Cách may cổ phục Việt Nam

Vẫn biết rằng "Tiền nào của nấy", nhưng với thị trường còn thiếu thông tin rõ ràng như hiện nay, chỉ dựa vào giá khó có thể xác định được chất lượng. 

Để đọc chi tiết thông tin từng nhà may, vui lòng bấm vào từng ảnh

Theo Bóc phốt Cổ phong







Bài này xin nói qua về khái niệm thân áo và số thân áo trên y phục Việt xưa.

Chưa có định nghĩa rõ ràng về thế nào là 1 “thân”. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu về cách may y phục, người viết thấy rằng có hai cách để tính số thân áo và cả hai đều đi đến con số giống nhau.

Cách 1

Tính số mảnh vải làm nên 1 chiếc áo. Theo cách này thì 1 mảnh vải = 1 thân.

Như hình vẽ trên cho thấy, giao lĩnh truyền thống được may bởi 6 mảnh vải rời. Vậy theo cách tính thứ nhất, giao lĩnh có 6 thân, có thể gọi là lục thân.

Thụ lĩnh triều Nguyễn có pattern cắt tương tự, nhưng không có mảnh thứ 6. Lý do: thụ lĩnh triều Nguyễn dùng khuy cài, không cần buộc gút bên trong, khiến cho mảnh thứ 6 trở nên dư thừa. Vì vậy, thụ lĩnh triều Nguyễn chỉ được may bởi 5 mảnh vải rời, có thể được gọi là ngũ thân.

Ngũ thân triều Nguyễn

Áo đối khâm không cần cài khuy hay buộc gút, chỉ để hai vạt trước buông thỏng song song. Vì vậy không hề có mảnh số 5 và 6. Đối khâm chỉ được may bởi 4 mảnh vải và có thể được gọi là tứ thân.

Cách 2

Tính số mảnh vải làm nên phần thân của chiếc áo, thân trước và thân sau được tính riêng (dù khi may là cùng 1 mảnh).

Theo cách tính này thì giao lĩnh vẫn có 6 thân (được thể hiện trong hình trên).

Thụ lĩnh triều Nguyễn, không có mảnh số 6 nên vẫn có 5 thân (gọi là ngũ thân). Về sau, mảnh số 4 trên thụ lĩnh được thu nhỏ lại, trở thành cái vạt con trong áo dài ngày nay.

Đối khâm không có mảnh 5 và 6 nên vẫn có 4 thân (gọi là tứ thân).

Vì vậy, dù tính theo cách 1 hay 2, chúng ta vẫn có những đáp án như nhau.

Giao lĩnh truyền thống = 6 thân

Thụ lĩnh triều Nguyễn = 5 thân

Đối khâm = 4 thân

Mục đích của bài viết này chủ yếu làm rõ sự khác biệt của lục thân / ngũ thân / tứ thân: đấy là có hay không sự hiện diện của mảnh số 5 và 6 trong hình vẽ. 

Do Đông Nguyễn vẽ dựa trên thông tin từ Ngàn Năm Áo Mũ của Trần Quang Đức.

Bài này xin được nói qua về một số dạng cổ áo thường xuất hiện trong y phục Việt Nam và các nước phương Đông xưa.

Trực lĩnh (直領)

Từ “trực lĩnh” có nghĩa là cổ thẳng. Khái niệm trực lĩnh chưa được thống nhất. Trần Quang Đức trong quyển Ngàn Năm Áo Mũ trích lời của Thích Danh trong Thích Y Phục rằng, “Trực lĩnh, cổ áo chếch thẳng xuống, giao nhau ở dưới.” (Nguyên văn: 直領,領邪直而交下)

Theo lời giải thích trên thì trực lĩnh là giao lĩnh (loại áo có cổ giao nhau). Tuy nhiên, ở một số nguồn tiếng Trung ngày nay, trực lĩnh còn được dùng để chỉ loại áo đối khâm.

