Cách nhận biệt câu rút gọn

Ôn tập khái niệm “câu rút gọn là gì?”

Để hiểu được thế nào là kiểu câu rút gọn. Trước tiên bạn phải nắm rõ các định nghĩa về nó. Thông thường, một câu văn hoàn chỉnh phải đảm bảo ít nhất hai thành phần chủ ngữ – vị ngữ. Nhưng câu rút gọn lại không tuân theo quy tắc này, cụ thể ra sao?

Khái niệm “câu rút gọn là gì?”

Câu rút gọn là gì? Câu rút gọn là kiểu câu có cấu trúc rất ngắn. Do trong quá trình nói hoặc viết, người dùng cố tình lược bỏ bớt một hay một vài thành phần câu. Làm cho câu văn / câu nói trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Tùy vào hoàn cảnh mà người ta có thể lược bỏ thành phần nào đó. Tuy nhiên, câu rút gọn vẫn phải đảm bảo diễn tả đầy đủ ý nghĩa, thông tin như câu đầy đủ.

Ví dụ:Ngày mai thứ mấy nhỉ?

  • Câu trả lời đầy đủ: “Ngày mai thứ Tư”
  • Câu rút gọn: “Thứ Tư” – Rút gọn “ngày mai” là chủ ngữ bị lược đi trong câu, mà vẫn đảm bảo người nghe hiểu.
Cách nhận biệt câu rút gọn
Câu rút gọn là dạng câu đã lược bỏ bớt một thành phần nào đó, mà ngữ nghĩa không thay đổi.

Tác dụng của kiểu câu rút gọn

  • Giúp lời văn trở nên ngắn gọn, súc tích, bớt rườm rà
  • Hạn chế được lỗi lặp từ, đặc biệt là trong văn viết
  • Một số trường hợp còn được dùng để “bộc lộ trạng thái, cảm xúc đặc biệt” của người nói

Ví dụ:

A nói: – Mình thích nhất là đến mùa Xuân, vì thời tiết rất dễ chịu.

B nói: – Hoa đào nở thật đẹp nữa chứ!

“ Hoa đào nở thật đẹp nữa chứ!” là câu rút gọn, câu đầy đủ có thể là “Vào mùa Xuân, Hoa đào nở thật đẹp nữa chứ!”

||Xem thêm bài viết: Thế nào là câu đặc biệt? Phân loại, tác dụng của câu đặc biệt

Những lưu ý khi sử dụng câu rút gọn

Mục đích sử dụng câu rút gọn là để lời văn trở nên ngắn gọn hơn. Như vậy thông tin sẽ nhanh chóng đến với người nhận. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp sử dụng câu rút gọn có thể gây phản tác dụng. Vì nó khiến câu văn / lời nói trở nên cộc lốc.

Chính vì vậy, người dùng phải lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng câu rút gọn:

  • Câu rút gọn vẫn phải đảm bảo diễn tả đầy đủ ngữ nghĩa như câu đầy đủ.
  • Không nên sử dụng câu rút gọn trong giao tiếp với người lạ hoặc người lớn tuổi. Vì câu nói dễ trở thành cộc lốc, khó nghe, gây ấn tượng xấu với người đối diện.
  • Không sử dụng bừa bãi câu rút gọn trong cả văn nói và văn viết. Phải nhớ chỉ nên dùng khi muốn tránh lặp từ hoặc giúp câu văn ngắn gọn, súc tích hơn.
Cách nhận biệt câu rút gọn
Sử dụng câu rút gọn có thể gây phản tác dụng, làm người nghe thấy cộc lốc, khó chịu

Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn. Cho ví dụ cụ thể

Câu rút gọn là gì?

Cách nhận biệt câu rút gọn
Khái niệm câu rút gọn là gì?

Câu rút gọn có thể hiểu đơn giản là những câu mà trong quá trình nói hoặc viết bạn có thể lược bỏ một số thành phần của câu để câu trở nên ngắn gọn hơn.

Tùy theo hoàn cảnh, mục đích nói hay viết mà chúng ta có thể lược bỏ những thành phần sao cho phù hợp. Tuy nhiên cần đảm bảo đúng nội dung cần truyền đạt và câu văn không trở nên cộc lốc, thiếu lịch sự.

  • Ví dụ 1:

Câu đầy đủ là: Bạn có muốn đi ăn với mình không? – Mình không đi được rồi.

Câu rút gọn là: Đi ăn với mình không? – Không đi được.

  • Ví dụ 2:

Câu đầy đủ là: Bao giờ bọn mình được nghỉ hè nhỉ? – Tuần sau được nghỉ.

Câu rút gọn là:? Bao giờ được nghỉ hè nhỉ? – Tuần sau

Thế nào là câu đặc biệt?

Khái niệm câu đặc biệt

Câu đặc biệt là gì? – Câu đặc biệt là loại câu được lý giải vô cùng ngắn gọn và nó thường chỉ có 1 cụm từ hoặc 1 từ, cấu tạo của nó sẽ không theo mô hình chủ vị.

