Cách trốn mặc áo dài

Hiện đã có nhiều trường THPT có riêng đồng phục cho nữ thay vì áo dài. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trường cấp 3 giữ chiếc áo dài truyền thống dành cho nữ sinh. Các bạn gái sắp lên lớp 10, đặc biệt là sắp vào trường cấp 3 mà bắt-buộc-mặc-áo-dài, hiện đang cảm thấy băn khoăn, họ băn khoăn gì nhỉ?

Ý kiến “người trong cuộc”, “người ngoài cuộc”

L.Liêm (lớp 10 trường T.L) nói: "Trường mình chỉ quy định nữ sinh mặc áo dài vào thứ hai hàng tuần, các ngày còn lại mặc đồng phục trường nên khá thoải mái. Áo dài, đẹp thì có đẹp nhưng hơi bất tiện một chút xíu thôi. Theo mình, nội quy trường như thế rất phù hợp cho học sinh".

K.Anh (vừa thi tuyển xong, sắp lên lớp 10) cho biết: "3 trường mình đăng kí nguyện vọng đều bắt buộc nữ sinh mặc áo dài. Nhìn tụi bạn đăng kí các trường khác có đồng phục đẹp mê hồn, có vài đứa chọn trường vì đồng phục đẹp nữa, hơi tủi thân chút. Thật sự mình rất thích khi diện lên người trang phục truyền thống nhưng vẫn cứ thấy lo lo sao ấy!".

"Dù áo dài hay đồng phục trường thì mình cũng đều ủng hộ cả", M.Khang (lớp 11 trường H.T) trả lời khi được hỏi "Theo bạn, teen-girls mặc áo dài đẹp hơn hay đồng phục trường đẹp hơn?". Cậu nói tiếp: "Dù sao thì con trai cũng vẫn thích con gái thướt tha trong bộ áo dài trắng chứ! Đồng phục trường thì cũng đẹp, nhưng nó không mang đặc trưng riêng. Vài bạn nữ thường "hướng ngoại", chê tà áo dài mình quá, mình thấy hơi buồn buồn.

Tại sao teen-girls “hơi hơi không thích” áo dài?

Hãy hỏi trực tiếp họ nhé!

T.Hằng (lớp 10 trường V.T.T): "Trường mình luôn bắt buộc mặc áo dài, tiết ngoại khóa thì mặc đồ tây. Nóng và khó chịu lắm. Nhiều trường khác có đồng phục riêng thấy mà ham. Mặc áo dài 5 tiết học mỗi ngày, trường lại bắt may kín cổ, dài tay, nên bây giờ các teen-girls thường có xu hướng "tháo vài nút, xắn vài nấc" là vậy. Nhìn thì thấy mất đi vẻ đẹp truyền thống, nhưng mọi người ắt hẳn phải cảm thông chứ! Bạn nghĩ xem, giữa trưa nóng hừng hực mà mặc áo dài, ai chịu đựng nổi? Đành phải "tháo, xắn" thôi!".

M.Oanh (sắp lên lớp 10): "Những điều chị Hằng nói chỉ là một phần nhỏ thôi. Tụi mình lo lắng vì còn chưa quen khi mặc áo dài lắm. Ban đầu mặc thì có lẽ sẽ thích thật nhưng sau này thì có vẻ cảm thấy gò bó, chật chội. Chưa kể hay vướng víu khi đi xe đạp. Sụyt! Nói nhỏ nha, trong những "ngày ấy", nếu không cẩn thận là cả thiên hạ biết, lúc đó không biết chui vào đâu để trốn!".

T.Ánh (lớp 10 trường N) kể: "Oanh nói đúng. Có lần trong lớp, một teen-girl lớp mình lên bảng ghi bài. Mọi chuyện diễn ra bình thường cho đến khi xuất hiện... một làn gió, hất tung tà lên, đám con gái thấy thế thét lên, che mặt đi, tụi con trai thì nhìn nhau cười thầm. Lúc ấy mà có giáo viên nữa chắc chết quá! May mà lớp "biết chuyện", không đồn thổi, cũng không chọc ghẹo gì cô bạn. Bây giờ nghĩ lại, mình thấy hơi...gai gai".