Vì vậy, người viết tạm cho rằng trực lĩnh có thể chỉ hoặc giao lĩnh hoặc đối khâm.

Giao lĩnh (交領)

Giao lĩnh là dạng áo có cổ giao nhau. Đây là loại áo cổ xưa nhất trong văn minh Hoa Hạ, được thấy rất nhiều trên các tượng đời Hán. Cổn Miện – phục sức cao nhất của bậc đế vương, chỉ được dùng trong những dịp tế trời – luôn là dạng giao lĩnh vì tuân theo lệ xưa.

Giao lĩnh hiện diện trong trang phục của cả bốn nước đồng văn phương Đông. Tại Việt Nam trước thời hậu kỳ Lê Trung Hưng, giao lĩnh kế thừa hình dạng thời Hán – Đường – Tống, có cổ rộng hơn và trũng hơn so với giao lĩnh thời Minh, khi mặc thì đường cổ võng hơn. Từ thời Lê Trung Hưng hậu kỳ về sau, giao lĩnh Việt bắt đầu mang một số nét ảnh hưởng từ giao lĩnh Minh: cổ cao hơn, kín hơn, đường cổ thẳng hơn, có đính hộ lĩnh.

Hiện vật giao lĩnh đời Tống.

Hiện vật giao lĩnh thời Minh.

Hoàng hậu triều Tống vận giao lĩnh.

Hoàng hậu triều Tống vận giao lĩnh.

Hoàng hậu triều Minh mặc giao lĩnh

Tượng người đàn ông vận giao lĩnh triều Lê

Người thời Lê Trung Hưng mặc giao lĩnh vạt dài.

Hiện vật giao lĩnh thời Nguyễn

Ngoài ra, giao lĩnh triều Lê có 6 thân, phần cổ vạt trong chếch xuống với độ dốc tương đương cổ vạt ngoài. Ở giao lĩnh triều Nguyễn, ta thấy độ dốc hai bên cổ không đều nhau: phần cổ vạt ngoài chếch hẳn sang một bên, nhưng phần cổ vạt trong buông thẳng xuống, không chếch như vạt ngoài. Có thể do giao lĩnh triều Nguyễn không buộc gút vạt bên trong, hoặc giao lĩnh triều Nguyễn chỉ có 5 thân (như thụ lĩnh).

Viên lĩnh (員領) / Đoàn lĩnh (團領)

Viên lĩnh hay đoàn lĩnh là dạng áo cổ tròn, vẫn dùng dải gút để buộc như giao lĩnh. Chưa rõ dạng áo này xuất hiện từ bao giờ, nhưng nó trở nên thịnh hành vào thời Đường.

Tại Việt Nam, viên lĩnh thường được dùng làm bào phục, mặc ngoài áo giao lĩnh lót trong. Áo bào thiết triều của vua quan Việt từ triều Lý đến Nguyễn hầu hết đều là viên lĩnh. Áo quái khoác bởi nhạc công, vũ công cũng thế. Vào triều Nguyễn, một số áo viên lĩnh khoác ngoài được thay bằng thụ lĩnh (áo cổ đứng), song kết cấu vẫn không thay đổi nhiều.

Hiện vật giao lĩnh thời Triều Tiên của Hàn Quốc

Vua Trần Anh Tông cùng các quan thời Trần vận viên lĩnh.

Nguyễn Trãi vận bổ phục viên lĩnh.

Chúa Nguyễn ở Đàng Trong vận bào phục viên lĩnh.

Quan văn võ thời Lê Trung Hưng vẫn bổ phục viên lĩnh.

Phụ nữ Đàng Trong vận viên lĩnh không tay, quấn thường bên ngoài

Cung nữ thời Lê Trung Hưng vận viên lĩnh bán tí, thường quấn dưới áo.

Vũ nữ thời Lê vận viên lĩnh không tay, thường quấn dưới áo.

