Cách sử dụng máy hút mũi cầm tay

Thời tiết trở lạnh làm các bé rất dễ mắc phải các bênh về đường hô hấp, sổ mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng phổ biến. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng những bệnh này thường làm bé khó chịu, nếu mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời thì có thể kéo theo các bệnh khác như ho, cảm sốt, viêm họng, viêm phế quản…

Bị nghẹt mũi sẽ làm cho bé rất khó thở, nhất là khi ngủ. Dịch trong mũi có thể chảy xuống cổ họng gây ho, làm bé dễ nôn ói khi ăn. Khi tới thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ thường khuyên mẹ nên nhỏ nước muối, vệ sinh mũi cho con trước khi bệnh trở nên trầm trọng. Nhưng vệ sinh mũi bé như thế nào là đúng? Việc hút mũi và nhỏ nước muối sinh lý cho con nên thực hiện ra sao?

Hầu hết các mẹ đều mua dụng cụ hút mũi cho con luôn khi đi sắm đồ sơ sinh, dụng cụ này có thể là 1 ống bằng cao su hoặc dụng cụ hút hình chữ U. Dụng cụ dạng cao su giúp lấy dịch mũi bằng hơi được hít vào đầy trong bóng cao su, còn dụng cụ hít chữ U được sử dụng bằng cách mẹ đặt 1 đầu ống vào mũi bé, đầu còn lại mẹ dùng miệng để hút.

Mỗi loại đều có những ưu điểm riêng, mẹ có thể chọn dụng cụ nào cũng được, miễn thấy lực hút vừa đủ để làm sạch cho con. Dưới đây là một và gợi ý mẹ có thể tham khảo:

Dụng cụ hút mũi dây Silicone mềm Simba S1514

  • Đầu búp bằng Silicon có thể chịu được nhiệt độ 120 độ C, chất liệu mềm không gây tổn thương mũi bé có thể
  • Lực hút với tốc độ nhẹ nhàng, không làm đau bé
  • Dây, hũ chứa trong suốt, có thể thấy được tình trạng nước mũi qua lượng và màu sắc.
  • Nước mũi được hút ra chảy vào trong hũ, nước mũi không chảy ngược vào trong khoang mũi bé, hoặc trực tiếp chảy vào miệng mẹ.
  • Dùng cho mọi lứa tuổi

   Đầu búp được làm bằng chất liệu silicon mềm

Hút mũi silicon Richell 98550

  • Được làm từ chất liệu nhựa cao cấp an toànkhông BPA độc hại.
  • Thân bằng nhựa an toàn, dây hút và đầu hút được làm bằng silicon mềm không làm đau mũi bé.
  • Dây ống hút được thiết kế tháo rời, có thểđiều chỉnh độ dài của dây theo ý thích để việc hút mũi của các mẹ dễ dàng và thoải mái cho bé
  • Với thiết kế này thì nước không bị chảy ngược lên ống hút phía mẹ.
  • Bình chứa trong suốt giúp dễ dàng quan sát kết quả.

 

 Dụng cụ hút mũi Richell chất liệu Silicone

Máy hút mũi tự động Bayern Muchen

  • Lực hút mạnh nhưng không hề gây đau cho bé.
  • Ống hút Silicone mềm không làm bé tổn thương.
  • Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, dễ mang theo khi đi ra ngoài.
  • Dễ dàng tháo lắp vệ sinh các chi tiết của máy.
  • Khi hoạt động máy phát âm nhạc gồm 12 giai điệu du dương. Làm bé rất thích thú.
  • Dùng máy ở mọi tư thế, thực hiện được trong khi bé ngủ.
  • Sử dụng cho trẻ từ 0 – 36 tháng.

 

Máy hút mũi tự động Bayern Muchen.

  1. Hướng dẫn cách hút mũi cho bé

Mẹ bắt đầu bằng cách nhỏ (hoặc xịt) nước muối sinh lý vào mũi con để làm ẩm và lỏng các chất nhầy trước khi hút chúng ra.

Để bé nằm trên gối cao, hoặc để bé nằm nghiêng cho bé đỡ khó chịu, sau đó dùng chai nhỏ giọt hoặc bình xịt xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé; hút mũi, lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại.

Sau khi thao tác xong, giữ con nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây. Trẻ có thể có dấu hiệu muốn nôn ói, nhưng những lần sau bé sẽ quen dần và nước mũi sẽ được hút ra. Sau hơn 10 giây, mẹ dùng tăm bông hoặc giấy khô mềm xoắn lại và nhẹ nhàng đưa vào lau khô mũi cho bé.

Với bé lớn hơn 2 tuổi, mẹ có thể dùng chai xịt dạng phun sương có bán tại các nhà thuốc, xịt mỗi bên 2 lần, giữ khoảng 10 giây thì cho bé “hỉ” sạch ra.

Nếu con vẫn còn nghẹt mũi thì sau 5-10 phút, bạn có thể nhỏ thêm 1 ít nước muối nữa. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là không hút mũi cho bé nhiều hơn 3 hoặc 4 lần / ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Và không sử dụng nước muối hơn 4 ngày liên tiếp, vì chúng có thể làm khô bên trong mũi và làm cho vấn đề tồi tệ thêm.

Hãy nhớ rằng, quá trình hút mũi cho con nên nhẹ nhàng vì nếu hút quá mạnh, mô mũi có thể bị viêm (hoặc thậm chí chảy máu), có thể làm vấn đề viêm mũi trở nên tồi tệ hơn.