M.Lập (lớp 10 trường N.H.C): "Có lần, đi xe buýt, một chị mặc áo dài xuống xe thế nào mà tà trải dài ở bậc thang, ông soát vé dậm trúng, thế rồi... eo ôi, roẹt roẹt rọet, cả thiên hạ thấy hết. Mà đâu phải chuyện tế nhị này xảy ra ít đâu, thường xuyên luôn ấy chứ, bữa nhỏ bạn mình (học trường N) bị một người đạp phải tà ngay căn-tin, cả đám tập thể dục thấy hết, tội lỗi. Chưa hết, mình cũng từng bị thế, hic, may là lúc đó cầu thang không có ai, không thì "mặc cảm đến kiếp sau", eo ôi...".

 Nếu bạn biết cách "chấp nhận" và "biến sự bi quan thành niềm lạc quan" thì việc mặc áo dài không còn là nỗi lo, mà là một niềm tự hào...

"Vẫn còn bọn tớ thích áo dài đây!"

H.Trang (lớp 10 trường N.H.C): "Mặc áo dài là chuẩn nhất, rất phù hợp với văn hóa Việt Nam, lại nữ tính và dịu dàng. Hơn nữa, nhìn vào, ai cũng giản dị và hòa đồng. Mình thấy mặc váy mới bất tiện hơn đó chứ!".

P.Linh (lớp 10 trường N): "Trong những ngày "to be" thì chỉ cần cẩn thận là được, ngày xưa, mẹ và dì vẫn mặc áo dài đến trường đó thôi, có tà áo, lo gì. Nào giờ tớ tự hào chưa một lần bị "dính" nhé!"

N.Sương: "Ôi, mấy teen-girls hình như được voi đòi tiên, hồi đó mẹ mình, dì mình mặc cũng không kêu ca gì, bây giờ điều kiện tốt, có đến 4, 5 bộ mặc thay đổi, lại đặt may, sao lại khó chịu? Nếu người may biết cách nới rộng cổ và làm cho ống tay hơi loe thì mặc riết thấy cũng thoải mái như bình thường. Hơn nữa, nó giúp girl nữ tính hơn, dịu dàng đằm thắm hơn!"

Y.Linh (lớp 10 trường N): "Mấy bạn ấy không cẩn thận hay sao đó chứ. Mình ý tứ chút xíu, làm sao mà "đứt, bung" được. Thấy mấy bộ váy trường khác "Tây" quá, đẹp cũng đẹp, nhưng mang tà áo dài Việt thì tự hào hơn, "không đụng hàng" mà. Ví dụ nhé, một teen nước ngoài qua Việt Nam, nhìn một bộ đồng phục váy với đồng phục áo dài truyền thống, họ bị ấn tượng bởi cái nào hơn? Tất nhiên họ "mê" áo dài rồi. Hơn nữa, có vài bạn mặc áo dài xì-tin phết!".

Kết

Trong thời buổi hội nhập với nền văn hóa thế giới, teen càng phải giữ gìn bản sắc Việt. Nếu bạn biết cách "chấp nhận" và "biến sự bi quan thành niềm lạc quan" thì việc mặc áo dài không còn là nỗi lo, mà là một niềm tự hào. Bên cạnh những teen-girls "hơi hơi không thích", vẫn còn những bạn cảm thấy hạnh phúc khi khoác lên người trang phục truyền thống của người Việt Nam.

Teen ơi, hãy giữ gìn bản sắc Việt!

Theo Mực Tím

Tôi đồng tình với quan điểm "Nên bỏ nội quy bắt nữ sinh mặc áo dài". Bây giờ chúng ta không thể nhận định, đánh giá một con người qua quần áo mà họ mặc. Áo dài đẹp nhưng đi kèm với đó là quá nhiều bất tiện, như không có túi, khó vươn tay hay vận động, đi lại dễ vướng tà... Và sẽ thực sự bất công khi nhiều người nghĩ chuyện nữ sinh mặc áo dài là điều đương nhiên, chỉ vì "con gái mà".

Thời tôi còn đi học cũng có quy định mặc áo dài trắng. Thực tế, có bạn mặc áo trắng tinh, có bạn lại mặc áo trắng ngà; có người chọn áo thêu hoa, có người lại phối cánh tay với vải ren. Rồi có người mặc quần trắng, có người quần đen, thậm chí có người còn phối với quần bò. Rồi có người đi giày cao gót màu đen, có người chọn màu trắng, có người đi giày dép bệt... Nói chung là một người một kiểu, không theo thể thống nhất.

