Cách tính điểm trên đại học năm 2022

Không giống như chương trình đào tạo bậc phổ thông (đào tạo theo lớp liên chế), hầu hết các trường đại học trên cả nước đã chuyển đổi sang hình thức học, thi theo lớp tín chỉ. Vậy tín chỉ là gì? Cách tính điểm theo tín chỉ đại học 2022 như thế nào? Sau đây là câu trả lời chi tiết nhất cho bạn.


Tính điểm theo thang điểm 4 đang là cách tính điểm khoa học, được rất nhiều các trường đại học sử dụng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên đào tạo theo hình thức tín chỉ. Tuy nhiên, với hình thức này, nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh THPT không biết cách tính điểm, xếp loại học lực của mình. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tham khảo bài viết chia sẻ cách tính điểm theo tín chỉ đại học 2022 dưới đây.

Chia sẻ cách tính thang điểm 4 theo tín chỉ

Mục lục bài viết:
1. Tín chỉ là gì?
2. Cách tính điểm tín chỉ.
3. Cách tính điểm tích lũy tín chỉ
4. Những điều cần lưu ý khi tính điểm theo hình thức tín chỉ.

1. Tín chỉ là gì?

Tín chỉ là đại lượng đo lường khối lượng kiến thức mà sinh viên cần tích lũy được trong quá trình học tập. 1 tín chỉ được quy định tùy theo hình thức học tập của sinh viên. Cụ thể 1 tín chỉ bằng:

- 15 tiết học lý thuyết
- 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận
- 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp.

Hình thức học tín chỉ được áp dụng để đo lường cả quá trình học tập của sinh viên, bao gồm cả việc học trên lớp và tự học tại nhà. Theo đó, để hoàn thành việc học 1 tín chỉ, sinh viên cần ít nhất 30 giờ tự học (chuẩn bị ngoài giờ lên lớp).

Số tín chỉ của các môn học khác nhau sẽ khác nhau. Các môn có lượng kiến thức ít sẽ quy định 1 - 2 tín chỉ. Những môn dài hơn sẽ tương tương 3 - 4 - 5 tín chỉ.

Thông thường, trước mỗi kỳ học, nhà trường, các khoa sẽ có thông báo cho sinh viên về lịch học, đăng ký tín chỉ. Sinh viên sẽ được tự lựa chọn số tín chỉ theo khả năng học và sắp xếp thời gian học phù hợp với mình.

Sau khi hoàn thành các môn học lý thuyết, vào kỳ cuối cùng của năm 4, sinh viên sẽ được giao thực tập và làm khóa luận ra trường. Trung bình, khóa luận tốt nghiệp sẽ được quy định tương đương với 14 - 20 tín chỉ tùy từng trường.

Học phí đào tạo 1 tín chỉ sẽ tùy thuộc vào quy định của từng trường. Thông thường, các trường nhóm kỹ thuật, cần học lý thuyết + thực hành nhiều sẽ có học phí cao hơn so với các trường kinh tế.

Chương trình đào tạo theo tín chỉ sẽ được tính dựa trên số tín chỉ tích lũy của từng sinh viên. Nếu học nhanh, tích lũy đủ số tín chỉ của chương trình học theo yêu cầu của ngành học, sinh viên có thể ra trường trước chứ không cần chờ đủ 4, 5 năm như cách học lớp liên chế.

Tìm hiểu định nghĩa tín chỉ, cách tính điểm từng môn học theo tín chỉ


2. Cách tính điểm tín chỉ.

Điểm theo hình thức học tín thường được tính theo thang điểm 10, bao gồm điểm chuyên cần (hệ số 0,1), điểm kiểm tra trên lớp (hệ số 0.3) và điểm thi cuối kỳ (hệ số 0.6), được tính theo thang điểm 10. ệ số 10). Sau khi kết thúc môn học, điểm sẽ được tính và chuyển về thang điểm chữ hệ số 4 để đánh giá điểm chung bình trung cho quá trình học tập.

Để dễ hiểu, các bạn có thể tham khảo công thức sau đây.

