Cách tăng thắng xe máy

Đối với phanh đĩa, bạn cần mang ra của hàng sửa chữa để thay thế má phanh mới

Phanh là một bộ phận rất quan trọng trên một chiếc xe máy, nó giúp bạn có thể nhanh chóng giảm tốc độ và dừng chiếc xe lại. Tuy nhiên, nếu phanh của xe bất ngờ gặp một sự cố ngoài ý muốn sẽ khiến người điều khiển có thể gặp tai nạn và những sự cố đáng tiếc. Vậy những dấu hiệu nào cho biết phanh xe máy không ăn và cách khắc phục?

Đối với phanh đĩa

Phanh xe không ăn: Khi chúng ta bóp phanh tay hoặc giẫm phanh chân nhưng cảm giác quá nhẹ, xe vẫn tiếp tục chuyển động như bình thường mà không hề giảm tốc độ hay dừng lại, đó là một dấu hiệu cho thấy phanh xe máy của bạn đang bị hỏng.

Theo anh Dũng JoJo (chủ cửa hàng sửa xe Goode Motor có địa chỉ tại phố Tu Hoàng, Nhổn, Hà Nội), nguyên nhân khiến xe bị tình trạng này là chủ yếu do má phanh hoặc đĩa phanh dính chất bôi trơn. Với xe nhỏ dễ do dầu phuộc hoặc dầu phanh rỉ ra dính vào. Một phần còn lại do người sử dụng lười bảo dưỡng hoặc đến hạn thay thế cupen, hoặc đổ dầu phanh sai quy định khiến mất áp suất trong tổng phanh trên khiến má phanh không đủ lực ép lên đĩa phanh.

Phanh xe bị bó cứng: Lúc này, bạn bóp hay giẫm phanh đều thấy khá cứng và nặng và đi kèm theo đó là tiếng kêu kin kít của xe nghe rất khó chịu. Trường hợp này dễ thấy với người chạy có thói quen rà phanh, phanh liên tục, lười bảo dưỡng piston phanh và ắc tịnh tiến của heo phanh khiến bó kẹt và có trường hợp sôi dầu phanh.

"Cách xử lý duy nhất đối với trường hợp phanh đĩa không ăn đó là ra các cửa hàng sửa chữa xe máy để thợ sữa chữa kiểm tra và thay thế bộ má phanh mới", anh Dũng khuyên.

Đối với các dòng xe máy phanh tang trống (phanh cơ),

bạn có thể tự tăng chỉnh phanh

Đối với phanh tang trống (phanh cơ)

Anh Dũng chia sẻ: "Những dấu hiệu không "ăn" của phanh tang trống cũng tương tự như phanh đĩa. Tuy nhiên, đối với những mẫu xe máy sử dụng phanh tang trống (phanh cơ) có một cách khá đơn giản để tự căn chỉnh và giúp phanh ăn trở lại. Đầu tiên các bạn nên bóp phanh trước và nhấn phanh sau để kiểm tra độ mòn của phanh rồi tiến hành căn chỉnh.

Bước tiếp theo bạn đưa tuốc nơ vít vào vị trí cần giữ phanh, đẩy nhẹ tuốc nơ vít xuống phía dưới để cà phanh đi về phía trước, lúc này ốc chỉnh phanh sẽ lồi ra. Sau đó, bạn vặn vặn ốc theo chiều kim đồng hồ sao cho phù hợp, sau đó bóp thử phanh tay xem được chưa, nếu chưa có thể căn chỉnh thêm.

Lưu ý là không nên vặn ốc chỉnh phanh quá chặt vì như thế sẽ khiến phanh bị bó cứng, vừa vặn vừa phải thử phanh để đảm bảo an toàn".

Nguồn: Bá Nam, Phanh xe máy không "ăn" và cách khắc phục, Xe giao thông.

Đối với xe máy, thắng đĩa đóng một vai trò rất quan trọng. Nó giúp bạn có thể nhanh chóng giảm tốc độ và dừng xe khi cần. Nếu thắng đĩa hay phanh đĩa xe máy không ăn hoặc bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn của bạn và những người xung quanh. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc dấu hiệu nhận biết phanh đĩa xe máy không ăn và cách chỉnh phanh đĩa xe máy điện bị bó. Đừng bỏ lỡ nhé!

Nguyên nhân và cách khắc phục phanh đĩa xe máy không ăn

Má phanh bị mòn

Má phanh xe máy bị mòn khiến thắng xe không ăn
  • Đây là một trong những nguyên nhân khiến phanh xe máy không ăn. Má phanh mòn gây vênh thắng đĩa, hệ thống phanh làm việc không hiệu quả.
  • Má phanh mòn quá mức sẽ khiến đĩa phanh bị mòn, làm nó mỏng hơn so với độ dày tiêu chuẩn quy định. Nếu bạn để má phanh quá mòn sẽ làm cho piston phanh bị đẩy đi quá giới hạn, khiến nó bị bó chặt vào trống hay đĩa phanh và làm bó phanh.
  • Khi xe gặp tình trạng này thì bạn nên tháo bánh xe cùng cụm phanh. Rồi dùng tua vít đẩy piston về vị trí cũ hoặc mang xe đến trung tâm sửa chữa để khắc phục sự cố kịp thời.

