Cách khắc phục suy dinh dưỡng bào thai

Cách khắc phục suy dinh dưỡng bào thai
Suy dinh dưỡng bào thai để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho quá trình phát triển của trẻ

Suy dinh dưỡng bào thai để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho quá trình phát triển của trẻ. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào giai đoạn bào thai bị suy dinh dưỡng và các chế độ chăm sóc trẻ sau khi chào đời.

Suy dinh dưỡng xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ, não bộ của trẻ chậm phát triển, trẻ có khả năng kém thông minh hơn. Trẻ suy dinh dưỡng sau khi ra đời dễ bị hạ thân nhiệt, hạ canxi trong máu gây co giật và hạ đường huyết gây rối loạn nhịp thở.

Ngay cả khi được nuôi dưỡng đúng cách, trẻ phát triển bình thường và đạt mức cân nặng như những trẻ khác sau 2-3 tháng nhưng chiều cao thì rất khó đạt được mức bình thường. Vì vậy, trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thường có nguy cơ thấp còi sau này.

Ngược lại, nếu nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp tục bị suy dinh dưỡng, trẻ ốm đau, quặt quẹo, còi cọc, chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), có đến 1/3 số trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2.500g chết trong những năm đầu đời.

2. Giúp mẹ đối phó với suy dinh dưỡng bào thai

Khi mang thai các thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi khoa học để có thể đạt mức tăng cân nặng trung bình để cuối thai kì là 10-12 kg, đồng thời giữ gìn sức khỏe, tăng cường sức đề kháng để không ốm đau, thiếu máu trước và sau khi sinh. Cụ thể, chị em cần chú ý các vấn đề sau:

Độ tuổi sinh sản tốt nhất cho người phụ nữ là từ 25 đến 30 tuổi. Nếu sinh con sau 35 tuổi, đứa trẻ có nhiều nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh hoặc một số hội chứng như down, tim bẩm sinh, sứt môi hoặc hở hàm ếch.

Nếu mẹ mắc các bệnh mãn tính, mẹ cần chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai. Nếu mẹ mắc bệnh Giang mai hoặc AIDS thì không nên sinh con vì mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi.

Thăm khám định kỳ trong thời gian mang thai để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường của thai nhi để có thể xử lý nhanh chóng.

Chế độ dinh dưỡng của thai phụ cần đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là đạm và canxi để xương và các tổ chức cơ quan như não bộ, tim, gan, hệ tiêu hóa và hô hấp phát triển. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải ăn  đủ rau xanh và hoa quả, để tránh thai nhi bị thiếu máu, còi xương hoặc mù lòa.

Cách khắc phục suy dinh dưỡng bào thai
Thăm khám định kỳ trong thời gian mang thai để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường của thai nhi

3. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bào thai

Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thường yếu hơn trẻ bình thường. Những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để có thể theo kịp tốc độ phát triển bình thường của các bạn cùng trang lứa.

Em bé cần ủ ấm cho trẻ thường xuyên, tốt nhất là nằm cạnh mẹ ngay sau khi sinh.

Theo dõi để phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có dấu hiệu trẻ bị hạ thân nhiệt hay hạ đường máu, hạ canxi máu.

Cho trẻ uống vitamin A, vitamin D và tiêm vắc-xin đầy đủ theo quy định của y tế.

Ngoài chế độ ăn nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng như: kẽm, canxi, vitamin A và D… dưới dạng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp trẻ phát triển chiều cao, phòng ngừa thừa cân béo phì do thấp còi.

Cách khắc phục suy dinh dưỡng bào thai
Em bé cần ủ ấm cho trẻ thường xuyên, tốt nhất là nằm cạnh mẹ ngay sau khi sinh

Các bác sĩ cho biết, nếu được phát hiện và điều trị tốt suy dinh dưỡng bào thai, trẻ sinh ra có thể phát triển bình thường, vì vậy mà mẹ hãy chú trọng chế độ chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai và chăm sóc thai phụ chu đáo ngay từ những ngày đầu mang thai để suy dinh dưỡng bào thai không thể ghé thăm gia đình bạn.

Bảo Bảo

Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ biết được nguyên nhân cũng như cách nhận biết sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng bào thai là gì?

Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất mà trẻ có thể mắc phải. Đây là sự phát triển chậm hoặc kém của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Nếu bé sinh đủ tháng mà nặng dưới 2,5kg thì được xem là bị suy dinh dưỡng bào thai.

Suy dinh dưỡng bào thai có nguy hiểm không?

Khi trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng bào thai lúc đẻ ra thường thấp còi, chậm phát triển cả chiều cao, cân nặng, ảnh hưởng đến não, gan, thận…

Não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trong ba tháng cuối của thai kỳ, và 3 năm đầu khi sinh. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ gây hậu quả làm cho não chậm phát triển, trẻ không được nhanh nhẹn thông minh như các bạn đồng trang lứa.

Cách khắc phục suy dinh dưỡng bào thai
Suy dinh dưỡng giai đoạn bào thai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé sau này

Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai

Bé sẽ dễ bị nhiễm khuẩn:

Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu hụt các vitamin, trong đó có vitamin A và C, là những chất rất quan trọng với hệ thống miễn dịch.

Nếu cơ thể trẻ thiếu những chất này sẽ làm bé dễ bị nhiễm bệnh hơn trước những tấn công của virus, vi khuẩn, các bệnh như tiêu chảy, khô mắt, sởi, viêm đường hô hấp bé dễ bị mắc phải hơn.

Bé dễ bị hạ thân nhiệt:

Trẻ suy dinh dưỡng rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, nếu không được ủ ấm kịp thời, thân nhiệt của trẻ có thể bị giảm mạnh có thể gây hậu quả khó lường.

Người mẹ có thể chăm sóc con bằng cách ủ ấm cho trẻ như mặc áo ấm, găng tay, vớ chân cho bé, giữ nhiệt độ trong phòng ở mức ấm

Đường huyết cũng dễ bị hạ:

Các dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị hạ đường huyết như trẻ rên nhẹ, khóc thét, run rẩy, co giật, tím tái, ngưng thở… Ðể hạn chế điều này, bạn cần cho trẻ bú sữa càng sớm càng tốt.

Cân nặng, chiều cao phát triển chậm hơn trẻ bình thường:

Những bé bị suy dinh dưỡng bào thai luôn ốm yếu, gầy còm, chiều cao phát triển rất chậm. Người mẹ phải nỗ lực hết sức để cho trẻ bú sữa mẹ, và cần cho bú trong sáu tháng đầu. Khi bé ăn dặm được vẫn cần tiếp tục cho bú mẹ đến hai tuổi.

Cách khắc phục suy dinh dưỡng bào thai
Mẹ bị suy dinh dưỡng bào thai, bé sinh ra thấp bé, nhẹ cân

Ngoài ra, cha mẹ cần có một bảng theo dõi chi tiết phát triển cân nặng, chiều cao của con xem kết quả như thế nào. Nếu tốt thì cần duy trì còn nếu không tốt cần đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Cách khắc phục suy dinh dưỡng bào thai
Suy dinh dưỡng bào thai ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ sau này

Nhiều bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng

Tại phòng khám của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhiều chị em rất lo lắng khi đến gần ngày sinh mà thai nhi vẫn không đủ cân theo tiêu chuẩn. Chị Thùy Dung (Gia Lâm - Hà Nội), cho biết: "Tôi mang thai tháng thứ 8 nhưng hiện tại em bé mới được 2kg. Bác sỹ bảo tôi có nguy cơ nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai nên phải ăn uống tẩm bổ thì thai nhi mới có cơ hội nặng trên 2,5kg sau khi sinh". 

Trong 9 tháng 10 ngày, thai phụ cần phải tăng khoảng 12kg. Trong đó, 3 tháng đầu tăng khoảng 1kg, 3 tháng thứ hai tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng 2kg. Nếu mẹ chỉ tăng khoảng 6 - 7kg thì bé bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai hoặc suy dinh dưỡng sơ sinh.

Cách khắc phục suy dinh dưỡng bào thai
Nên đọc

Tương tự chị Dung, chị Thu Hương (Chương Mỹ - Hà Nội) cũng lo lắng đứng ngồi không yên khi bác sỹ thông báo thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Kèm với thông báo của bác sỹ là một loạt các chỉ dẫn cho chị về chế độ ăn uống.

Theo các bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Não của trẻ phát triển mạnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ và hoàn thiện trong 3 năm đầu. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ làm cho não chậm phát triển, trẻ ít nhanh nhẹn và kém thông minh. 

TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng: "Suy dinh dưỡng bào thai khiến rất nhiều bộ phận trong cơ thể trẻ bị ảnh hưởng như: Da, cơ, xương... làm trẻ chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến các bộ phận như não, gan, thận... Nếu việc suy dinh dưỡng này kéo dài nhiều tháng sau khi đẻ thì tương lai đứa trẻ sẽ có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với các bạn cùng độ tuổi và trí tuệ cũng kém phát triển hơn".

Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai 

Có 4 yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi, dẫn đến việc thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Ðó là tuổi của thai phụ, sức khỏe của thai phụ (trước và trong quá trình mang thai), dinh dưỡng trong quá trình chín tháng mười ngày, và cuối cùng là điều kiện lao động.

Tuổi tác của người mẹ: Từ 30 tuổi trở đi, cơ thể người phụ nữ đã bắt đầu lão hóa. Trong trường hợp này, thai nhi rất dễ rơi vào tình trạng không còn được cung cấp đủ chất, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Để hạn chế nguy cơ này cho bé yêu, chị em nên kết hôn và sinh con vào giai đoạn từ 25 – 30 tuổi.

Sức khỏe của người mẹ: Sức khỏe của thai phụ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Vì vậy, muốn con mình khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát từ trước khi mang thai và khám thai đều đặn theo lịch suốt chín tháng thai kỳ.

Dinh dưỡng của người mẹ: Dinh dưỡng trong cơ thể của mẹ theo máu qua nhau thai đến nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy mà chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phải chỉ cần số lượng, mà còn phải đầy đủ dưỡng chất cần thiết. 

Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai: Khi mang thai, lao động nặng tiêu tốn lấn phần năng lượng dành cho sự phát triển thai nhi và dự trữ sinh sữa sau này. Nếu thai phụ đang làm một công việc nhiều áp lực, hãy cố gắng sắp xếp với cơ quan để giảm tải công việc của mình. Nếu đang làm một công việc đòi hỏi nhiều đến sức lực, di chuyển, đi lại…, tốt hơn hết nên tính toán từ trước khi mang thai để có kế hoạch thay đổi công việc phù hợp, nhằm đảm bảo tốt nhất cho con.

Suy dinh dưỡng bào thai vẫn có thể khắc phục được

Theo TS Nguyễn Thị Lâm: "Trẻ bị suy dinh dưỡng từ khi ở trong bào thai vẫn có thể khắc phục được và phát triển như trẻ bình thường nếu được nuôi dưỡng tốt, đúng cách và đạt tới cân nặng của trẻ bình thường sau từ 2 - 3 tháng. Tuy nhiên, hệ thống tiêu hoá của trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai kém hoàn thiện hơn, việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ thời kỳ này cần được các bà mẹ lưu tâm hơn".