Cách làm đậu hũ non cho bé 7 tháng

Nếu con yêu đã bắt đầu mọc răng hoặc bước vào độ tuổi ăn dặm thì món cháo đậu hũ non cho bé sẽ là gợi ý thú vị mà mẹ nên thử. Cháo đậu hũ non rất dễ nấu cũng như chứa nhiều dưỡng chất tốt đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé cưng.

Đậu hũ non là nguyên liệu rất dễ tìm mua, rẻ tiền và khá giàu dưỡng chất. Nếu biết cách chế biến, đậu hũ non sẽ có thể mang lại vô vàn các món ngon khác nhau, phù hợp cho trẻ đang trong thời kỳ tập ăn dặm. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ bật mí các công thức nấu cháo đậu hũ non cho bé ăn ngon chóng lớn mà bố mẹ không nên bỏ qua.

3 công thức nấu cháo đậu hũ non cho bé mà mẹ nên thử

Hello Bacsi gửi đến bạn 3 công thức nấu cháo đậu hũ non cho bé, cụ thể như sau:

1. Cháo đậu hũ non bí đỏ cho bé thơm ngon, lạ miệng

Nguyên liệu:

  • Gạo: lượng vừa phải theo nhu cầu
  • 20g bí đỏ (nên hấp sơ qua trước khi nấu cháo để bí được mềm, dễ ăn)
  • 40g đậu hũ non
  • 30g gạo nếp
  • 1 muỗng dầu ăn cho bé
  • 250ml nước

Các bước thực hiện:

  • Vo gạo rồi cho vào nồi, thêm 250ml nước với tỉ lệ gạo và nước là 1:8.
  • Đun với lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi cháo chín hẳn, hạt gạo nở bung đều và không bị vón cục.
  • Sau khi cháo đã chín mềm, dậy mùi thơm thì cho hỗn hợp bí đỏ, đậu hũ đã tán nhuyễn vào, tiếp tục nấu với lửa nhỏ đến khi cháo sôi đều trở lại thì tắt bếp.
  • Cho 1 muỗng dầu ăn vào khuấy đều, nhấc nồi xuống để nguội bớt rồi múc cháo ra bát cho bé ăn dặm.
  • Với các bé mới tập ăn dặm, cha mẹ có thể dùng rây có mắt nhỏ để rây cháo sau khi nấu chín, điều này sẽ giúp bé dễ ăn và tiêu hóa tốt hơn.

Tìm hiểu thêm Cách nấu cháo bí đỏ cho trẻ ăn dặm giúp con tăng cân vù vù

Nguyên liệu:

  • 100g thịt heo
  • 50g đậu hũ non
  • 1/2 quả cà chua
  • 20g gạo nếp (hoặc 10g gạo nếp – 10g gạo tẻ)
  • Dầu ăn cho bé
  • Hành khô, rau mùi, hạt nêm

Cách thực hiện:

  • Cho gạo đã vô sạch vào nồi, thêm nước với tỉ lệ gạo và nước là 1:8 hoặc mẹ có thể gia giảm lượng nước tùy theo khả năng ăn cháo đặc hay lỏng của bé. Đun lửa nhỏ và khuấy đều để cháo chín mềm, không bị vón cục.
  • Cà chua rửa sạch, khứa nhẹ bề mặt làm 4-6 khứa, trụng vào nước sôi cho dễ bóc vỏ, thái hạt lựu.
  • Thịt rửa sạch, thấm khô, băm nhuyễn, ướp với chút xíu hạt nêm, hành khô.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào, phi thơm ½ muỗng hành băm rồi cho thịt đã ướp vào xào.
  • Khi thấy thịt chín thơm, cho đậu hũ non và cà chua vào. Nấu cho thịt mềm nhừ thì tắt bếp.
  • Cho hỗn hợp cà chua, đậu hũ non và thịt vừa xào vào nồi cháo trắng, khuấy đều, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị của bé.
  • Đun đến khi cháo sôi trở lại thì bạn rắc một ít rau mùi thái nhỏ vào để món cháo có mùi vị thơm ngon hơn.
  • Tắt bếp, thêm vào cháo 1 muỗng dầu ăn sau đó bắc cháo ra, để nguội rồi cho bé thưởng thức.

