Cách móc dây đàn guitar

Có 2 kĩ thuật cơ bản trong gảy dây đàn: 1. Móc dây 2. Ép dây

Móc dây: chúng ta thường móc dây lên khi chơi guitar, đặc biệt đối với người chơi đệm hát, đa phần dùng kĩ thuật này để rải hợp âm, nó là cách chơi tự nhiên mỗi khi móng tay chúng ta chạm vào dây và gảy ra bên ngoài với dây một khoảng cách tương đối xa (cả với ngón cái và các ngón còn lại), tiếng anh gọi là Free Stroke, có nghĩ chúng rời dây một cách tự do (free), ra mép ngoài dây rồi mới quay trở lại vị trí ban đầu.

Hình vẽ mô tả:

Cách móc dây đàn guitar

Cách móc dây đàn guitar

Ép dây (rest stroke): được dùng nhiều trong guitar classic để tạo cho tiếng đàn độ khỏe khoắn hơn, ép đây có nghĩa phần thịt hoặc móng ép xuống dây, sau đó dừng lại và ép tiếp một nốt nhạc tiếp theo. Tuy vậy chúng không được sử dụng để chơi nhanh, ta sử dụng nó những lúc chơi chậm hoặc cần sự nhấn mạnh về cường độ.

Hình vẽ mô tả:

Cách móc dây đàn guitar

Cách móc dây đàn guitar

Tóm tắt

Cách móc dây đàn guitar

Viết bởi khanhguitarist.wordpress.com

Octember 12 2014

15 CÁCH RẢI (MÓC, TỈA) ĐIỆU BALLAD THÔNG DỤNG NHẤT DÀNH CHO GUITAR

1.

B 3 2 3 1 2 3 2

2.

B 3 1 3 2 3 1 3

3.

B  32 1 1 (21) 3 (21) 3

4.

B 3 2 3 1  2 3

5.

B 3 2 3 1  3 2

6.

B 3 2 3 1 3 2 3

7.

B   (21) 3 (21) 3 (21) 3

8.

B   (21) 3 (21) 3 (21) 32                         (Móc dựt)

9.

B   (21) 3 (21) 3 (21) 32                         (móc đơn)

10.

B 3 2 1 2 3 2

11.

B  4 3 2 1 3 2 3

12.

B 4 (32) 4 (21) 3 (21) 3

13.

B 4 3 2 1   2 3

14.

B 4 3 2    1 2 3    (Một phách ngoài)

15.

B 4 3 2   3 2 3      (Một phách ngoài)

* Ghi chú:

B là dây basse; Các số là số dây; Màu đỏ là đầu phách.

  • Một số câu hỏi thường gặp:
  1. Vòng hợp âm sử dụng trong video?

C – Am – Dm – G

  1. Chấm đỏ trên đầu mỗi con số là gì?

Đó là ký hiệu phách, điệu ballad thường được chơi ở nhịp 4/4, mỗi một ô nhịp sẽ có 4 phách, tương ứng với 4 chấm đỏ. Những chấm đỏ này dùng để bạn nghe và phân tích tiết tấu, bởi vì có nhiều khi cách ký hiệu bằng số dây của hai điệu tương đối giống nhau thì chúng ta phải nghe và dựa theo chấm đỏ mà phân biệt sự khác nhau. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về phần nhạc lý âm nhạc.

  1. Tiếng gỏ tích tách trong video lấy ở đâu?

Nó là máy gỏ nhịp, dùng để giữ nhịp khi luyện tập. Ứng dụng này có thể tải trên CH Play của Google dành cho điện thoại di động, các hệ điều hành khác chắc cũng có. Tìm kiếm bằng từ khóa: máy gỏ nhịp hoặc metronome.

  1. Làm sao để biết bài nào đánh cách nào?

Bạn nghe giai điệu bài, nghe hợp với cách đánh nào nhất thì dùng. Trong âm nhạc không có khái niệm sai đúng, chỉ có hay hoặc dở thôi nên các bạn đừng sợ sai. Khi chơi một bài chúng ta có thể áp dụng từ 1 cho đến 3 điệu, cách chơi xen kẻ điệu hoặc nối tiếp là tùy ý mình sáng tạo. Xin nhắc lại rằng, không có đúng và sai, chỉ có hay hoặc dở, hãy chơi, nghe và nhận xét, rút ra kinh nghiệm cho mình.

  1. Điệu số 8 và điệu số 9 có giống nhau không?

Giống nhau ở cách ký hiệu số dây, khác nhau ở cách chơi. Mời các bạn xem video và phân tích kỹ phần tiết tấu của 2 điệu.

B  là ký hiệu cho dây Basse, là ký hiệu cho một trong 3 dây phía trên, có thể là dây: 6, 5 hoặc 4. Tùy theo hợp âm nào mà húng ta đánh Basse ở dây mấy. Các bạn nên chuẩn bị tốt phần hợp âm cơ bản rồi mới tìm hiểu về điệu.

Liên hệ thảo luận: https://www.facebook.com/jm.namphong