Cách phối hợp thuốc trong điều trị ho

Ho là cơ chế tự vệ sinh lý quan trọng để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp có thể gây tắc đường thở. Ho cũng có thể là triệu chứng của một số rối loạn trong cơ thể (hen, trào ngược dạ dày- thực quản ), mà khi điều trị những bệnh này sẽ giảm ho, nhưng nhiều khi cũng cần điều trị triệu chứng .

Chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm (ho khi cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng), ho nhiều  làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ.

Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản ) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở.

Các thuốc giảm ho được chia làm 2 loại:

Thuốc giảm ho ngoại biên

Làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp

Thuốc làm dịu ho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các receptor cảm gi ác ở họng, hầu: glycerol, mật ong, các siro đường mía

Thuốc gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho: benzonatat, bạc hà (menthol), lidocain, bupivacain.

Thuốc giảm ho trung ương

Các thuốc này ức chế trực tiếp, làm nâng cao ngưỡng kích thích củ a trung tâm ho ở hành tuỷ, đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp.

Alcaloid của thuốc phiện và các dẫn xuất

Codein:

Codein (methylmorphin) là alcaloid của thuốc phiện. Trong cơ thể, khoảng 10% codein bị khử methyl thành morphin.

So với morphin, codein được hấp thu tốt hơn khi uống, ít gây táo bón hoặc co thắt đường mật, ít gây ức chế hô hấp và ít gây nghiện hơn nhưng tác dụng giảm đau cũng kém hơn.

Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa.

Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc, trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai.

Liều dùng điều trị ho khan: uống mỗi lần 10- 20 mg,  ngày 3 - 4 lần.

Pholcodin:

Tác dụng giảm ho mạnh hơn codein 1,6 lần, ít gây tác dụng không mong muốn hơn. Liều dùng: 5- 15 mg/ ngày

Thuốc giảm ho không gây nghiện:

Dextromethorphan:

Là chất tổng hợp, đồng phân D của morphin nhưng không tác dụng lên các receptor của morphin nên không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần. Do ức chế trung tâm ho, dextromethorphan có tác dụng chống ho tương tự codein, nhưng ít gây tác dụng phụ hơn.

Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính.

Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc, trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO).

Thận trọng: người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng.

Liều dùng: uống mỗi lần 10- 20 mg, 4 giờ/ lần hoặc mỗi lần 30 mg, 6 - 8 giờ/ lần, tối đa 120 mg/ ngày.

Noscapin:

Tác dụng, cách dùng, tác dụng không mong muốn và thận trọng tương tự như dextromethorphan.

Không dùng cho phụ nữ có khả năng mang thai (vì nguy cơ gây đột biến) Liều dùng: mỗi lần 15- 30 mg, ngày 3 lần.

Thuốc giảm ho kháng histamin

Một số thuốc có tác dụng kháng histamin H 1 trung ương và ngoại biên (kháng H1 thế hệ 1) đồng thời có tác dụng chống ho, kháng cholinergic, kháng serotonin và an thần.

Chỉ định: các chứng ho khan do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm.

Tác dụng an thần của thuốc là điều bất lợi khi dùng thuốc ban ngày, nhưng có thể thuận lợi khi ho ban đêm.

Các thuốc:

Alimemazin:

Người lớn uống 5- 40mg/ ngày, chia nhiều lần.

Trẻ em: 0,5- 1 mg/ kg/ ngày, chia nhiều lần.

Diphenhydramin:

Mỗi lần uống 25 mg, 4 - 6 giờ/ lần.

COVID-19 là căn bệnh do SARS-CoV-2 gây ra. Virus lây nhiễm vào các tế bào lót đường thở, đặc biệt là màng nhầy. Nhiễm trùng làm viêm các mô phổi. Khi các mô (phế nang) này bị viêm, sẽ tiết nhiều dịch nhầy hoặc mủ, xuất tiết dịch đường hô hấp trên gây ho đờm. Người bệnh có thể khó thở hơn, phổi sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đưa oxy đến cơ thể và loại bỏ chất thải.

Các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 bao gồm:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho khan hoặc ho đờm
  • Khó thở
  • Đau và nhức, bao gồm đau đầu và đau họng
  • Mất khả năng nếm và ngửi
  • Chảy nước mũi và tức ngực
  • Các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa

Tuy nhiên, các triệu chứng của COVID-19 này khác nhau ở các bệnh nhân.

Cách phối hợp thuốc trong điều trị ho

COVID-19 có thể gây ho có đờm

Khi nhiễm trùng COVID-19 trở nên nghiêm trọng, phổi sẽ sưng lên và chứa đầy chất lỏng (viêm phổi). Đây thường là nguyên nhân gây khó thở trong trường hợp nhiễm COVID-19 và trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể phải điều trị tại bệnh viện với oxy hoặc máy thở…

Khi viêm phổi COVID-19 nặng, có thể gây tổn thương phổi lâu dài và các triệu chứng kéo dài có thể mất vài tháng hoặc thậm chí hơn để hồi phục. Nhiễm trùng và viêm các mô phổi, bao gồm cả đường hô hấp, có thể gây sản xuất chất nhầy quá mức dẫn đến ho có đờm.

2.Khi nào đến gặp bác sĩ?