Có thể bạn quan tâm Bạn cần biết gì khi cho con ăn đậu hũ?

Nguyên liệu:

  • 50g đậu hũ non
  • 1 quả trứng gà
  • 1 nắm gạo tẻ
  • 1 thìa dầu ăn

Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ bạn vo sạch rồi ngâm khoảng 30 phút để gạo nở mềm, giúp rút ngắn thời gian nấu cháo. Nấu cháo và đun lửa nhỏ khoảng 15 – 20 phút.
  • Trứng tách lấy lòng đỏ còn đậu hũ đem tán nhuyễn
  • Cho đậu hũ vào trứng rồi đánh đều.
  • Khi cháo đã chín thì cho hỗ hợp trứng và đậu hũ non vào, khuấy đều và nhẹ tay, đun tới khi sôi đều lên rồi tắt bếp.
  • Sau đó bạn nêm thêm chút dầu ăn, đợi cháo bớt nóng thì múc ra chén cho bé ăn khi còn ấm.

Tìm hiểu thêm 7 cách nấu cháo trứng gà cho bé mẹ nhất định phải biết

Mách mẹ 5 lợi ích của đậu hũ non

Sau khi tìm hiểu cách nấu cháo đậu hũ non cho bé thì bố mẹ cũng đừng nên bỏ qua một số lợi ích tích cực mà đậu hũ non mang đến cho sức khỏe bé yêu là gì nhé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn đậu non có thể giúp cơ thể nhận được các lợi ích như:

1. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng

Do được làm từ đậu nành nên đậu hũ non chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt, phù hợp cho trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm và cả khi lớn nhằm hỗ trợ bé phát triển đầy đủ nhất. Trong 122 gram đậu hũ non có chứa:

  • 177 calo
  • 5,36 g carbohydrate
  • 12,19 g chất béo
  • 15,57 g protein
  • 421 mg canxi
  • 65 của magiê
  • 3,35 mg sắt
  • 282 mg phốt pho
  • 178 mg kali
  • 2 mg kẽm

2. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Việc thường xuyên ăn các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ non có thể làm giảm mức cholesterol và chất béo bão hòa trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

3. Ăn đậu hũ non ngừa thiếu máu

Tình trạng thiếu máu phát triển khi cơ thể bị thiếu sắt nghiêm trọng, làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Đậu hũ non chứa rất nhiều sắt, có thể giúp bé ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

4. Tốt cho tóc

Nếu bạn muốn mái tóc của bé yêu trở nên chắc khỏe mềm mượt khi lớn lên thì đừng bỏ qua món đậu hũ non, chẳng hạn như nấu cháo đậu hũ non nhé. Nhờ vào hàm lượng sắt và kẽm dồi dào từ đậu hũ non mà các nang tóc sẽ được nuôi dưỡng để phát triển tốt hơn trong tương lai,

5. Đậu hũ non tốt cho xương

Đậu hũ non chứa dồi dào canxi, đây là thành phần khoáng chất quan trọng trong quá trình hình thành xương và răng chắc khỏe. Theo các chuyên gia, ăn đậu hũ non sẽ cung cấp thành phần canxi một cách hợp lý, từ đó nâng cao sức khỏe xương của trẻ để con phát triển cao lớn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cách làm đậu hũ non là công thức được nhiều nhiều chị em nội trợ nói chung và các mẹ bỉm sữa nói riêng tìm hiểu để thực hiện cho các bé trong giai đoạn ăn dặm. Đậu hũ non được làm từ đậu tương hoặc các loại đậu khác. Các thành phần này cung cấp cho cơ thể nhiều nguyên tố vi lượng, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chẳng hạn như canxi, sắt, magie cùng protein, axit amin quan trọng…

Đậu hũ non là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ ăn và phù hợp với mọi đối tượng trong gia đình. Ảnh: Internet.

