Cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp

1.1. Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc

Với cách tính lãi suất vay theo số dư nợ gốc, tiền lãi của mỗi kỳ trả lãi sẽ bằng nhau trong toàn bộ quá trình vay và được tính dựa theo số tiền gốc ban đầu.

Tiền lãi hằng tháng = Dư nợ gốc x Lãi suất vay/Thời gian vay

Ví dụ :

A vay 30 triệu đồng trong 12 tháng với mức lãi suất là 12%/năm. 

Số tiền gốc phải trả ngân hàng hằng tháng là: 30 triệu/12 tháng = 2,5 triệu đồng

Số lãi phải trả ngân hàng hằng tháng là: (30 triệu x 12%)/12 tháng = 300.000 đồng

Số tiền phải trả hằng tháng là 2,8 triệu đồng

1.2. Cách tính lãi suất vay theo số dư nợ giảm dần

Cách tính lãi này dựa trên số tiền thực tế còn nợ sau khi đã trừ đi phần nợ gốc người vay đã trả trong những tháng trước đó. Số số dư nợ giảm dần thì tiền lãi mà người vay phải trả cũng sẽ giảm dần.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần:

- Tiền gốc hằng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay

- Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay x Lãi suất vay theo tháng

- Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay

Ví dụ: B vay 60 triệu đồng, thời hạn trong 12 tháng với mức lãi suất 12%/năm

Tiền gốc trả hằng tháng = 60 triệu/12 = 05 triệu

Tiền lãi tháng đầu = (60 triệu x 12%)/12 = 600.000 đồng

Tiền lãi tháng thứ 2 = (60 triệu - 05 triệu) x 12%/12 = 550.000 đồng

Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy cho đến khi trả hết nợ.

Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng (Ảnh minh họa)
 

 2. Có những loại lãi suất vay nào?

Hiện nay, có 03 loại lãi suất thường được các ngân hàng áp dụng khi cho vay:

- Lãi suất cố định;

- Lãi suất thả nổi;

- Lãi suất hỗn hợp.

2.1. Lãi suất cố định 

Cách tính lãi vay cho loại lãi suất này là như nhau cho từng tháng. Tức lãi suất cho khoản vay của khách hàng sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay.

Ưu điểm của lãi suất cố định là người vay biết được chính xác chi phí lãi vay là bao nhiêu để có sự chuẩn bị về tài chính. Ngoài ra, với mức lãi suất không đổi, người vay sẽ tránh được các rủi ro về lãi suất trong suốt quá trình vay.

2.2. Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất có sự thay đổi theo thời gian. Khi áp dụng loại lãi suất này, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay cho khách hàng theo định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng một lần. Mức lãi suất thả nổi có thể tăng hoặc giảm theo thị trường và theo chính sách của ngân hàng trong thời điểm đó.

Lãi suất thả nổi được tính theo công thức:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó:

- Lãi suất cơ sở: thường được các ngân hàng tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.

- Biên độ lãi suất được áp dụng một mức cố định trong suốt thời gian vay vốn và được ghi cụ thể trong hợp đồng vay.

Ví dụ: A vay ngân hàng 600 triệu trong 1 năm. Ngân hàng quy định áp dụng lãi suất thả nổi định kỳ 03 tháng điều chỉnh 01 lần. Lãi suất thả nổi = Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 3%.

Tại thời điểm ký hợp đồng, lãi suất tiết kiệm 12 tháng là 7%/năm => Lãi suất vay trong 3 tháng đầu là 7% + 3% = 10%/năm.

Tại kỳ điều chỉnh lãi suất thứ nhất: lãi suất tiết kiệm 12 tháng tăng lên mức 8%/năm => Lãi suất vay trong 03 tháng tiếp theo sẽ là 8% + 3% = 11%/năm.

Tại kỳ điều chỉnh lãi suất thứ 2: lãi suất tiết kiệm 12 tháng giảm xuống còn 6%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 03 tháng tiếp theo sẽ là 6% + 3% = 9%/năm

2.3. Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là loại lãi suất phổ biến được áp dụng với các khoản vay mua nhà, vay mua xe.

Cụ thể, khách hàng sẽ được áp dụng cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong thời gian vay vốn. Thời gian đầu ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất cố định ưu đãi, thường là trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng tùy gói vay.

Sau thời gian này lãi suất sẽ được thả nổi theo công thức trên.

Loại lãi suất này có lợi cho khách hàng do được áp dụng mức lãi suất cố định ưu đãi. Tuy nhiên sau thời gian ưu đãi, khách hàng cũng phải chịu rủi ro do biến động của lãi suất.

Nếu có thắc mắc về cách tính lãi suất vay ngân hàng, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

>> Vay tiền ngân hàng nhưng không trả được do Covid-19, cần làm gì? 

