Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Tại Việt Nam lượng người lưu thông bằng xe máy chiếm 80% nên tai nạn bỏng bô xe máy là việc không phải hiếm gặp. Đối tượng chủ yếu của tai nạn này là phụ nữ và trẻ em.

Bỏng bô xe máy không khó xử lý, hãn hữu mới có những trường hợp gây nhiễm trùng nghiêm trọng nhưng do phần lớn người dân không biết cách sơ cứu khi tai nạn xảy ra dẫn đến những vết sẹo loang lổ, mất thẩm mỹ.

Vậy, cách xử lý khi bị bỏng bô xe máy như thế nào?

Nguyên nhân gây bỏng bô xe máy

– Ngã xe, đổ xe vào chân gây bỏng.

– Sơ xẩy để chân dính vào bô, đặc biệt khi mặc quần cộc, váy ngắn.

– Do trẻ em đùa nghịch, leo trèo hoặc trườn xuống xe khi xe đang chạy, bô xe vẫn còn nóng…

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Phụ nữ, trẻ em bị bỏng bô xe máy chiếm tỷ lệ khá cao

Các bước xử lý khi bị bỏng bô xe máy hay với các loại bỏng khác

Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng trong thời gian sớm nhất

– Cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng để giảm diện tích và độ sâu tổn thương vết bỏng (Nếu người gặp nạn bị các loại bỏng khác như bỏng dầu mỡ, nước sôi…)

Bước 2: Làm mát vùng bỏng ngay sau khi bị bỏng

– Ngâm rửa hoặc tưới vùng bỏng vào nước mát, sạch, nước có nhiệt độ 16-20°C (thời điểm ngâm rửa tốt nhất trong vòng 30 phút sau khi bị bỏng) cho tới khi hết đau rát.  Nước giúp hạ nhiệt vùng da bị bỏng ngay lập tức khiến các tế bào da ít bị tổn thương hơn, vết thương sẽ càng nhẹ và dễ điều trị.

– Có thể dùng khăn sạch ướt, quần áo sạch ướt đắp lên vùng bỏng (thay khăn mát thường xuyên vì khăn cũng hấp thu nhiệt và giữ nhiệt).

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Làm mát vùng bỏng bằng nước mát, sạch ngay sau khi bị bỏng

– Ở những nơi không có nước thì tìm mua chai thuốc xịt bỏng (của các hãng trong nước và nước ngoài) ở các hiệu thuốc và xịt trực tiếp vào vết bỏng. Thuốc sẽ giúp làm dịu vết thương, kháng viêm đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm.

Đây là bước rất quan trọng cần thực hiện ngay trong vòng 10 phút. Quá thời gian trên hiệu quả mang lại sẽ thấp.

Bước 3: Điều trị vết bỏng, che phủ vết bỏng bằng gạc

– Hàng ngày rửa vết thương bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu.

– Khi nằm, ngồi cho chân lên cao để tránh chân xuống máu, gây phù nề.

– Hạn chế đi lại để vết thương mau lành.

– Khi có việc cần phải ra ngoài đường, dùng gạc băng lại vết thương (chỉ băng hờ, không băng quá chặt hoặc quá kín vì có thể gây sừng hóa da non).

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Dùng gạc để băng vết bỏng khi lưu thông trên đường tránh bụi, nhiễm khuẩn.

Bước 4: Cách trị sẹo

– Xoa vitamin E lên vết bỏng đã kéo da non.

– Sử dụng các loại thuốc chống sẹo (đã được chứng nhận của Bộ Y Tế).

Lưu ý: Không được dùng nghệ tươi để bôi lên vết da non vì dễ gây dị ứng.

Lưu ý khi sơ cứu bỏng

– Không dùng nước quá lạnh hoặc đá lạnh đắp lên vết bỏng.

– Không ngâm rửa vết bỏng bằng nước ấm.

– Không đắp các loại mỡ, dầu, nước mắm, nước tương, đắp thuốc lá, thuốc đông y không rõ nguồn gốc vào vùng bỏng khi chưa rửa sạch vết thương.

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Không dùng nước mắm, nước tương để sơ cứu khi bị bỏng

– Không làm trợt loét vết bỏng, bóc bỏ nốt phồng.

– Khi vết thương sưng nề, nóng, viêm tấy đỏ, đau, có mủ, bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Lời kết

Bỏng do tai nạn sinh hoạt chiếm tỷ lệ khoảng 60-65% số người bị bỏng, trong đó bỏng bô xe chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến bỏng bô xe máy do: bị ngã, đổ xe, do trẻ em chơi đùa, bất cẩn khi di chuyển trên xe….

Khi bị bỏng, để giảm thiểu sưng đau, vết bỏng sâu dẫn đến biến chứng, nhiễm trùng, người bị bỏng cần lưu ý làm mát vết bỏng ngay bằng cách: rửa, tưới hoặc ngâm vết bỏng vào nước mát, sạch cho đến khi hết rát, dùng thuốc xịt bỏng….

Bên cạnh đó, cần rửa vết bỏng hàng ngày bằng nước muối sinh lý; không được bóc, bỏ khi vết bỏng bị phồng rộp, sử dụng băng gạc vết thương khi di chuyển trên đường để tránh bụi… Đặc biệt, khi bị bỏng không được tự ý xử lý vết thương bằng nước mắm, nước tương, đắp các loại lá không rõ nguồn gốc gây nhiễm trùng cho vùng da bị bỏng.

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Bỏng bô xe máy là trường hợp rất nhiều người gặp phải. Do không xử lý đúng cách ngay từ đầu, bệnh nhân có thể gặp biến chứng hoại tử phải cắt lọc ghép da. Ngay cả những vết bỏng nhẹ cũng có thể kéo dài nhiều ngày không khỏi do nhiễm trùng và thường để lại sẹo. Để chăm sóc vết bỏng bô xe máy hiệu quả, cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

I. Bỏng bô xe máy là gì?

Bỏng bô xe máy là tổn thương do tác nhân nhiệt gây ra. Ở nước ta, bỏng bô xe máy là tổn thương da chiếm tỉ lệ cao do xe máy là phương tiện di chuyển của nhiều người. Bỏng bô xe máy thường gặp ở các chị em hay mặc váy ngắn, quần ngắn hoặc trẻ em nô đùa không may va phải. Ngoài ra, một số gia đình có diện tích nhỏ, chỗ để xe hẹp có thể thường xuyên gặp va chạm với bô xe máy.

Vết bỏng bô xe máy thường có diện tích nhỏ nhưng tổn thương nặng do bô xe máy rất nóng, khả năng truyền nhiệt cao. Nếu không xử lý đúng cách và kịp thời thì vết bỏng rất dễ nhiễm trùng, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp nặng vết thương có thể hoại tử gây khó khăn trong điều trị.

II. Đánh giá mức độ bỏng bô xe máy

Vết bỏng bô xe máy được chia thành 3 mức độ nặng nhẹ khác nhau dựa vào tình trạng tổn thương. Người bệnh cần được đánh giá đúng để có biện pháp xử lý phù hợp.

1. Bỏng cấp độ 1

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Hình ảnh bỏng bô xe máy độ 1

Vết bỏng chỉ dừng lại ở lớp biểu bì, chưa đi sâu vào bên trong da. Bỏng cấp độ 1 có một số dấu hiệu sau:

  • Vùng da bỏng ửng đỏ, khi chạm vào chuyển sang màu trắng.
  • Có rát da nhưng không có phỏng nước, hoặc rộp da.

Đây là trường hợp bỏng nhẹ nhất, dễ điều trị và ít để lại sẹo. Bỏng độ 1 có thể chữa khỏi tại nhà trong 3 – 5 ngày.

2. Bỏng cấp độ 2

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Hình ảnh bỏng bô xe máy độ 2

Lúc này, vết bỏng gây tổn thương lớp biểu bì và một phần lớp hạ bì. Vùng tổn thương sâu rộng với dấu hiệu đặc trưng là:

  • Vùng da đỏ, ấn vào chuyển sang màu trắng.
  • Nốt phỏng rộp chứa dịch màu vàng nhạt, đáy nốt phỏng màu vàng ánh.
  • Vết bỏng ẩm, sưng đau kéo dài ít nhất 48 giờ.
  • Biểu hiện nặng có thể không đau do dây thần kinh cảm giác đau bị tổn thương.

Tổn thương lớp biểu bì có thể tự tái tạo bằng sự phân chia của lớp tế bào mầm. Trong khoảng 8 – 12 ngày nếu điều trị tốt sẽ lên da non. Bỏng độ 2 có nguy cơ nhiễm trùng cao vì vậy cần phải xử lý ngay. Tuy nhiên, việc xử lý còn tùy thuộc vào kích thước, độ sâu, tuổi và sức khỏe của người bệnh.

3. Bỏng cấp độ 3

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Hình ảnh bỏng bô xe máy độ 3

Bỏng rất nặng, gây đau đớn vì tác động tới tất cả các lớp da. Thậm chí cơ và xương cũng bị ảnh hưởng. Nốt phồng đỏ dày lên, dịch có màu trắng đục, có thể xuất hiện các đốm nâu đen do cục máu đông lại. Tình trạng này chắc chắn để lại sẹo mặc dù được chăm sóc và điều trị đúng. Nếu có tổn thương dây thần kinh, bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau nữa. Bỏng nặng phải được đưa đi cấp cứu y tế để xử lý kịp thời, tránh để lại biến chứng nguy hiểm.

