Cách vẽ đồ họa trong Word 2010

1. Các công cụ đồ họa của Word 2010

Từ những công cụ vẽ hình và định dạng đơn giản ở các phiên bản trước, Office 2010 đã nâng cấp đáng kể tính năng đồ họa trong Word, giúp cho người dùng thỏa sức sáng tạo mà không cần đến sự trợ giúp của những chương trình đồ họa chuyên nghiệp như Photoshop, Illustrator, CorelDraw

Trong Word, các đối tượng đồ họa (Illustrations) được chia làm 05 loại: Picture (ảnh chụp), ClipArt (ảnh vẽ có sẵn khi cài đặt), Shapes (các hình vẽ cơ bản), SmartArt ( các hình vẽ, sơ đồ đặc biệt), Chart (đồ thị) và WordArt (chữ nghệ thuật nằm trong nhóm Text).

Quá trình thao tác được thực hiện qua hai phần: tạo đối tượng và định dạng đối tượng.

Để khởi tạo đối tượng, ta chọn menu Insert rồi chọn nhóm đối tượng trong phần Illustrations.

- Với Picture, người sử dụng phải chọn tranh ở nơi chứa (ví dụ trong My Pitures)

- Với ClipArt, người sử dụng phải chọn tranh trong kho có sẵn của chương trình

- Với Shapes, người sử dụng phải chọn hình vẽ rồi kích chuột vào văn bản

- Với SmartArt, người sử dụng phải chọn loại sơ đồ rồi OK

- Với Chart, người sử dụng phải nhập số liệu

- Với Word Art, người sử dụng phải chọn mẫu và nhập nội dung

Sau khi tạo đối tượng xong, người sử dụng phải kích chuột vào đối tượng đó và chuyển sang menu Format để định dạng. Đây là nơi tập trung các công cụ để định dạng đối tượng vừa tạo, bao gồm

+ Nhóm Adjust: điều chỉnh độ sáng tối, độ tương phản, gồm:

- Brightness: điều chỉnh độ sáng

- Contrast: điều chỉnh độ tương phản

- Recolor: điều chỉnh tông màu. Với tính năng này, người sử dụng có thể chuyển toàn bộ ảnh thành dạng đơn sắc theo một tông màu nào đó. Đặc biệt, trong đó có tính năng Set Transparent Color dùng để chuyển một mảng màu trở nên trong suốt (thường dùng để loại bỏ nền ảnh)

- Compress Pictures: dùng để nén ảnh. Các ảnh nguyên gốc có thể có dung lượng rất lớn (vài MB một ảnh), khi chèn vào trong văn bản thì dung lượng của file Word sẽ bằng dung lượng ký tự cộng với dung lượng của toàn bộ ảnh. Như thế có thể một văn bản có kích cỡ lên tới 100MB. Để giảm dung lượng ảnh, ta dùng chế độ nén với 03 mức: Print 220 ppi - tốt cho khi in ra máy và hiển thị, Screen 150 ppi hiển thị tốt trên màn hình, Email 96 ppi dung lượng nhỏ - chất lượng hiển thị không tốt

- Change Picture: thay đổi ảnh

- Reset Picture: khôi phục ảnh trở về trạng thái gốc

- Nhóm Picture Styles: các chế độ định dạng cho ảnh, gồm:

- Picture Shape: chọn kiểu khung ảnh (chỉ có với đối tượng dạng ảnh)

- Picture Border: chọn kiểu viền khung ảnh

- Picture Effects: chọn kiểu hiệu ứng cho ảnh

+ Nhóm Shape Styles: các chế độ định dạng cho các đối tượng dạng hình vẽ và đồ thị, gồm:

Shape Fill: chọn kiểu nền

- Shape Outline: chọn kiểu viềt

- Shape Effects: chọn kiểu hiệu ứng cho hình vẽ

+ Nhóm Arrange: căn chỉnh vị trí, khoảng cách giữa các đối tượng đồ họa, gồm:

- Position: Chọn vị trí đối tượng so với dòng văn bản

- Bring to front: đưa lên trên cùng

- Send to back: đưa xuống dưới cùng

- Text Wrapping: chọn chế độ dòng văn bản bao quanh đối tượng (bao theo hình vuông, bao chặt hay phủ lên trên )