Điểm tích lũy học phần theo tín chỉ= Điểm chuyên cần * 0.1 + điểm kiểm tra * 0.3 + điểm thi * 0.6

Thông thường, theo thang điểm 10 nếu sinh viên có điểm tích lũy dưới 4,0 sẽ học lại hoặc thi lại học phần đó. Việc này do tùy trường quyết định số lần thi lại của sinh viên hoặc sẽ học lại môn học đó mà không được thi lại.

- Sau khi tính điểm thang hệ số 10, điểm học phần sẽ được quy về thang điểm 4 như sau:

Cách tính điểm học phần theo thang điểm 4

Lưu ý: Tùy thuộc vào quy định mà mỗi trường sẽ có những cách đổi điểm ở trên. Có trường sẽ có mức điểm A, B, C, D, F hoặc có thêm mức điểm C+, B+, A+ nhưng đại đa số các trường đều quy đổi điểm như cách quy đổi ở trên.


3. Cách tính điểm tích lũy tín chỉ

Điểm tích lũy tín chỉ là điểm trung bình chung các môn mà sinh viên đạt được trong mỗi học kỳ. Công thức tính điểm tích lũy tín chỉ được thể hiện như sau:

Cách tính điểm tích lũy tín chỉ trong mỗi học kỳ của sinh viên

Ví dụ: Trong kỳ I, các bạn học 3 môn học với số tín chỉ và điểm số lần lượt là môn 1 (2 tín, điểm A), môn 2 (3 tín chỉ, điểm B), môn 3 (1 tín chỉ, điểm C) thì điểm tích lũy tín chỉ của các bạn sẽ bằng

Điểm tích lũy tín chỉ kỳ I = ((2*3.7)+(3*3.0)+(1*2.0)/(2+3+1)=3.07

- Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

Xếp loại học lực đại học theo thang điểm 4

So sánh với điểm tích lũy học kì I ở ví dụ trên (3.07), trong học kì I, em học sinh đó có điểm xếp loại "Khá"

Để tiện so sánh việc tính điểm trung bình chung của đại học với THPT, các em có thể tham khảo bài viết chia sẻ Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học của chúng tôi.
Xem thêm: Cách tính điểm trung bình môn

4. Những điều cần lưu ý khi tính điểm theo hình thức tín chỉ.

- Có thể nói, cách tính điểm theo thang điểm 4 sẽ giúp phân loại, đánh giá khách quan học lực cũng như thái độ học tập của sinh viên trong quá trình học tập chứ không phải chỉ tập trung vào điểm thi kết thúc môn cuối kỳ.

- Điểm F trong thang điểm 4 có giá trị bằng 0. Nếu nhận điểm này, sinh viên sẽ cần học lại hoặc thi lại để cải thiện điểm. Nếu không học lại, giá trị 0 này vẫn tham gia vào tính điểm trung bình chung học kỳ. Đây chính là bản chất đào tạo sạch của HTTC ( nó không chấp nhận bất cứ một kết quả nào dưới 4 của thang điểm 10).

- Để cải thiện điểm, với những môn học có số tín chỉ cao, các em cần tập trung học tập để đạt điểm tốt. Việc này sẽ kéo điểm tích lũy tín chỉ của các em lên mức cao.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-tinh-diem-theo-tin-chi-dai-hoc-2022-68759n.aspx
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính điểm theo tín chỉ đại học 2022 mà Taimienphi.vn sưu tầm được. Hy vọng sẽ giúp các em học sinh, sinh viên mới nhập học hiểu rõ hơn về tín chỉ, cách tính thang điểm 4 theo tín chỉ và đạt được thành tích học tập cao nhất. Chúc các em thành công!

Cách tính điểm đại học là một trong những thông tin cần thiết và quan trọng các em học sinh và bậc phụ huynh cần phải nắm được. Để giúp bạn hiểu rõ hơn cách tính điểm Đại Học mới nhất 2022, bạn hãy theo dõi bài viết làm bằng đại học dưới đây của chúng tôi nhé.

Cách tính điểm trên đại học năm 2022
Cách tính điểm đại học năm 2022 trên toàn quốc

Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, rất nhiều thí sinh, phụ huynh còn băn khoăn về cách tính điểm thi đại học. Sau đây là các công thức tính điểm đại học được áp dụng phổ biến.