Xác định đúng mức độ bỏng và xử lý đúng ngay khi có tổn thương sẽ giúp vết bỏng nhanh khỏi và hạn chế sẹo. Trường hợp bỏng bô xe máy cần đi khám bác sĩ gổm:

  • Bỏng cấp độ 2 trở lên.
  • Bỏng ở diện tích rộng, có nguy cơ gây mất nước cho bệnh nhân.
  • Vết bỏng đau nhức và có mùi do hoại tử.

III. 4 bước sơ cứu khi bị bỏng bô xe máy

Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng

Ngay khi tiếp xúc với nhiệt, cơ thể tự phản xạ tránh xa tác nhân gây bỏng. Tuy nhiên nếu bị mắc kẹt, bạn cần càng sớm càng tốt loại bỏ tác nhân gây bỏng để giảm diện tích và độ sâu tổn tổn thương. Sau đó, bạn hãy cởi bỏ quần áo để tránh vải tiếp xúc với vết thương, giữ nhiệt làm vết bỏng nặng hơn.

Bước 2: Làm mát vùng da bị bỏng

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Cần làm mát nhanh vùng da bị bỏng bằng nước

Mục đích của việc làm mát là giảm nhiệt, giảm đau cho bệnh nhân. Có thể hạ nhiệt vết bỏng bô xe bằng cách ngâm hoặc tưới nước sạch lên vết bỏng. Bạn nên thực hiện biện pháp này đến khi vết bỏng hết nóng rát, thường từ 15 – 30 phút. Cần thực hiện việc làm mát vết bỏng trong 30 phút sau khi bị bỏng mới đem lại hiệu quả.

Trong trường hợp bỏng nặng có tổn thương sâu thì có thể dùng khăn sạch thấm nước đắp lên vết bỏng và thay thường xuyên. Nếu có dị vật mắc trong vết bỏng cũng cần gắp ra.

Bước 3: Làm sạch và sát trùng vết bỏng

Với vết bỏng nhẹ độ 1 có thể dùng nước muối sinh lý để rửa vết bỏng. Từ bỏng cấp độ 2 trở lên, bạn bắt buộc phải dùng dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn nhiễm trùng. Tiêu chí để lựa chọn dung dịch sát khuẩn cho vết bỏng gồm:

  • Tiêu diệt hầu hết vi khuẩn, virus và nấm
  • Hiệu quả nhanh, an toàn
  • Thành phần lành tính, không gây đau xót
  • Không tổn thương tế bào hạt và nguyên bào sợi – yếu tố cần thiết cho quá trình lành da tự nhiên.

Hiện nay, dung dịch kháng khuẩn Dizigone được nhiều bệnh viện và phòng khám khuyên dùng cho bệnh nhân bỏng bô xe máy. Nhờ ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion vượt trội EMWE từ châu Âu, Dizigone đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn lý tưởng.

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Làm sạch và sát trùng vết bỏng bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Bước 4: Băng bó vết bỏng

Bỏng độ 1 có thể tự khỏi mà không cần băng lại. Việc băng bó vết bỏng giúp bảo vệ, tránh vi sinh vật xâm nhập và gây bệnh. Đối với vết bỏng nặng không có phồng rộp, bạn cần băng để duy trì độ ẩm. Trong trường hợp bỏng có bọng nước, không nên băng và tránh làm vỡ bọng nước.

IV. Chăm sóc vết bỏng bô xe máy thế nào để không có sẹo?

Sau khi sơ cứu vết bỏng, người bệnh cần chú ý chăm sóc để vết bỏng nhanh lành và hạn chế sẹo. Sau đây là 5 bước chăm sóc vết bỏng bô xe máy tại nhà:

1. Loại bỏ mô hoại tử, dịch rỉ viêm trên vết bỏng

Vết bỏng tồn tại rất nhiều mảnh da chết, mô hoại tử và dịch rỉ viêm. Vì vậy, bạn cần loại bỏ chúng để thuốc sát khuẩn phát huy tác dụng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Cách loại bỏ mô hoại tử trên vết bỏng:

  • Dùng nhíp đã vô trùng để gắp các mảnh dị vật tại vết bỏng hoặc ngâm vết bỏng vào dung dịch Dizigone.
  • Dùng bông hoặc vải sạch thấm ẩm bằng nước muối sinh lý để lau vết bỏng đến khi sạch hoàn toàn.

2. Rửa vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn

Ngoài ứng dụng trong sơ cứu, dung dịch sát khuẩn còn đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc vết bỏng hàng ngày. Sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp có thể tiêu diệt mầm bệnh, loại bỏ mô hoại tử và khử mùi khó chịu tại vết bỏng. Do vết bỏng có thời gian điều trị kéo dài nên cần tránh các dung dịch gây đau xót và cản trở quá trình lành da tự nhiên như cồn y tế, nước oxy già. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên dùng dung dịch Dizigone cho vết bỏng bô xe. Thực tế sau khi sử dụng Dizigone 3 – 5 ngày, vết bỏng nhanh lành và không để lại sẹo.

