tay).

56.  Huyệt đặc hiệu chữa trẻ em tiêu chảy - Thiên khu

57.  Huyệt đặc hiệu chữa vẹo cổ - Thiên tông

58.  Huyệt đặc hiệu chữa bong gân mắt cá chân - Hoàn khiêu

59.  Huyệt đặc hiệu chữa rối loạn khớp cùng chậu - Phi dương

60.  Huyệt đặc hiệu chữa viêm quanh khớp vai - Chiếu hải

61.  Huyệt đặc hiệu chữa bong gân cổ tay - Dương trì

62.  Huyệt đặc hiệu cứng cổ gáy - Kiên tỉnh

63.  Huyệt đặc hiệu chữa tê ngón tay út - Tiểu hải

64.  Huyệt đặc hiệu chữa ngứa quanh hậu môn - Trường cường

65.  Huyệt đặc hiệu chữa vết chân chim ở mắt - Đồng tử liêu

66.  Huyệt đặc hiệu chữa thâm quầng mắt - Tứ bạch

67.  Huyệt đặc hiệu chữa viêm loét khoang miệng lặp đi lặp lại - Lao cung

68.  Huyệt đặc hiệu chữa rối loạn công năng khớp dưới hàm - Hạ quan

69.  Huyệt đặc hiệu chữa viêm họng mạn tính - Thái khê

70.  Huyệt đặc hiệu để bổ hư - Quan nguyên

71.  Huyệt đặc hiệu chữa chân tay lạnh - Khí hải

72.  Huyệt đặc hiệu giải cơn buồn ngủ - Thượng tinh

73.  Huyệt đặc hiệu tăng cường lực cổ tay - Đại lăng

74.  Huyệt đặc hiệu cải thiện tình dục của nữ - Hồi xuân (chính là huyệt Thập tuyên).

75.  Huyệt đặc hiệu cải thiện tình dục của nam - Tinh hoàn

76.  Huyệt đặc hiệu kéo dài thời gian cương cứng - Quan nguyên du

77.  Huyệt đặc hiệu chữa xuất tinh sớm - Đại trường du

78.  Huyệt đặc hiệu giúp người già duy trì sinh hoạt tình dục - Âm liêm

79.  Huyệt đặc hiệu làm dịu thần kinh - Thần đình

80.  Huyệt đặc hiệu ổn định cảm xúc - Thiếu phủ

81.  Huyệt đặc hiệu chữa say tàu xe - Cưu vĩ

Cách giải huyệt đạo

III. Cách giải huyệt chân truyền của người xưa

1.      Châm Toản trúc bị mờ mắt phải châm Thính hội giải. Châm huyệt này bị sụp mí mắt không mở lên hoặc mở hoài phải châm Nhân trung để giải.

2.      Châm Hoành cốt phạm làm bí tiểu phải giải bằng Dũng tuyền.

3.      Châm huyệt Huyết hải phạm làm xỉu, giải bằng Túc tam lý.

4.      Châm Cơ môn phạm làm nặng chân, giải bằng Phúc ai.

5.      Châm Linh đài phạm làm đau nhức chân, giải bằng Ủy trung.

6.      Châm Thần đạo dưới đốt sống 5 phạm làm xỉu, giải bằng Trường cường.

7.      Châm Á môn phạm làm mất tiếng, giải bằng Nhân trung.

8.      Châm Chiên trung phạm làm xỉu, giải bằng Thiên đột.

9.      Châm Cưu vĩ phạm làm nấc, giải bằng Trung uyển hoặc Nội quan + Cách du.

10.  Châm Thừa cân làm rút gân, giải bằng Côn lôn.

11.  Châm Khí xung làm tức bụng, giải bằng Phong long.

12.  Châm Liêm tuyền phạm làm nghẹn, giải bằng Mệnh môn hoặc Giản sử.

13.  Cứu Thần khuyết phạm làm đau bụng, giải bằng Mệnh môn.

14.  Châm Thủy phân làm mệt, giải bằng Manh du hay Thiên khu.

15.  Châm Hậu khê – Thân mạch làm điều hòa mạch, trở về nguyên thủy mạch, hóa giải các huyệt châm (huyệt trung hòa) Đại chung – Dưỡng lão.

16.  Huyệt Nhân trung: giải vượng châm làm mệt, chân tay lạnh, cứu tỉnh cũng bằng huyệt này.

17.  Các huyệt Bách hội – Nội quan – Túc tam lý – Quan nguyên – Nhân trung – Trường cường đều có công năng giải vượng châm.

18.  Giải vượng châm theo bộ mạch chuyển biến mà châm khai uất hay đuổi tiếp khí bế cho thông là giải.

19.  Mười hai tỉnh huyệt và thập tuyên, thập huyệt (10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân) châm xuất huyết cứu trúng phong bất tỉnh, kinh phong sùi bọt mép, kinh giật.

20.  Châm bị phản ứng làm lạnh run, giải bằng cách xuất huyết Thiếu hải – Dũng tuyền, hoặc cứu Phong môn.

21.  Châm Kiên tỉnh xỉu, giải cứu bổ Túc tam lý.

22.  Huyệt Hội âm: cấp cứu bí tiểu tiện, thượng mã phong, hạ mã phong (có thể dùng Trường cường ở trường hợp sau).

23.  Châm bị phản ứng ngạt thở: xuất huyết các tỉnh huyệt Thiếu xung – Thiếu trạch – Thiếu thương. Nếu gấp quá chỉ dùng 1 huyệt Nhân trung – Dũng tuyền.

24.  Châm và bấm Kỳ môn, Nhật nguyệt, Phúc ai bị xỉu giải bằng Đại đô.

25.  Châm Thừa khấp bị mờ mắt, giải bằng Nội đình.

26.  Châm Đại trùy hay Thái tố bị xỉu, giải bằng Trung chữ.

27.  Châm An miên, Á môn bị xỉu, giải bằng Nhân trung – Phong trì. Chú ý tránh gió lạnh.

Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Dược Sài Gòn lưu ý, dù tác động lên huyệt bằng cách nào: châm cứu, hơ ngải, day bấm... thì kết quả cần đạt được là hiệu quả chữa bệnh hay hiệu ứng sinh học (theo cách gọi của Tây y). Cụ thể là kích thích huyệt đạo hoạt động mạnh hơn để giải phóng ứ bế, tắc nghẽn, lưu thông khí huyết...