Ca nương thời Nguyễn vận viên lĩnh không tay

Lập lĩnh (立領) / Thụ lĩnh (豎領)

Là dạng áo cổ đứng. Áo cổ đứng lần đầu tiên xuất hiện vào triều Minh, về cơ bản không khác gì viên lĩnh, vẫn dùng dải gút để buộc, chỉ đính thêm cổ đứng. Thời Minh cũng xuất hiện loại thụ lĩnh xẻ giữa và không kéo vạt, cài khuy.

Triều Thanh và triều Nguyễn cùng học hỏi thụ lĩnh từ Minh, nhưng mỗi nơi lại đi theo 1 xu huớng khác nhau do mục đích học hỏi khác nhau. Triều Thanh ở vùng lạnh giá, nên học Minh cốt là để sử dụng cái cổ đứng, vậy nên áo lập lĩnh của Thanh cổ thường dựng rất cao mà đường kéo vạt áo thì biến đổi tùy ý, thường uốn lượn như 1 cách thức trang trí, có khi lại kéo chưa đến nách, có khi lại là loại xẻ giữa. Triều Nguyễn thì cốt chỉ muốn có chút khác biệt với kiểu áo cổ xưa thời Lê, nhưng vẫn muốn bảo lưu nền tảng truyền thống, vậy nên cổ dựng không cao mà luôn thấp, còn lại thì không khác gì áo đoàn lĩnh, đặc biệt vạt luôn kéo hẳn sang bên nách như các loại áo ngũ thân khác.

Ở Việt Nam xưa cũng có kiểu áo cổ đứng xẻ giữa, được một bộ phận dân phu và binh lính xưa dùng, ta gọi là áo khách xẻ giữa.

Thụ lĩnh triều Minh xẻ giữa

Thụ lĩnh triều Nguyễn – mãng bào của quan.

Đối Khâm (對襟)

Chữ Khâm (襟) có nghĩa là vạt áo trước. Đối Khâm là dạng áo có hai vạt trước đặt song song nhau, thường để buông thỏng.

Tuỳ vào thời đại, đối khâm còn có những tên như bối tử 褙子 (thời Tống), phi phong (thời Minh), và nhật bình (thời Nguyễn). Mỗi thời đại, kiểu dáng sẽ thay đổi đôi chút.

Không như giao lĩnh và viên lĩnh (có 6 thân), hay thụ lĩnh triều Nguyễn (có 5 thân – còn được gọi là ngũ thân), đối khâm chỉ có 4 thân nên dân gian còn gọi là tứ thân.

Trang phục triều Tống với bối tử

Phụ nữ triều Tống vận bối tử

Trang phục triều Minh với bối tử khoác ngoài

Tranh phụ nữ triều Minh khoác phi phong

Hoàng hậu Nam Phương vận Nhật Bình triều Nguyễn

Tuỳ vào tầng lớp và địa vị mà y phục của người Việt xưa có thể đơn giản, tiện dụng, hoặc cầu kỳ, phức tạp. Song về căn bản, đa số có những phần sau:

1. Yếm:

Là tên gọi nội y thượng thể của nữ giới thời xưa. Tên gọi này đã có từ triều Nguyễn, nhưng chưa rõ xuất hiện từ bao giờ và các triều đại trước có dùng từ này để chỉ nội y phụ nữ không.

Yếm thời Nguyễn là một mảnh vải hình thoi, ôm kín lấy phần thân trước của các cô gái, hai bên có hai dải lưng, được cuộn mấy vòng quanh eo rồi buộc lại phía trước, thả buông thỏng.

Yếm cổ nhạn thời Nguyễn

Yếm xưa có cổ rất cao và ôm rất kín, không để lộ xương cổ và hai bên eo như một số kiểu yếm ngày nay, khi khoác áo vào thì không lộ vai.

Phụ nữ Bắc Bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ nhạn

Cổ yếm có 2 loại phổ biến: Cổ nhạn và cổ xây.