Cần gặp bác sĩ nếu người bệnh thấy khó thở. Ngoài ra, cần chú ý tới một số triệu chứng dưới đây:

  • Đau hoặc áp lực liên tục trên ngực
  • Ho ra máu
  • Cảm thấy hoang mang
  • Buồn ngủ cực độ và không thể tỉnh táo
  • Da, môi, móng tay nhợt nhạt, xanh lam hoặc xám
  • Ho kéo dài hơn ba tuần
  • Sốt cao trên 40 độ C

3. Thuốc dùng trong ho có đờm

Trong trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn với chất nhầy đường hô hấp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tiêu nhầy. Đây là một nhóm thuốc được sử dụng để giúp phá vỡ và làm loãng chất nhầy, giúp dễ dàng đào thải khỏi đường thở thông qua phản xạ ho.

N-acetylcysteine (NAC)- Thuốc tiêu nhầy có tác dụng làm giảm độ quánh của đờm, dùng tốt trong các bệnh lý đường hô hấp có đờm nhày quánh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây buồn nôn, nôn hoặc co thắt phế (hiếm gặp)... Nếu dùng dạng dung dịch có thể pha loãng để giảm khả năng gây nôn nhiều do thuốc. Không dùng thuốc cho người có tiền sử hen, quá mẫn với thuốc. Không dùng thuốc cho người có tiền sử hen, quá mẫn với thuốc...

Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của NAC, thuốc đã được sử dụng trong thực hành lâm sàng cho những người nhập viện với COVID-19.

Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm đã xem xét tác động của việc bổ sung NAC. Bổ sung 600 mg NAC bằng đường uống hai lần mỗi ngày trong 14 ngày làm giảm sự tiến triển của bệnh, giảm nhu cầu đặt nội khí quản và giảm tỷ lệ tử vong. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ở bệnh nhân COVID-19 nhập viện.

Cách phối hợp thuốc trong điều trị ho

Bromhexine: Đây cũng là một loại thuốc tiêu nhầy (long đờm) được sử dụng để làm giảm độ nhớt của chất nhầy trong đường thở và tăng cường giải phóng chất nhầy trong các tình trạng liên quan đến tăng tiết chất nhầy, bao gồm cảm lạnh thông thường, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc các bệnh lý khác.

Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh hen (vì thuốc có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm), người cao tuổi hoặc suy nhược quá yếu không có khả năng khạc đờm hiệu quả (nguy cơ ứ đờm ở những trường hợp này). Thời gian dùng thuốc không được kéo dài quá 8-10 ngày nếu chưa có ý kiến thầy thuốc. Khi dùng các thuốc này cần uống nhiều nước để giúp làm lỏng đờm quánh.

-Guaifenesin (thuốc long đờm) có tác dụng làm loãng chất nhầy. Điều này sẽ không làm cho người bệnh bớt ho nhưng sẽ làm cho đờm loãng ra, dễ dàng tống ra ngoài qua phản xạ ho, giúp thông đường thở. Những loại thuốc này hoạt động tốt nhất để giúp giảm ho do tắc nghẽn ngực.

Tắc nghẽn ngực là tình trạng tích tụ của chất lỏng và chất nhầy trong phổi, có thể gây ra các triệu chứng đau, khó chịu, ho và khó thở. Tắc nghẽn ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo tim và phổi đang có vấn đề nghiêm trọng hoặc rối loạn nào đó cần điều trị y tế.

-Pseudoephedrine (thuốc thông mũi): Làm co mạch máu trong màng nhầy, đặc biệt là trong xoang, làm chậm quá trình sản xuất chất nhầy. Chúng có tác dụng tốt nhất đối với chứng nghẹt mũi.

4.Lưu ý khi dùng thuốc cho F0 bị ho có đờm

Để dùng thuốc an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Tuân thủ liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn của nhà chuyên môn hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất.

Thuốc có thể gây tương tác bất lợi với một số thuốc mà bệnh nhân đang dùng để điều trị các tình trạng sức khỏe khác. Vì vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về các thuốc mà mình đang sử dụng, để có những tư vấn cần thiết, tránh các tương tác thuốc bất lợi.

Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết được các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra. Nhận diện được tác dụng phụ của thuốc để nếu gặp phải người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn, xử lý kịp thời, thích hợp…

Ho khan, ho có đờm là cách cơ thể cố gắng loại bỏ chất nhầy thừa này ra khỏi đường thở. Ho đờm ít gặp hơn nhưng có thể chiếm khoảng 1/4 đến 1/3 số bệnh nhân COVID-19. Ho khan có thể trở thành ho đờm theo thời gian. Ở những bệnh nhân có các triệu chứng COVID -19 kéo dài, ho có thể xuất hiện vài tháng sau khi nhiễm bệnh.

Không dùng thuốc trị ho có đờm để trị ho khan (vì thuốc chữa hai tình trạng ho này là hoàn toàn khác nhau.

Không phối hợp các thuốc trị ho đờm với thuốc giảm (chống) ho, vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.

Ho là yếu tố cần thiết để đẩy chất nhầy (làm cản trở quá trình hô hấp) ra khỏi phổi. Dùng thuốc giảm ho (trị ho khan) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, vì nó giữ chất nhầy bẩn trong phổi và đường thở của bạn.

DS Nguyễn Thu Giang