Cách làm các món ăn thực dưỡng

Cách chế biến bữa ăn sáng thực dưỡng đơn giản

May 12, 2017August 22, 2020 1 Comment món ăn thực dưỡng, phương pháp thực dưỡng số 1

Bữa ăn trong phương pháp thực dưỡng

Chế độ ăn uống thực dưỡng đã và đang ngày càng khẳng định sự hiệu quả của mình trong việc dưỡng sinh và trị bệnh. Rất nhiều người khi áp dụng phương pháp ăn uống thực dưỡng đã phản hồi những ý kiến tích cực. Có rất nhiều công thức chế biến các bữa ăn thực dưỡng để làm đa dạng, phong phú hơn bữa ăn hàng ngày mà nhiều người vẫn chưa biết.

Hôm nay iSuckhoe sẽ giới thiệu đến bạn:

  • Thực đơn thực dưỡng 7 ngày
  • Công thức làm bữa sáng thực dưỡng

Điều đầu tiên cần nhắc lại là, thực phẩm chính của thực dưỡng Ohsawa là các loại ngũ cốc và rau củ tự nhiên, không nhiễm hóa chất, đặc biệt là gạo lứt và muối mè là chủ đạo. Một bữa ăn thực dưỡng luôn cần có sự cân bằng Âm Dương. Những thực phẩm Dương là Muối (rất dương), Trứng, Thịt, Cá. Các hạt ngũ cốc (lúa gạo, bắp, ý dĩ, hạt kê, lúa mì, lúa mạch,) là thực phẩm quân bình. Những thực phẩm Âm: Đậu, Rau củ, Sữa, Trái cây, Đường (rất âm). Khi thực hiện các bữa ăn thực dưỡng, tốt nhất nên cố gắng tạo sự quân bình Âm Dương là tốt nhất.

Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng

Trong phương pháp ăn thực dưỡng còn có những thực phẩm khác như rong biển, nước tương tamari, mơ muối, chanh muối, mạch nha, là những thực phẩm phụ ăn kèm.

Thực đơn thực dưỡng trong 7 ngày

Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng

Đối với người lựa chọn ăn chay thực dưỡng, cần làm rõ về quan điểm ăn chay vì trên thế giới hiện có 3 trường phái ăn chay:

  • Thứ nhất, là không ăn thịt động vật (con vật có thân nhiệt cao hơn thân nhiệt con người) nhưng vẫn ăn cá (con vật thân nhiệt thấp hơn thân nhiệt con người).
  • Thứ hai, nhóm không ăn thịt bất cứ con vật nào cả, nhưng vẫn ăn trứng và các chế phẩm từ con vật (nhưng kiêng sát sinh con vật).
  • Thứ ba, là nhóm không ăn thịt động vật và cá và trứng nhưng vẫn sử dụng chế phẩm từ sữa con vật.

Như vậy, dù trong nhóm ăn chay nào thì rau củ và ngũ cốc vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tùy theo nhóm ăn chay nào mà bạn có thể tùy chỉnh thực đơn, cách chế biến cho phù hợp với chế độ ăn chay thực dưỡng của mình.

Công thức chế biến bữa sáng thực dưỡng

Một bữa ăn sáng thực dưỡng cho người ăn chay thực dưỡng tưởng chừng hạn hẹp do ít nguyên liệu thực hiện, nhưng với sự đa dạng và phong phú của các món biến thể từ gạo lứt như miến, phở, mỳ quảng, đều làm từ gạo lứt thì bạn vẫn có thể dễ dàng biến tấu cho bữa sáng ngon miệng hơn. Nhưng trên hết, vẫn phải luôn nhớ kỹ nguyên tắc Âm Dương khi chế biến.

Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Nguyên liệu chế biến món ăn thực dưỡng

Ngày thứ nhất:

Bánh mỳ ăn kèm bơ đậu phộng, muối mè và hạt dẻ hoặc hạt hạnh nhân và sữa gạo lứt. Cách nấu sữa gạo lứt tại nhà các bạn có thể tham khảo dưới đây:

Cách làm Sữa gạo lứt

  • 1 chén gạo lứt ngâm nước lọc qua đêm
  • 5-10 hạt óc chó hoặc hạnh nhân
  • 1 ít muối biển

Cách làm:

  • Nấu chín gạo lứt như cháo (Lượng nước vừa đủ dùng)
  • Để nguội, cho vào máy xay sinh tố, thả thêm 5 10 hạt óc chó hoặc hạnh nhân vào
  • Xay nhuyễn kèm 1 ít muối cho vừa vị, không để mặn
  • Khi đã xay nhuyễn, cho vào túi lọc xác, vắt lấy nước, bỏ cặn là ra món sữa gạo lứt đơn giản.

Cách làm sữa gạo lứt có thể có nhiều cách làm khác nhau, một số người có thể cho kèm yến mạch, nho khô cho thêm mùi vị.

Ngày thứ 2:

Cháo gạo lứt nấu với rong biển. Cách làm rất đơn giản, nấu cháo gạo lứt như thông thường, khi cháo sôi tới thì cho thêm rong biển vừa ăn vào. Đảo đều. Thêm 1 tý muối cho vừa miệng.

Cách làm các món ăn thực dưỡng
Cách làm các món ăn thực dưỡng
Sữa gạo lứt

Ngày thứ 3:

Cơm gạo lứt ăn kèm rau chấm nước tương Tamari. Bạn có thể chọn bất kỳ loại rau nào rồi luộc chín. Pha chén nước tương Tamari để ăn kèm. Để giúp cho bữa ăn thêm ngon miệng, bạn có thể pha thêm một ly chanh muối hoặc mơ muối dùng chung.

Ngày thứ 4:

Cơm muối mè cuộn rong biển. Nấu cơm gạo lứt sẵn từ tối. Dùng rong biển cuộn cơm trộn muối mè. Có thể uống kèm sữa gạo lứt.

Ngày thứ 5:

Miến gạo lứt nấu kèm nấm. Trụng miến cho nở vừa ăn, để nguội vào tô. Nấu nước canh như sau:

  • 1 muỗng nước tương Tamari
  • 1 tô nước vừa ăn
  • 2 3 tai nấm (nấm hương, nấm đông cô,)
  • Rong biển
  • Trứng gà (có thể bỏ lòng đỏ)

Đợi nước sôi thì thả tai nấm, rong biển vào. Sau đó hòa trứng gà vào như nấu súp. Tắt bếp, nêm nước tương Tamari. Cuối cùng, chế vào miến. Không nêm thêm đường hoặc muối.

Ngày thứ 6:

Mỳ trộn

Cách nấu mỳ trộn như sau:

  • 1 2 khoanh mỳ khô từ gạo lứt, trụng mỳ chín, để nguội
  • Củ sen xắt lát lượng vừa ăn.
  • Rau cải luộc chín vừa ăn, cắt từng đoạn bằng ngón tay
  • Nước tương tamari pha 1 ít nước chanh muối
  • Lạc rang giã vụn

Trộn tất cả hỗn hợp trên là bạn đã có ngay một dĩa mỳ trộn gạo lứt chay đơn giản

Ngày thứ 7:

Bánh mỳ sanwich kèm trà gạo lứt.

Cách làm bánh mỳ sandwich:

  • 2 miếng bánh mỳ sandwich,
  • Rau xà lách xoong
  • Bơ đậu phộng
  • Nước tương Tamari
  • Rong biển khô dùng để cuộn cơm cuộn.

Cắt lát rong biển vừa bằng miếng sandwich. Phết bơ đậu phộng lên 2 miếng bánh mỳ, kẹp chung với rong biển, rau xà lách và thêm 1 ít nước tương tamari cho vừa ăn. Vậy là hoàn thành xong bữa sáng thứ 7 trong tuần.

Cách làm trà gạo lứt:

  • 1 muỗng canh gạo lứt
  • 1/3 ½ lít nước sôi

Gạo lứt rang cho vừa dậy mùi thì tắt bếp. Hãm nước sôi vào phần gạo rang, thêm vài hạt muối. Có thể uống được cả ngày và ăn luôn xác trà đều được