Ăn đậu hũ non thường xuyên sẽ giúp phòng chống các bệnh về tim mạch, phòng và trị các chứng béo phì, tiểu đường, thoái hóa thần kinh, ngừa ung thư…Ở độ tuổi ăn dặm, món đậu hũ non mềm mịn sẽ giúp các bé dễ dàng làm quen với cấu trúc thức ăn và ăn ngon miệng hơn.

2. Những cách làm đậu hũ non mềm ngon đơn giản cho bé ăn dặm

2.1. Cách làm đậu hũ non từ đậu nành và gelatin

2.1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Hạt đậu nành: 300 gram
  • Lá gelatin: 15 gram
  • Nước đá lạnh: 1 chén
  • Muối: 1 muỗng cà phê
  • Nước sạch: 1,3 lít
  • Nước tương đậm đặc
Đậu hũ non làm từ đậu nành và lá gelatin ăn cực ngon và cực dễ làm. Ảnh: Internet.

2.1.2. Ngâm đậu nành và xay lấy nước sữa

  • Đậu nành sau khi mua về loại bỏ hạt bị hư hỏng, hạt mốc, rửa sạch nhiều lần. Tiếp đến, ngâm đậu nành khoảng 6 tiếng đồng hồ cho nở to. Sau đó đổ toàn bộ ra rổ xả nước và rửa sạch lần nữa.
Đậu nành rửa sạch, loại bỏ sạn, hạt mốc rồi ngâm 6 tiếng đồng hồ. Ảnh: Internet.
  • Cho một nửa lượng đậu vào máy xay sinh tố. Kế đến, thêm 400 ml nước rồi đậy nắp xay đến khi hỗn hợp đậu nước nhuyễn mịn.
Cho một nửa lượng đậu nành đã ngâm vào máy xay. Ảnh: Internet.
  • Trút hỗn hợp đã xay vào túi lọc đậu. Sử dụng chậu hoặc nồi để hứng lấy nước sữa đậu sau khi lọc. Bạn cẩn thận túm miệng túi vải, vắt lấy nước sữa đậu nành. Thêm lượng nước vào để bóp vắt cho bã đậu ra hết chất sữa. Tiếp tục xay lượng đậu còn lại đến hết để lọc nước sữa lần sau và thực hiện tuần tự như ở lần đầu.
Lọc lấy nước sữa đậu nành, loại bỏ bã. Ảnh: Internet.

2.1.3. Cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm từ lá gelatin và đậu nành

  • Lá gelatin đem cắt đôi rồi ngâm vào bát nước đá khoảng 5 – 10 phút cho mềm.
  • Nồi sữa sau khi lọc sạch đem nấu sôi thì hạ lửa nhỏ, hớt hết bọt nổi lên mặt. Thêm một ít muối, nấu khoảng 3 – 5 phút cho sữa chín hoàn toàn thì tắt bếp. Cho vào nồi sữa phần lá gelatin đã ngâm, khuấy đều đến khi tan hết.
Sau khi lá gelatin tan hết, từ từ rót nước đậu vào khuôn đến khi đông lại. Ảnh: Internet.
  • Sau khi sữa nguội bớt, cho sữa vào các khuôn đựng để thành đậu hũ non. Khi ăn, bạn úp đậu hũ non ra đĩa và cho bé cùng các thành viên gia đình thưởng thức.
Đậu hũ hon sau khi đông bày ra đĩa có thể thưởng thức cùng những món ăn khác. Ảnh: Internet.

2.2. Cách làm đậu phụ non yến mạch

Cách làm đậu hũ non yến mạch ăn cùng các loại sốt trái đây hiện là công thức được nhiều chị em chia sẻ để làm cho con. Các bé trong giai đoạn ăn dặm đến 2 tuổi đặc biệt thích thưởng thức món ăn hấp dẫn này.

2.2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Yến mạch: 50 gram
  • Nước lọc: 200 ml
  • Nước hoa quả tùy khẩu vị từng bé
  • Khuôn làm đậu hũ
Cách làm đậu hũ non từ yến mạch là công thực được rất nhiều chị em bỉm sữa chuyền tay nhau làm cho con ăn dặm. Ảnh: Internet.