Câu đặc biệt là gì? – Câu đặc biệt là loại câu được lý giải vô cùng ngắn gọn và nó thường chỉ có 1 cụm từ hoặc 1 từ, cấu tạo của nó không theo mô hình chủ vị.

Ví dụ về câu đặc biệt:

  • “Ôi! Trời mưa rồi” thì từ “Ôi!” chính là một câu đặc biệt
  • “Mừng quá! Lần này môn toán được điểm 10.”, thì từ “mừng quá” chính là câu đặc biệt.
Cách nhận biệt câu rút gọn
Câu đặc biệt có tác dụng gì?
➥ Xem thêm:
  • Câu hỏi tu từ là gì?【TÁC DỤNG-HIỆU QUẢ】câu tu từ
  • [MẸO HAY] “Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ” SIÊU DỄ
  • Ca dao tục ngữ là gì? NHẬN BIỆT “thành ngữ và tục ngữ”

Tác dụng của câu đặc biệt là gì?

Thế nào là câu đặc biệt tác dụng câu đặc biệt là gì? – Câu đặc biệt thường được sử dụng cho những mục đích cụ thể sau:

  • Xác định thời gian và nơi chốn diễn ra sự việc

Câu đặc biệt ví dụ như sau: Một đêm mưa. Người mẹ cố gắng lết tấm thân nhọc nhằn để ôm đứa con đi xin sữa. Thì trong câu văn này “Một đêm mưa” chính là câu đặc biệt xác định thời gian người mẹ phải ôm đứa con đi xin sữa.

Tham khảo: Thăm ngàn là gì? Kẹp ngần là gì? HOT TREND “thăm ngàn kẹp ngần“

  • Bộc lộ cảm xúc trong câu nói

VD: “Lạy trời! Điểm của mình vừa đủ để qua môn.” – Trong câu văn này “lạy trời” chính là câu đặc biệt, nó bộc lộ cảm xúc vui mừng của người nói khi vừa đủ điểm để qua môn.

Cách nhận biệt câu rút gọn
4 tác dụng chính của câu đặc biệt
  • Chức năng gọi đáp

VD: Lan ơi! Lan à! Nó kêu lên khi thấy một bóng lưng giống với bạn thân của nó. – “Lan ơi! Lan à chính là câu đặc biệt nó có chức năng gọi, đáp.

>> 【45 CÂU ĐỐ QUẢ】kèm đáp án ⚡️chọn lọc hay nhất⚡️

  • Dùng để thông báo, liệt kê của hiện tượng, sự vật

VD: “Buổi sáng ở quê thật yên lặng và thanh bình. Tiếng người. Tiếng chim.”

=> Tiếng người. Tiếng chim chính là câu đặc biệt dùng để liệt kê những âm thanh của buổi sáng sớm ở 1 vùng quê.

Câu đặc biệt có nhiều chức năng và được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Do đó, có rất nhiều bạn thường nhầm lẫn câu đặc biệt với câu rút gọn. Vậy làm thế nào để phân biệt chúng với nhau, hãy cùng đón xem ở phần bên dưới nhé!

➥ Xem thêm:
  • Từ ĐỒNG ÂM là gì?【PHÂN BIỆT】đồng nghĩa với đồng âm
  • Từ láy là gì? Từ ghép là gì? Phân biệt từ láy với từ ghép?

Câu rút gọn là gì? Khái niệm về câu rút gọn

Câu rút gọn là khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Các thành phần có thể lược bỏ như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ,… Tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích nói của câu mà ta có thể lược bỏ những thành phần phù hợp.

Ví dụ về câu rút gọn:

Câu rút gọn chủ ngữ:

VD: A nói với B: – Sáng mai đi chơi nhé.

Câu ” Sáng mai đi chơi nhé” là câu rút gọn. Thành phần bị rút gọn là chủ ngữ.
Câu đầy đủ là: Sáng mai tớ với cậu đi chơi nhé.

Câu rút gọn vị ngữ:

VD: A hỏi nhóm bạn: – Sáng mai ai đi chơi công viên không?

B,C đồng thanh: Mình.

Câu “Mình” là câu rút gọn thành phần vị ngữ.
Câu đầy đủ là: Sáng mai mình đi chơi công viên.

Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ:

VD: A nói với B: -Bao giờ cậu về quê?

B: Cuối tuần này.

Câu: “Cuối tuần này” là câu rút gọn thành phần trạng ngữ.
Câu đầy đủ: Cuối tuần này mình sẽ về quê.

Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Cho ví dụ?

An Nhiên Send an email

1.217 3 minutes read

Cách nhận biệt câu rút gọn

Cách nhận biệt câu rút gọn

Câu đặc biệt & câu rút gọn có nhiều điểm giống & khác nhau mà khá nhiều các bạn học sinh nhầm lẫn. Các bạn học sinh đã hiểu rõ về khái niệm câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì chưa? Cùng Lamsao.vn giải đáp câu hỏi này và đặt các ví dụ minh họa, cách phân biệt dễ hiểu nhé!

  • Khí áp là gì lớp 6? Tại sao có khí áp?
  • Hình chiếu là gì Công nghệ 8? Cho ví dụ?
  • Phương thức biểu đạt là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao?