Cách luân chuyển chứng từ kế toán nguyên vật liệu năm 2024

Hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại như: nguyên vật liệu, công cụ – dụng cụ, thành phẩm, bán thành phẩm,…Để quản lý hàng tồn kho, kế toán sử dụng chứng từ là Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho để hạch toán cho tất cả các loại hàng tồn kho.

Quy trình tồ chức Phiếu nhập kho:

Trong kế toán, phiếu nhập kho được gọi là chứng từ thực hiện, vì nó chứng minh nghiệp vụ về nhập kho một loại hàng tồn kho nào đó. Phiếu nhập kho là do kế toán hoặc người phụ trách viết khi muốn cho vật tư, sản phẩm, hàng hóa nhập kho. Để nhập kho, phải có chứng từ thể hiện rõ nguồn gốc của việc nhập kho mà ghi sổ cho phù hợp. (chứng từ nguồn) Chứng từ nguồn về hàng tồn kho có nhiều loại, nhưng cơ bản bao gồm: hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao sản phẩm sản xuất hoàn thành, giấy giữ hộ tài sản,…Vậy làm thế nào để người quản lý kiểm soát được hàng nhập kho?

Sau đây là quy trình luân chuyển phiếu nhập kho:

Bước 1: Người giao hàng (có thể là nhân viên phụ trách thu mua, nhân viên sản xuất của DN hoặc người bán) đề nghị giao hàng nhập kho.

Bước 2: Ban kiểm nhận lập biên bản nhận cho nhập kho vật tư, hàng hóa, sản phẩm. Ban kiểm nhận bao gồm thủ kho, kế toán vật tư, cán bộ phụ trách bộ phận, người đề nghị giao hàng.

Bước 3: Kế toán vật tư hoặc phụ trách bộ phận sẽ tiến hành lập Phiếu nhập kho theo hóa đơn mua hàng, phiếu giao nhận sản phẩm…với ban kiểm nhận.

Bước 4: Người lập phiếu, người giao hàng và phụ trách bộ phận ký vào Phiếu nhập kho.

Bước 5: Chuyển Phiếu nhập kho cho thủ kho tiến hành việc kiểm nhận, nhập hàng, ghi sổ và ký Phiếu nhập kho.

Bước 6: Chuyển Phiếu nhập kho cho kế toán vật tư để ghi sổ kế toán.

Bước 7: Kế toán vật tư tổ chức bảo quản và lưu trữ phiếu nhập.

Quy trình tổ chức Phiếu xuất kho:

Phiếu xuất kho được gọi là chứng từ thực hiện, vì nó chứng minh cho nghiệp vụ về xuất kho một loại hàng tồn kho nào đó. Phiếu xuất kho là do kế toán hoặc người phụ trách viết khi muốn xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Khi xuất kho, phải căn cứ vào các nguyên nhân xuất thông qua các chứng từ nguồn bao gồm: Lệnh xuất kho, phiếu xin lĩnh vật tư, hóa đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…

Vậy làm thế nào để người quản lý kiểm soát được hàng xuất kho.

Bước 1: Người có nhu cầu về vật tư, sản phẩm, hàng hóa lập giấy xin xuất hoặc ra lệnh xuất đối với vật tư, sản phẩm, hàng hóa.

Bước 2: Chuyển cho chủ doanh nghiệp (Giám đốc) hoặc phụ trách đơn vị duyệt lệnh xuất.

Bước 3: Phụ trách bộ phận hoặc kế toán vật tư căn cứ vào đề nghị xuất hoặc lệnh xuất tiến hành lập Phiếu xuất kho.

Bước 4: Chuyển Phiếu xuất kho cho thủ kho tiến hành xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa; sau đó, ký vào Phiếu xuất kho rồi giao chứng từ lại cho kế toán vật tư.

Bước 5: Khi nhận Phiếu xuất kho, chuyển cho Kế toán trưởng ký duyệt chứng từ rồi ghi sổ kế toán.

Bước 6: Trình Phiếu xuất kho cho thủ trưởng (Giám đốc) ký duyệt chứng từ, thường là trình ký theo định kỳ, vì chứng từ đã được duyệt xuất ngay từ đầu, nên thủ trưởng chỉ kiểm tra lại và ký duyệt.

Bước 7: Kế toán vật tư sẽ tiến hành bảo quản và lưu giữ chứng từ

Nguồn: ketoanvip

Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:

Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán gồm lập chứng từ, kiểm tra chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ, tổ chức luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán, bảo quản lưu trữ chứng từ. Mời quý bạn đọc cùng Phần mềm kế toán Online EasyBooks tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Cách luân chuyển chứng từ kế toán nguyên vật liệu năm 2024

1. Phương pháp chứng từ kế toán

Phương pháp chứng từ kế toán được hiểu cơ bản chính là phương pháp thông tin và kiểm tra trạng thái và sự vận động của đối tượng kế toán nhằm mục đích chính là để đáp ứng các yêu cầu của quản lý và để làm căn cứ cho việc xử lý thông tin kế toán.