2.2.2. Cách làm đậu hũ non yến mạch cho trẻ ăn dặm

  • Yến mạch sau khi mua về đong khoảng 3 muỗng canh, rửa cho giảm độ nhớt rồi ngâm nước cho nở mềm. Sau 30 phút, chắt bỏ nước ngâm, rửa lại yến mạch từ 1 – 2 lần cho sạch.
Ngâm yến mạch với nước trước khi làm đậu hũ non. Ảnh: Internet.
  • Cho khoảng 9 muỗng canh nước vào phần yến mạch đã ngâm, xay nhuyễn rồi lọc hỗn hợp qua rây, bỏ bã. Phần bã của yến mạch có thể giữ lại làm các món bánh cho bé ăn dặm như pancake, hoặc làm bánh muffin mini.
Sau khi ngâm nước, cho yến mạch vào máy xay nhuyễn. Ảnh: Internet.
  • Hỗn hợp nước sau khi lọc sạch cho vào nồi chống dính nấu sôi với ngọn lửa nhỏ. Trong quá trình nấu, đừng quên khuấy đều tay, sát đáy nồi để tránh bị cháy. Quan sát đến khi hỗn hợp sánh đặc lại thì tắt bếp.
  • Đổ từ từ hỗn hợp vào khuôn hoặc ly nhỏ. Sau khi nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh cấp đông từ 3 – 4 tiếng.
Đổ hỗn hợp vào khuôn, bảo quản trong ngăn mát tủ lành đến khi đông thì bày trí món ăn và cho bé thưởng thức. Ảnh: Internet.
  • Với sốt hoa quả, bạn có thể dùng hoa quả tùy thích (thanh long, xoài, dâu, hồng xiêm…) xay nhuyễn, thêm một ít nước nếu cần. Những bé nhỏ, bạn có thể đun sôi sốt trên bếp và để nguội trước khi cho bé ăn.
  • Đậu hũ hon yến mạch sau khi đông bạn lấy ra khỏi khuôn, cho vào đĩa, rưới nước sốt lên. Đợi món ăn bớt lạnh thì cho bé thưởng thức.

3. Cách làm đậu hũ non từ trứng gà

Đậu hũ non trứng gà có độ mềm mịn, căng mọng, mùi thơm hòa quyện của sữa đậu nành cùng trứng gà béo ngậy sẽ mang đến cho gia đình bạn món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng.

3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Sữa đậu nành: 300 ml (Có thể mua hoặc tự làm sữa)
  • Trứng gà: 4 quả
  • Bột bắp: 30 gram
  • Muối: 2 gram
  • Nồi hấp, khay đựng đậu, màng bọc thực phẩm
Bạn sẽ khó lòng bỏ qua món đậu hũ non trứng gà với mùi vị thơm bùi, béo ngậy, giàu dưỡng chất. Ảnh: Internet.

3.2. Cách làm đậu hũ non mềm ngon từ trứng gà

3.2.1. Đánh tan trứng gà và nấu sữa đậu nành kết hợp

  • Đập trứng gà cho vào chén, đánh đều tay.
Đánh tan trứng gà cho lòng trắng và lòng đỏ quện vào nhau. Ảnh: Internet.
  • Sữa đậu nành sau khi mua hoặc làm xong cho vào một cái nồi sạch, thêm bột bắp vào khuấy tan. Bắc nồi sữa lên bếp, bật lửa vừa và quấy đều tay để bột không bị đông.

Lưu ý: Giữ nhiệt độ nồi nấu khoảng 70 độ C để tránh làm đông hỗn hợp. Nhờ vậy, khi sữa đậu nành vào trứng sẽ tạo nên món đậu hũ không đẹp mắt.