>> Vay tiêu dùng qua ngân hàng và công ty tài chính, bên nào lợi hơn? 

>> Vay tiền không trả có bị đi tù không? Trốn nợ xử lý thế nào? 

Hiện nay, hình thức vay ngân hàng trả góp là một dịch vụ phổ biến được nhiều người lựa chọn. Nhưng không phải khách hàng nào cũng biết cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp. Và đây vẫn luôn là bài toán nan giải với hầu hết mọi người. Bài viết dưới đây sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về lãi suất vay ngân hàng trả góp đơn giản nhất hiện nay. Hãy đọc tham khảo nhé!

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp

Có thể bạn chưa biết:

  • Lãi suất liên ngân hàng là gì?
  • Đáo hạn là gì?

Lãi Suất Vay Ngân Hàng Nào Thấp Nhất 2022?

10 ngân hàng có lãi suất cho vay thấp nhất

Ngân hàngVay tín chấpVay thế chấp
VIB178,8
Bản Việt17-186.5
VPBank206,9 – 8,6
ACB277,5 – 9,0
Sacombank9,57,5 – 8,5
BIDV11,96,6 – 7,8
TPBank176,9 – 9,9
Maritime Bank10 – 176,99 – 7,49
Vietcombank10,8 – 14,47,5
Vietinbank9,67,7

10 Ngân hàng cho vay thế chấp sổ đỏ lãi suất thấp nhất

Ngân hàngLãi vay thế chấp sổ đỏ
(%/năm)
Tỷ lệ cho vayPhí trả nợ trước hạn
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Agribank7,580-85% giá trị tài sản đảm bảo
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng BIDV1180% giá trị tài sản đảm bảoMiễn phí
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcombank7,770% giá trị tài sản đảm bảo1% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcapital870% giá trị tài sản đảm bảo3% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ Vietinbank770% giá trị tài sản đảm bảo2% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng HSBC760% giá trị tài sản đảm bảo3% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng VPBank9,675% giá trị tài sản đảm bảo4% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ Sacombank12,3100% giá trị tài sản đảm bảo2% tính trên số tiền trả trước
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng VIB10,270% giá trị tài sản đảm bảo3% tính trên số tiền trả trước

5 Ngân hàng có lãi suất vay mua ô tô thấp nhất

Ngân hàngLãi suất vay ngân hàng (%/năm)
Vietinbank7,7
Bản Việt6.5
Vietcombank7,5
BIDV7,3
Techcombank8,29

Lãi Suất Vay Ngân Hàng Là Gì?

Dịch vụ ngân hàng vay tiền mặt trả góp là phương thức vay tiền mà số tiền trả nợ ở các kỳ là tương đương với nhau. Trong đó, số tiền lãi phải trả cộng với số nợ gốc. Số tiền mà khách hàng phải trả cho ngân hàng mỗi kỳ hạn là bằng nhau theo như hợp đồng, còn tiền lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn.

Lãi suất vay ngân hàng trả góp là phần lãi suất nhất định mà người đi vay phải trả cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán nợ vay theo định kỳ. Vay vốn ngân hàng có rất nhiều dạng lãi suất. Tùy vào góc độ thời gian, hay căn cứ vào đặc tính riêng của từng sản phẩm cho vay mà ta sẽ có nhiều dạng lãi suất vay vốn khác nhau.

Hình thức vay, cách tính lãi suất đơn giản

Các Hình Thức Vay Tiền Ngân Hàng Phổ Biến

Các hình thức vay phổ biến hiện nay là:

  • Vay tín chấp: hình thức vay ngân hàng không cần tài sản đảm bảo và dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay.
  • Vay thế chấp: có tài sản đảm bảo mới được vay. Lãi suất vay ngân hàng của hình thức vay thế chấp sẽ được chia thành các mức lãi suất khác nhau tùy theo mục đích vay vốn gồm có:
  • Vay thấu chi: hình thức vay cho khách hàng cá nhân khi có nhu cầu sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán. Tùy vào độ uy tín, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tối đa để có thể chi vượt mức khi số dư tài khoản bằng 0đ.

Các Loại Lãi Suất Vay Ngân Hàng Thường Gặp

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là lãi suất như nhau từng tháng, có nghĩa là trong suốt thời gian vay thì lãi suất khoản vay của bạn sẽ không thay đổi giúp giảm áp lực cho người vay cũng như tránh được những rủi ro gây nên sự biến động lãi suất.

Ví dụ: Chị Linh vay số tiền 20.000.000 VNĐ trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/năm. Như vậy số tiền lãi Chị Linh phải trả hàng tháng là:
200.000 VNĐ (20. 000.000 x (12%/12)) trong suốt 1 năm.