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế sẽ đều cần phải lập chứng từ kế toán. Ta nhận thấy rằng, việc lập chứng từ kế toán cũng chính là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích để đảm bảo trách nhiệm của chủ thể là các bên liên quan và tính pháp lí của nghiệp vụ phát sinh

Như vậy, ta nhận thấy rằng, chứng từ kế toán thực chất là các giấy tờ và vật mang tin được lập ra để có thể phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành và làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Tác dụng của chứng từ kế toán:

  • Tác dụng của chứng từ kế toán là thu thập, ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Chứng từ kế toán là phương tiện truyền đạt mệnh lệnh của các cấp quản lí đến bộ phận thực hiện.
  • Chứng từ kế toán là căn cứ để thực hiện nhiệm vụ và là bằng chứng về kết quả thực hiện.
  • Tác dụng của chứng từ kế toán là giúp ngăn ngừa các hành vi xâm phạm tài sản của doanh nghiệp.

Tính pháp lí của chứng từ kế toán:

  • Thông qua việc lập chứng từ để nhằm mục đích có thể giúp kiểm tra tính hợp pháp, hợp lí của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phát hiện các hành vi tham ô, lãng phí để từ đó ngăn chặn kịp thời.
  • Tính pháp lí của chứng từ kế toán là căn cứ pháp lí cho những số liệu ghi trong sổ kế toán và các số liệu thông tin kinh tế của doanh nghiệp.
  • Tính pháp lí của chứng từ kế toán là cơ sở để nhằm mục đích có thể xác định chủ thể là người chịu trách nhiệm vật chất liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh

\>>>>> Tìm hiểu thêm: Phạt Kê Khai Sai Thuế GTGT

2.1 Lập (hoặc tiếp nhận) chứng từ

Đầu tiên, nếu là chứng từ nhận về kế toán sẽ là người nhận được chứng từ hóa đơn, phiếu xuất kho… từ nhà cung cấp hoặc các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Sau đó, kế toán sẽ lập các chứng từ nội bộ hoặc chứng từ xuất ra phù hợp.

2.2 Kiểm tra chứng từ

Mọi chứng từ đều phải được kiểm tra và xác minh là hợp pháp, hợp lệ, rõ ràng, chính xác trước khi ghi vào sổ kế toán. Kiểm tra chứng từ bao gồm các mặt:

Trong khi kiểm tra, nếu phát hiện:

– Có hành vi vi phạm thì từ chối việc thực hiện chứng từ và báo ngay cho thủ trưởng biết để có hướng xử lý kịp thời theo quy định.

– Chứng từ lập sai (sai thủ tục, nội dung, con dấu không rõ ràng…) trả lại cho nơi lập để tiến hành lập lại, lập thêm điều chỉnh chứng từ.

2.3 Hoàn chỉnh chứng từ

Cách luân chuyển chứng từ kế toán nguyên vật liệu năm 2024

Chứng từ sau khi được kiểm tra xong phải hoàn chỉnh, bổ sung những nội dung thông tin cần thiết để kế toán ghi sổ được nhanh chóng chính xác. Đó là:

– Ghi giá trên chứng từ theo đúng nguyên tắc tính giá theo quy định hiện hành.

– Phân loại chứng từ theo từng loại nghiệp vụ kinh tế từng thời điểm phát sinh phù hợp với yêu cầu ghi sổ kế toán, tổng hợp chứng từ cùng loại

– Lập định khoản kế toán.

\>>>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ Tục Hoàn Thuế GTGT Hàng Xuất Khẩu

2.4 Tổ chức luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán

Chứng từ được lập ở nhiều nơi, nhiều bộ phận nhưng phải tập trung về bộ phận kế toán để được phản ánh vào sổ sách. Vì vậy cần tổ chức luân chuyển chứng từ một cách khoa học giúp cho việc ghi sổ nhanh chóng chính xác kịp thời.

Luân chuyển chứng từ là việc giao chứng từ lần lượt đi đến các bộ phận có liên quan để những bộ phận này có trách nhiệm kiểm tra xử lý, nắm được tình hình thời gian hoàn thành nhiệm vụ và ghi vào sổ kế toán.

Tùy theo từng loại chứng từ mà có trình tự luân chuyển thích hợp đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời không gây trở ngại đến công tác kế toán và thông tin đơn vị. Vì vậy cần phải xây dựng, hoàn thiện kế hoạch luân chuyển chứng từ biểu hiện dưới dạng sơ đồ cho từng loại chứng từ.

Chứng từ khi chuyển giao phải có sổ giao nhận, chữ ký của các bên giao nhận.

\>>>>> Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Thực Hiện Đánh Giá Lại Tài Sản Cố Định

2.5 Bảo quản và lưu trữ chứng từ

– Chứng từ là tài liệu gốc có giá trị pháp lý, khi cần có cơ sở để đối chiếu kiểm tra với số liệu ghi trong sổ kế toán.

– Hằng tháng khi vào sổ xong, đối chiếu và khoá sổ xong thì tất cả các chứng từ kế toán kỳ đó phải được sắp xếp theo từng loại, theo thứ tự thời gian, gói cẩn thận, bên ngoài ghi tên đơn vị, ngày tháng số chứng từ.

Chứng từ phải được lưu trữ ở phòng kế toán một năm, sau đó đưa vào lưu trữ ở kho của đơn vị.

– Thời gian lưu trữ tài liệu kế toán:Theo điều 40 khoản 5 luật kế toán Số: 2015:

  1. Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
  2. Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  3. Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

Đơn vị phải phân công người chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản tài liệu kế toán lưu trữ theo đúng chế độ quy định. Người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự an toàn, đầy đủ và hợp pháp của các tài liệu kế toán lưu trữ.

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Quy Trình Luân Chuyển Chứng Từ Kế Toán“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

\>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: http://dangkydemo.easybooks.vn/

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.