Riêng lớp tôi ngày trước, gần như tất cả nữ sinh đều tìm cách trốn mặc áo dài. Chúng tôi chỉ treo áo dài lên trước xe để viện cớ qua được cổng trường, hoặc mặc sẵn rồi sau đó vào nhà vệ sinh để thay đồ trước khi vào tiết học cho thoải mái. Cứ ngày nào phải mặc áo dài là các nhà vệ sinh, kể cả của nam, đều được trưng dụng làm chỗ để chúng tôi cởi bỏ áo dài ngay khi có thể. Riêng đối với tôi, từ học kỳ II năm lớp 10 đến hết cấp ba, áo dài luôn được gấp gọn, để trong bao nylon, hôm nào trường kêu mặc thì lại đem ra treo trên xe cho có.

Chúng ta có một khái niệm gọi là "pink tax", tức kiếm tiền trên việc khách hàng là phụ nữ. Ví dụ như cùng là sản phẩm dầu gội, loại dành cho nữ thường sẽ đắt hơn của nam. Sinh ra là phụ nữ vốn đã chịu nhiều thiệt thòi vì phải tốn chi phí hơn cho các sản phẩm dành riêng cho nữ giới, vậy tại sao giờ ta còn bắt các em phải tốn thêm chi phí về tiền bạc, thời gian và công sức cho những việc ngoài lề, không phục vụ việc học như thế này?

>> Sai lầm bắt nữ sinh mặc áo dài 'để giữ truyền thống'

Nếu nói về chi phí liên quan đến quy định nữ sinh phải mặc áo dài, tôi xin lấy ví dụ từ chính bản thân mình. Hồi tôi học cấp ba, mười mấy năm trước, giá may một chiếc áo dài đã khoảng 300.000 đồng. Bây giờ, muốn may áo dài ít nhất cũng phải xấp xỉ một triệu đồng. Mặt khác, một bộ đồng phục bao gồm quần vải dài và áo sơ mi dài tay cũng chỉ đang có giá 375.000 đồng tại Hà Nội. Đặt bài toán kinh tế, rõ ràng ai cũng nhận thấy phương án nào ít tốn kém hơn.

Tóm lại, việc chi tiền gấp đôi bộ đồng phục bình thường để may áo dài, trong khi chưa chắc người mặc đã thích thú và thấy thoải mái liệu có thực sự xứng đáng? Trong khi đó, thời gian sử dụng cũng chưa đến 100 lần trong ba năm học, rồi sau đó để lại cũng chẳng làm vào việc gì. Chưa kể, vì là đồ trắng nên mỗi lần mặc xong lại phải ngâm rửa, giặt tay, giặt riêng để tránh phai màu, vô cùng phức tạp... Chừng ấy thức cũng đủ để bỏ quy định nữ sinh phải mặc áo dài đến trường.

Có một số người cho rằng "nếu không yêu cầu nữ sinh mặc áo dài, không lưu giữ các giá trị truyền thống thì chúng sẽ sớm bị mai một". Tôi không nghĩ như vậy. Nữ sinh không mặc áo dài đi học, phụ nữ không mặc áo dài đi làm ở công sở, nhưng đến lễ Tết, người ta vẫn mặc đi chơi đó thôi. Rồi khi đi máy bay, tôi thấy các tiếp viên cũng mặc áo dài, hay các lãnh đạo nữ cũng mặc áo dài đi tiếp đón đoàn khách đó thôi. Thế nên, chẳng có lý do gì chúng ta phải bắt các em mặc áo dài ở trường cấp ba như vậy cả.

Nói tóm lại, việc bỏ quy định nữ sinh mặc áo dài không phải là bỏ hẳn áo dài ra khỏi cuộc sống, mà chỉ là nó không phù hợp trong môi trường học đường. Việc học ở cấp ba vốn đã rất mệt mỏi rồi, sao lại còn gây thêm những khổ sở, áp lực cho các em vì phải mặc áo dài làm gì? Xin đừng để thêm những thế hệ nữa như tôi, nhất quyết không mặc áo dài sau này vì đã quá ám ảnh với thời cấp ba.

Bich Thuy Le

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

    Đang tải...

  • {{title}}