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất có sự thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng theo từng thời kỳ và thường tính theo công thức:

Chi phí vốn + Biên độ lãi suất cố định hoặc bao gồm: chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi

Ví dụ về lãi suất thả nổi: Chị Hà vay thế chấp số tiền 20.000.000 VNĐ trong 1 năm. Với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu và sau 6 tháng đó lãi suất sẽ thả nổi.

  • Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất chị Hà phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu sẽ là:
    200.000 VNĐ (20.000.000 x 1%) trong vòng 6 tháng đầu tiên.
  • Sang tháng thứ 7 số tiền lãi chị Hà phải đóng sẽ dựa vào lãi suất hiện tại của thị trường (Lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng).

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất cố định và lãi suất thả nổi khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra lãi suất hỗn hợp. Cách hoạt động là trong thời gian đầu sẽ áp dụng lãi suất cố định và sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Các mốc thời gian được thay đổi dựa trên thỏa thuận giữa hai bên.

Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay của khoản vay, và lãi suất hỗn hợp là 10%.

  • Sau một năm bạn có 100$ và 10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$.
  • Trong năm thứ hai, lãi suất (10%) được áp dụng cho người đứng đầu (100$, dẫn đến 10$ lãi). Và lãi tích lũy (10$, dẫn đến 1$ lãi). Với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm đó, và 21$ cho cả hai năm.

Tìm hiểu lãi suất danh nghĩa là gì?

Cách Tính Lãi Suất Vay Ngân Hàng Chính Xác Nhất

Với cơ chế vay tiền và phải trả lãi hiện nay tại ngân hàng khiến không ít khách hàng cảm thấy hoang mang về số tiền mình phải trả. Tùy theo các ngân hàng khác nhau mà sẽ có những cách tính lãi khác nhau khi đăng ký vay tín chấp.

Công thức chung tính tiền lãi vay vốn như sau:

Lãi tiền vay = [(Số tiền vay*Lãi suất vay)/365 ngày]*số ngày vay thực tế

Sau đây là 3 cơ chế tính tiền lãi vay trả góp tại các ngân hàng trên thị trường

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần:

  • Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
  • Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng
  • Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay

Ví dụ cụ thể :

Khách hàng A vay tiền tại Ngân hàng với số tiền là 50 triệu đồng trong 12 tháng. Áp dụng cách tính lãi suất trả góp trên số dư nợ gốc, ta có:

  • Tháng thứ nhất, dư nợ là 50 triệu, lãi = 50 triệu x 12%/12 = 500.000 đồng.
  • Tháng tiếp theo trả nợ gốc 5 triệu, lãi = (50-5) triệu x 12%/12 = 450.000 đồng.
  • Tháng thứ 3 trả nợ gốc 5 triệu, lãi = (45-5) triệu x 12%/12 = 400.000 đồng.

Cứ tiếp tục cách tính như vậy ở các tháng tiếp theo cho đến khi nào khách hàng A trả xong khoảng nợ của mình.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng dựa trên dư nợ ban đầu

Công thức tính lãi suất:

Số tiền bạn phải trả hàng tháng = Dư nợ gốc* lãi suất năm/ thời gian vay

Đây là cách tính lãi suất luôn cố định cho đến khi trả hết khoản vay mặc dù tiền gốc có giảm mỗi tháng.

BankTop luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ chăm sóc tốt nhất

Ví dụ: Bạn vay 10 triệu đồng trả trong 12 tháng với mức lãi suất là 12%/ năm.

  • Số tiền phải trả ngân hàng hàng tháng là 10 triệu/ 12 tháng ~ 833.333 đồng/tháng
  • Số lãi phải trả ngân hàng hàng tháng là (10 triệu*12%)/12 tháng = 100.000 đồng/ tháng
  • Số tiền phải trả hàng tháng là 933.333 đồng

Cách Tính Lãi Suất Vay Ngân Hàng Nào Có Lợi Hơn?

Tùy vào nhu cầu sử dụng và hình thức vay như thế nào để chọn hình thức tính lãi suất vay ngân hàng phù hợp do từng cách tính lãi suất vay đều có ưu điểm và hạn chế riêng.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ gốc giảm dần thường được áp dụng cho nhu cầu vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh với hình thức là thế chấp tài sản. Trong khi cách tính lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ ban đầu không được khuyến khích cho những khoản vay như vay tiêu dùng thế chấp.

Kết Luận

Trên đây là một số thông tin về cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chọn được khoản vay phù hợp. Nếu như vẫn còn thắc mắc, muốn tìm hiểu thông tin về hình thức vay vốn này, thì hãy liên hệ ngay với BankTop – Tư vấn vay tiền ngân hàng lãi suất thấp để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn tốt nhất.

Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn

Video liên quan

Chủ đề