Phanh đĩa xe máy bị bó

Chỉnh phanh đĩa xe máy bị bó
  • Thắng đĩa xe máy bị bó là hiện tượng thường gặp nhất khi sử dụng phanh dầu. Trong quá trình sử dụng có sự tác động của ngoại lực khiến cong vênh đĩa, làm phanh đĩa bị bó.
  • Nguyên nhân thường gặp nhất là do đầu phanh có tính hút ẩm. Hơi nước thâm nhập sẽ khiến dầu phanh biến chất, oxi hóa các chi tiết kim loại.
  • Các cuppen phanh cũng bị nở hoặc rách, hơi nước sẽ làm oxi hóa bề mặt piston. Xy lanh phanh dẫn tới hiện tượng phanh bị bó kẹt.
  • Ngoài ra xy lanh tổng phanh bị hỏng hay lò xo hồi vị má phanh gặp trục trặc. Đây cũng là nguyên nhân khiến phanh đĩa bị bó.
  • Để khắc phục tình trạng trên các bạn có thể thay lò xo hồi vị mới, làm sạch phớt chắn bụi hoặc thay piston mới. Bên cạnh đó chỉnh thẳng và xả gió thắng đĩa cũng giúp cho hệ thống phanh thắng luôn hoạt động ổn định. Nếu bạn đã thử hết những cách chỉnh phanh đĩa xe máy bị bó trên mà thắng đĩa vẫn bị bó cứng thì nên đem xe đến các trung tâm sửa chữa nhé.

Thắng đĩa bị cong vênh

Phanh đĩa xe máy bị cong vênh
  • Bạn có thể kiểm tra bằng cách dựng chân chống giữa. Rồi nhấn đuôi xe xuống, dùng tay quay bánh xe và quan sát.
  • Nguyên nhân khiến phanh địa bị vênh là do chất lượng má phanh kém hoặc thắng đĩa đặt ở vị trí dễ bị ngoại lực tác động.
  • Để xử lý tình trạng này bạn nên thay đĩa xe mới để bảo vệ má phanh đồng thời tiết kiệm nhiên liệu.

Dầu thắng đĩa bị hết

Thường xuyên kiểm tra, thay dầu phanh
  • Nếu bạn thấy phanh bị rít lại hay nhiều lúc bóp phanh cũng bị rít thì đây chính là dấu hiệu cho thấy dầu phanh của bạn đã hết hoặc để quá lâu nên không còn tác dụng khiến cho piston không đẩy được làm má phanh bám lấy đĩa phanh.
  • Nên thường xuyên kiểm tra và thay dầu phanh mới cho xe tại nhà hoặc có thể mang ra các gara sửa chữa.

Cách tăng chỉnh phanh đĩa xe máy phù hợp

Sau một thời gian sử dụng nếu bạn đạp phanh hay bóp phanh mà thấy quá chân hay bóp chặt tay thì đây chính là dấu hiệu của dây đang nhão và phanh đang bị mòn. Lúc này bạn cần tăng chỉnh phanh ngay.

Tăng chỉnh phanh đĩa xe máy

Cách chỉnh phanh đĩa xe máy (phanh trước)

  • Đưa tua vít vào vị trí cần giữ phanh, đẩy nhẹ tua vít xuống phía dưới để cà phanh đi về phía trước. Lúc này bạn sẽ thấy ốc chỉnh phanh lồi ra.
  • Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ sao cho phù hợp. Sau đó bạn bóp thử phanh tay xe xem đã được chưa. Nếu vẫn chưa như ý thì bạn có thể căn chỉnh thêm.

Cách tăng phanh đĩa xe máy (phanh sau)

  • Cách làm cũng tương tự như phanh trước: dùng 1 chiếc tua vít và đưa vào vị trí cần giữ phanh rồi chỉnh ốc phanh.
  • Tiếp theo bạn đạp chân phanh để kiểm tra xem đạt yêu cầu chưa. Hãy căn chỉnh thêm nếu cần sao cho phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến nguyên nhân phanh xe máy không ăn. Và cách điều chỉnh phanh đĩa xe máy mà bạn nên biết để bảo vệ thống phanh xe luôn tốt nhất. Đồng thời bạn cũng nên kiểm tra bộ phận này định kỳ để đảm bảo an toàn cho chính mình nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

Video liên quan

Chủ đề