Longpp , 19/05/2014 (9095 lượt xem)

Dụng cụ hút mũi dây KuKu được nhiều mẹ ưa chuộng

Mỗi khi thay đổi thời tiết, do sức đề kháng của trẻ còn kém nên bé rất hay mắc bệnh về mũi. Lượng chất nhầy có trong mũi nếu không được đưa ra ngoài thì sẽ làm cho bé cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Do vậy, cùng với nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi sẽ là người bạn đồng hành hữu hiệu để mẹ đẩy lùi chứng nghẹt mũi, sổ mũi của bé.

Đầu tiên mẹ nên lựa chọn dụng cụ hút mũi thích hợp cho bé.

Hiện nay thị trường có rất nhiều loại dụng cụ hút mũi với nhiều kiểu dáng và mức giá khác nhau. Nó có thể là 1 ống bằng cao su hoặc 1 dụng cụ hút hình chữ u. Dụng cụ dạng cao su giúp lấy dịch mũi bằng hơi được hít vào đầy trong bóng cao su, còn dụng cụ hít chữ u được sử dụng bằng cách mẹ đặt 1 đầu ống vào mũi bé, đầu còn lại mẹ dùng miệng để hút. Cao cấp hơn, bạn cũng có thể chọn máy hút mũi chạy bằng pin, thiết kế hiện đại. Tùy vào túi tiền cũng như cách sử dụng và hiệu quả, bạn có thể chọn một trong các loại dụng cụ hút mũi sau:

Hút mũi dây silicone mềm của các hãng KUKU được các mẹ ưa chuộng, xuất xứ Đài Loan

Hút mũi bằng tay của Farlin, Nuk, KuKu...

Trong đó, hút mũi dây KUKU được các mẹ ưa chuộng hơn cả vì nó khá dễ dùng, an toàn cho bé, lại có chi phí khá hợp lý.

Mỗi dụng cụ hút mũi đều có cách sử dụng khác nhau do cấu tạo máy khác nhau. Do vậy bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bên cạnh đó, bạn cần biết quy trình hút mũi chung với sự hỗ trợ của nước muối sinh lý như sau:

- Đầu tiên bạn hãy nhỏ (hoặc xịt) nước muối sinh lý vào mũi con để làm ẩm và lỏng các chất nhầy trước khi hút chúng ra. Bạn có thể mua nước muối tại các hiệu thuốc hoặc dễ dàng pha tại nhà bằng cách hòa tan ¼ thìa muối trong 240ml nước. Mỗi ngày bạn pha 1 lần và giữ trong 1 chiếc chai sạch có nắp.

- Bạn để con nằm trên gối cao, hoặc để bé nằm nghiêng cho bé đỡ khó chịu, sau đó dùng chai nhỏ giọt hoặc bình xịt xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé rồi hút; lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, bạn giữ con nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây. Dòng nước muối sẽ sục đi tất cả mũi, đàm, nhớt trong mũi, sau đó sẽ chảy xuống họng và gây phản xạ nhợn ói một chút. Những lần đầu bạn cứ để bé ói ra hết mũi dịch, những lần sau bé sẽ quen với phản xạ nuốt và mũi dịch không còn nhiều, bé sẽ không ói nữa. Bạn nên hút mũi cho bé khi đói để hạn chế việc bé nôn ói ra khi dịch mũi chảy xuống cổ họng.

- Cuối cùng, bạn dùng tăm bông hoặc giấy khô mềm xoắn lại và nhẹ nhàng đưa vào lau khô mũi cho bé.

Lưu ý : Với bé lớn hơn 2 tuổi, bạn có thể dùng chai xịt dạng phun sương có bán tại các nhà thuốc, xịt mỗi bên 2 lần, giữ khoảng 10 giây thì cho bé “hỉ” sạch ra.

Nếu con bạn vẫn còn nghẹt mũi thì sau 5-10 phút, bạn có thể nhỏ cho bé thêm 1 ít nước muối nữa. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là không hút mũi cho bé nhiều hơn 3 hoặc 4 lần / ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Và không sử dụng nước muối hơn 4 ngày liên tiếp, vì theo thời gian, chúng có thể làm khô bên trong mũi và làm cho tình trạng viêm mũi tồi tệ thêm.

Trong quá trình sử dụng, bạn luôn luôn phải chú ý không được hút mũi cho bé quá mạnh mà phải hút nhẹ nhàng vì khi hút quá mạnh, mô mũi có thể bị viêm (hoặc thậm chí chảy máu), có thể làm viêm mũi trở nên nặng hơn.

Việc vệ sinh dùng cụ hút mũi cho bé lại là điều vô cùng quan trọng, nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ, khi cho bé sử dụng bạn sẽ làm mũi bé tiếp xúc với vô số vi khuẩn, khiến bé khó khỏi bệnh thậm trí còn nặng hơn. Không chỉ máy hút mũi mà bất kì đồ dùng nào của bé bạn cũng phải vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

Đối với máy hút mũi cho bé , trước và sau khi sử dụng bạn đều phải vệ sinh một cách cẩn thận bằng cách dùng xà phòng và nước ấm, bạn cho 1 ít nước có xà phòng vào trong ống hút, lắc, bóp, xả ra, sau đó làm đi làm lại nhiều lần, khi rửa xong thì đặt chúng ở nơi khô thoáng.
 

Video liên quan

Chủ đề