Cách sử dụng dung dịch Dizigone tại nhà:

  • Ngâm, xịt rửa dung dịch Dizigone trực tiếp lên vết bỏng từ 3 – 4 lần/ngày.
  • Giữ tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước. 

3. Dưỡng ẩm vết bỏng

Vết bỏng cần được duy trì độ ẩm thích hợp để giảm đau xót da và giúp vết thương nhanh lành. Vì vậy, bạn có thể thoa một lớp kem dưỡng ẩm sau khi làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn. Bạn nên sử dụng kem có thành phần tự nhiên an toàn những vẫn đem lại hiệu quả. Những kem bôi được sử dụng nhiều trong chăm sóc vết bỏng là kem Dizigone nano bạc, vaselin,…. Với thành phần chiết xuất từ nha đam, tràm trà, cúc la mã,… Dizogone nano bạc giúp làm mềm da và tạo cảm giác dễ chịu. 

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

Lưu ý chỉ thoa kem dưỡng ẩm lên những vùng vết bỏng đã khô se, không còn ướt dịch, không có mủ viêm. 

4. Băng vết bỏng

Băng vết bỏng giúp giữ ẩm và kiểm soát tình trạng tiết dịch. Đồng thời, nó tạo hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn gây bội nhiễm. Bệnh nhân có thể sử dụng gạc tulle gras để băng bó. Ưu điểm của nó là không bám dính lên bề mặt vết thương nên giảm đau trong mỗi lần thay băng.

5. Kéo căng da

Biện pháp kéo căng da giúp phòng ngừa vết bỏng co rút và hạn chế vận động sau này. Khi da bị bỏng, vùng da xung quanh bắt đầu co cụm lại và ép vào vùng tổn thương. Với vết bỏng bô xe máy, bạn hãy thực hiện bài tập kéo căng da khoảng 10 lần mỗi ngày. Điều này giúp ngừa sự co rút gây khó khăn cho vận động.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách

V. 4 sai lầm cần tránh khi chữa bỏng bô xe máy

1. Chườm đá hoặc ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh

Nước đá sẽ làm đông cứng tế bào, khiếm mạch máu tại vết bỏng co rút. Nếu chườm đá ngay khi bị bỏng có thể khiến vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi tế bào không còn mạch máu nuôi dưỡng sẽ dễ bị hoại tử và không có khả năng hồi phục nữa. Thậm chí nếu hoại tử nặng, bệnh nhân có thể phải cắt cụt bộ phận hỏng.

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Không nên chườm đá lạnh vào vết bỏng bô xe máy

2. Bôi kem đánh răng để chữa bỏng bô xe máy

Nhiều người thường quan niệm bôi kem đánh răng có thể làm dịu vết bỏng. Giải thích cho việc làm này là do thành phần của kem đánh răng có chứa menthol có tác dụng làm mát, hạ nhiệt. Tuy nhiên, kem đánh răng có tính kiềm nhẹ có thể khiến người bệnh đau hơn khi bôi lên da. Các chất kiềm có thể xâm nhập sâu trong vết thương gây biến chứng nhiễm trùng. Hậu quả là vết bỏng lâu khỏi và gia tăng cảm giác đau rát.

3. Chọc vỡ bọng nước

Bỏng bô xe máy có thể xuất hiện nhiều bọng nước chứa dịch màu trắng hoặc vàng nhạt. Bạn không được chọc vỡ bọng nước vì nó làm lộ phần da sâu bên trong. Từ đó, vi khuẩn cơ hội dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng.

4. Những sai lầm khác

Bạn không nên sử dụng các biện pháp chữa bỏng dân gian chưa được chứng minh như: bôi mỡ, dầu, nước tương, đắp lá thuốc, trứng gà,… Sử dụng không đúng có thể dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử và khiến việc điều trị kéo dài. Ngoài ra, người bệnh không nên sử dụng nghệ tươi hoặc kem bôi nghệ để hạn chế sẹo quá sớm. Vì sử dụng kem nghệ khi các vết bỏng chưa khô se, khép miệng hẳn có thể dẫn tới nhiễm trùng nặng.

Vết bỏng bô xe có thể khỏi và không để lại sẹo nếu bạn chăm sóc đúng cách. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần thêm thông tin về chăm sóc vết bỏng bô xe qua số Hotline: 19009482

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

Cách sơ cứu bỏng bô xe máy

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, chuyên ngành Dược Lâm Sàng, Dược sĩ Ngọc Minh đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về các bệnh da liễu. DS Ngọc Minh là chuyên gia tư vấn da liễu tại viendalieu.com.vn