Cổ nhạn còn được gọi là cổ xẻ,có dạng chữ V, ở viền còn có khâu nổi 3 gạch như vết chân chim, vừa để yếm không bị bục rách, vừa để trang trí.

Cổ xây là cổ tròn.

Phụ nữ Bắc Bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ tròn và khoác thụ lĩnh bên ngoài.

Chưa có nhiều tư liệu để rõ về nội y phụ nữ các thời tiền Nguyễn, nhưng có thể cũng là một dạng áo có cổ tròn như thấy trên các tượng thời Lê.

2. Áo trung đơn

Với nữ giới đây có thể là lớp áo mặc ngoài yếm. Với nam giới, đây có thể là lớp áo trong cùng. Áo trung đơn từ triều Lê về trước thường là dạng giao lĩnh, nhưng cũng có thể là đoàn lĩnh (cổ tròn). Áo trung đơn triều Nguyễn thường là dạng thụ lĩnh (cổ đứng).

Khác với áo ngoài, áo trung đơn chỉ được may bằng 1 lớp vải (gọi là “đơn”).

Áo giao lĩnh trung đơn phục dựng bởi nhóm ĐVCP

3. Quái (褂), bào (袍)

Quái và bào là từ dùng gọi những chiếc áo mặc ngoài. Dạng cao sang (thường rộng và dài) thì được gọi là bào, dạng kém cao sang thì được gọi là quái.

Tại Việt Nam và Trung Quốc, quái và bào thường được may bằng hai lớp vải chặp vào nhau, nên mặt trong và mặt ngoài thường có màu khác nhau.

Quái và bào có thể là dạng giao lĩnh, đoàn lĩnh, hoặc thụ lĩnh, tuỳ theo tầng lớp và thời đại.

Áo bào dạng thụ lĩnh triều Nguyễn.

Thỉnh thoảng người ta còn khoác thêm một chiếc áo tứ thân bên ngoài quái và bào. (Những chiếc áo tứ thân này có thể được gọi là đối khâm, bối tử, phi phong, hoặc nhật bình).

4. Quần (裙) / Bí (帔) / Váy

Những từ trên đều được dùng để chỉ hạ y dạng tròn, không đáy. Từ “váy” rất có thể là dạng Nôm hoá của bí (帔).

Đây là lớp hạ y bên trong của nữ giới xưa, được buộc bằng dải gút. Nam giới thì mặc hạ y hai ống (trong tiếng Hán gọi là 褲 “khố”).

Vào thời Nguyễn, cả nam lẫn nữ đều mặc hạ y hai ống. Chữ “quần” từ đấy không còn được dùng để chỉ thứ hạ y không đáy nữa.

5. Thường (裳)

Thường là chiếc váy quấn ngoài y phục xưa. Cả nam giới lẫn nữ giới đều dùng.

Xiêm (thường) triều Nguyễn.

Điểm khác biệt giữa thường (裳) và váy (còn gọi là 帔 bí, 裙 quần) là váy được may kín còn thường thì không. Nữ giới xưa mặc váy ở trong, sau đó quấn thường bên ngoài. Nam giới thì mặc hạ y hai ống ở trong rồi quấn thường bên ngoài.

Tranh vẽ phụ nữ Đàng Trong thế kỷ 17 vận áo đoàn lĩnh (cổ tròn) quấn thường bên ngoài.

Ở các dạng áo vạt ngắn, thường (裳) được quấn ngoài áo. Ở các dạng áo vạt dài, thường (裳) được quấn dưới áo.

Lưu ý: ở nhiều thời đại, thường(裳) và quần (裙) không phân biệt. Quần đôi khi cũng được dùng để chỉ loại váy quấn như thường. Ngược lại loại váy đụp của phụ nữ Bắc bộ thời Nguyễn cũng được gọi là viên thường. Sự phân biệt giữa thường và quần trong bài viết này chỉ mang tính tương đối.

Video liên quan

Chủ đề