Bắc nồi sửa trên bếp nấu sôi với ngọn lửa vừa, liên tục quấy đều tay để sữa không bị bén nồi. Ảnh: Internet.
  • Từ từ đổ phần trứng gà đánh tan ban đầu vào, vừa đổ vừa quậy đề tay đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau. Để món đậu hũ trứng mềm mịn, trắng đẹp bắt mắt, bạn lọc hỗn hợp qua rây nhằm loại bỏ cặn và chất thừa.
  • Đổ hỗn hợp đậu, trứng vào khuôn rồi đem đi hấp chín, bạn sẽ được thành phẩm.
  • Trong quá trình hấp đậu, chú ý để lửa vừa, hé vung kẻo đậu bị rỗ mặt. Khi đậu đã nguội, cho vào đĩa, cắt từng miếng nhỏ vừa ăn.
  • Đậu hũ hon có thể ăn trực tiếp hoặc có thể chế biến thành các món chiên, hấp, hoặc đậu hũ sốt trứng muối cùng các nguyên liệu khác để thưởng thức.
Đậu hũ non trứng gà có cách làm tương tự như những loại đậu hũ non khác. Ảnh: Internet.
  • 1 chén hạt đậu nành khô
  • 5 cốc nước lọc
  • 1 muỗng canh + 2 thìa cà phê nước cốt chanh tươi đã bỏ hột

Mẹo: Để dễ nhớ công thức, bạn cứ canh 1 thìa cà phê nước chanh cho mỗi cốc sữa đậu nành là được.

4.2. Cách làm đậu hũ non từ nước cốt chanh và sữa đậu nành

4.2.1. Ngâm đậu nành và lọc sữa

  • Ngâm hạt đâu nành trong nước ít nhất 12 giờ. Bạn có thể để hũ đậu nành trong ngăn mát tủ lạnh ngâm để hạt nở ra mềm hơn. Chỉ cần hạt đỗ bung ra với kích cỡ lớn hơn gấp 3 lần kích thước ban đầu là thành công.
  • Sau khi ngâm, rửa đậu vài lần với nước lạnh, để ráo nước hoàn toàn.
  • Cho đậu nành cùng 5 cốc nước lọc vào máy sinh tố, xay nhuyễn. Lọc nước sữa đậu nành bằng vải cotton hoặc tấm rây, nhớ dùng muỗng ép bã cho đến khi khô lại để chắt hết nước sữa hạt ra nhé.
Các bước xay đậu nành và vắt lấy nước sữa. Ảnh: Marystestkitchen
  • Chế sữa đậu nành vào nồi lớn, bắc lên bếp, vừa đun vừa khuấy đều đến khi sôi, hạ lửa nhỏ nhất. Nấu sữa đậu nành thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
  • Để sữa nguội ở nhiệt độ phòng, hoặc, bạn có thể đặt nồi sữa vào thau đá lạnh để tăng tốc quá trình này.

4.2.2. Cách làm đậu hũ non từ sữa đậu nành và nước cốt chanh

  • Bắc nồi hấp lên bếp, đun cho nước trong nồi sôi.
  • Cho nước cốt chanh vào một khay chứa để vừa vào nồi hấp.
  • Đổ phần sữa đậu nành vào khay chứa nước chanh, đậy nắp lại. Hấp hỗn hợp thêm 10 phút nữa thì tắt bếp. Để yên đậu hũ trong nồi ủ khoảng 10 phút mới mở nắp.
  • Với thành phẩm đậu hũ non vừa làm, bạn có thể để nguội, lưu trữ tối đa 3 ngày trong ngày lạnh để dùng dần nhé.
Thành phẩm đậu hũ non làm từ sữa đậu nành và nước chanh. Ảnh: Marystestkitchen

Với những cách làm đậu hũ non từ đậu nành, yến mạch và trứng gà nói trên, bạn sẽ dễ dàng trổ tài đãi gia đình món ăn ngon hàng ngày  giàu dinh dưỡng này. Đây còn lại món ngon cho bé ăn dặm với nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển hệ xương của các bé nữa đấy. Chúc bạn áp dụng công thức nấu ăn này thành công nhé!

Hồng Ngọc

Video liên quan

Chủ đề