Cách tính điểm Đại học 2022 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

TH1: Các ngành không có môn nhân hệ số

Đối với các ngành không có môn nhân hệ số, cách tính điểm đại học sẽ được xác định theo công thức sau:

Điểm xét tuyển= Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Trong đó:

  • Điểm môn 1, môn 2, môn 3 lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
  • Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc quy định từng trường Đại học.

TH2: Với các ngành có môn nhân hệ số

Trước tiên là cách tính điểm  đối với các trường áp dụng xét tuyển theo thang điểm 40:

  • Điểm xét tuyển Đại học = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) x 2 + Điểm ưu tiên (nếu có).
  • Đối với các trường xét tuyển theo thang điểm 30, Công thức tính điểm xét tuyển Đại học được xác định theo công thức sau:

Điểm xét đại học = [Điểm môn 1+ Điểm môn 2 + Điểm môn 3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có)

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

Cách tính điểm Đại học dựa trên kết quả học tập THPT

Ngoài việc xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đại học còn lựa chọn phương thức xét tuyển bằng học bạ để tuyển sinh trong vài năm gần đây..

Đối với phương thức xét tuyển này, mỗi trường đại học sẽ có cách tính điểm xét tuyển khác nhau. Dưới đây là 2 cách tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả học tập phổ biến nhất.

  • Xét tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ (học kỳ 1 lớp 10 tới học kì 1 lớp 12) hoặc 3 học kỳ ( học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12), hoặc cả năm lớp 12.
  • Xét kết điểm tổng kết học tập cả năm: Các trường Đại học, Cao đẳng sẽ căn cứ vào điểm tổng kết học tập của học sinh trong 3 năm học THPT để xét tuyển.

Ngoài ra, các cơ sở đào tạo còn có thể yêu cầu thêm các tiêu chuẩn khác về chứng chỉ ngoại ngữ, hạnh kiểm,… để xét tuyển học bạ.

Cách tính điểm trên đại học năm 2022
Chuyển đỗi hệ số thang điểm đại học cao đẳng trung cấp

Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học

Hiện tại, các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã và đang triển khai áp dụng phương pháp học và xếp loại theo hình thức hệ thống tín chỉ. Chính vì thế, việc xếp loại bằng tốt nghiệp đại học được tính như sau.

Học lực sẽ tương ứng với thang điểm sau:

  • Từ 8.0 – 10 : Giỏi
  • Từ (6.5 – 7.9) : Khá
  • Từ (5.0 – 6,4) : Trung bình
  • Từ (3.5 – 4,9) : Yếu

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm chữ

Việc xếp loại học lực đại học theo thang điểm chữ được đánh giá như sau:

  • Điểm A từ 8.5- 10: Giỏi
  • Điểm B+ từ 8.0 – 8.4: Khá giỏi
  • Điểm B từ 7.0 – 7.9: Khá
  • Điểm C+ từ 6.5 – 6.9: Trung bình khá
  • Điểm C từ 5.5 – 6,4: Trung bình
  • Điểm D+ từ 5.0 – 5.4: Trung bình yếu
  • Điểm D từ 4.0 – 4.9: Yếu
  • Điểm F dưới 4.0: Kém

Cách tính điểm ưu tiên

Theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT, thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh. Trong đó:

 Điểm ưu tiên theo đối tượng:

  • Thí sinh được cộng 2 điểm nếu thuộc các đối tượng 1, 2, 3, 4 theo Quy chế tuyển sinh đại học.
  • Thí sinh được cộng 1 điểm nếu thuộc các đối tượng 5, 6, 7 theo Quy chế tuyển sinh đại học.

Điểm ưu tiên theo khu vực:

  • Khu vực 1 (KV1) được cộng 0,75 điểm, bao gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT) được cộng 0,5 điểm, bao gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.
  • Khu vực 2 (KV2) được cộng 0,25 điểm, bao gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1).
  • Khu vực 3 (KV3) không được cộng điểm ưu tiên, bao gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.

Như vậy, bài viết trên đây của có nên làm bằng đại học tại tphcm đã hướng dẫn bạn cách tính điểm đại học cực chi tiết và dễ hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Cám ơn bạn đã quan tâm!