- Align: dóng hàng các đối tượng được chọn

- Group: nhóm và bỏ nhóm các đối tượng được chọn

- Rotate: quay, lật các đối tượng

+ Nhóm Size: điều chỉnh kích cỡ chính xác các đối tượng

- Height: điều chỉnh chiều cao

- Width: điều chỉnh độ rộng

- Crop: cắt tranh

+ Nhóm Shadow Effects: lựa chọn các hiệu ứng bóng hai chiều

+ Nhóm 3-D Effects: lựa chọn các hiệu ứng bóng ba chiều

+ Nhóm WordArt Styles: chọn mẫu định dạng chữ nghệ thuật

+ Bên cạnh menu Format để định dạng chung các đối tượng đồ họa, thì với những loại như biểu đồ, đồ thị còn có thêm hai menu là Design và Layout

- Design: chỉnh sửa thiết kế, dữ liệu (đối với đồ thị)

- Layout: chỉnh sửa giao diện

Có một điểm cần lưu ý, tất cả các tính năng nói trên của Word 2010 chỉ hiển thị khi văn bản được tạo và lưu theo định dạng Word 2010 (có đuôi là .docx). Nếu lưu ở định dạng Word 2003 thì những tính năng riêng có của Word 2010 như các dạng biểu đồ đặc biệt, các kiểu định dạng đổ bóng, tạo hiệu ứng nổi sẽ bị ẩn đi.

2.Sử dụng Word 2010 để viết Blog


Mỗi khi bạn viết bài mới cho Blog của mình, bạn thường soạn thảo bằng công cụ của hệ thống Blog đó. Tuy nhiên, công cụ soạn thảo thường không đáp ứng được các chức năng

mà bạn cần và cũng hay bị mất bài khi kết nối internet bị rớt! Nếu bạn đang sử

dụng bộ Office 2010, bạn có thể dùng Word 2010 để làm công cụ soạn thảo mỗi khi

viết Blog.

Cách sử dụng như sau:

Bước 1: Nhấp vào nút Office bên góc trái trên

cùng >> New >> nhấp kép lên nút New Blog Post

Bước 2: Chương trình sẽ nhắc bạn đăng ký tài khoản của blog với ứng dụng. Nhấp nút Register now. Nếu bạn không gặp hộp thoại yêu cầu tạo tài khoản bạn có thể nhấp vào

nút quản lý tài khoản Manage account trên thanh công cụ Blog Post.

Bước 3: Trong bảng quản lý tài khoản, bạn nhấp

New để tạo tài khoản tới tài khoản của Blog. Tiếp đến, bạn chọn hệ thống blog nào bạn đang dung, Cung cấp username password.

Bước 4: Giờ thì bạn có thể soạn bài viết của mình trên Word 2007.

Sau khi hoàn thành, để xuất bản lên Blog, bạn click nút Publish >> chọn Publish để đăng bài ngay hay nút publish as draff để lưu lại bản nháp.

Ngoài ra bạn có thể dùng các nút trên thanh công cụ Blog post khác như xem trang chủ (nút Homepage), chỉnh sửa (nút Open Existing).

3. Tạo mục lục trong Word 2010

Cách dễ nhất để tạo mục lục tự động là tận dụng các Heading Styles mà bạn muốn gộp chúng trong mục lục.

Ví dụ: Có Heading 1, Heading 2, tùy theo nội dung của tài liệu. Khi bạn thêm hoặc xóa bất kỳ Heading nào từ tài liệu, Word sẽ cập nhật vào mục lục tự động. Word cũng cập nhật số trang trong mục lục khi thông tin trong tài liệu được thêm hoặc xóa. Khi bạn tạo một mục lục tự động, điều đầu tiên bạn nghĩ là đánh dấu các mục trong tài liệu. Mục lục được định dạng lựa vào các cấp độ của các Heading. Cấp độ 1 sẽ bao gồm bất kỳ nội dung nào được định dạng với kiểu Heading 1.

a. Đánh dấu mục lục

Bạn có thể đánh dấu các mục trong mục lục tự động theo một trong hai cách sau: sử dụng các Heading được xây dựng sẵn, hoặc đánh dấu các mục văn bản riêng.

Sử dụng các Heading Styles được cài sẵn:

- Lựa chọn nội dung bạn muốn định dạng thành Heading

- Chọn tab Home

- Trong nhóm Styles, Chọn Heading 1 (hoặc chọn heading tùy ý)

- Nếu bạn không thấy Style bạn muốn, Chọn vào mũi tên để mở rộng Quick Styles Gallery

- Nếu style bạn muốn không xuất hiện, Chọn Save Selection as New Quick Style

Để đánh dấu các mục:

- Lựa chọn nội dung bạn muốn tạo Heading

- Chọn tab References

- Chọn Add Text trong nhóm Table of Contents

- Chọn Level bạn muốn áp dụng cho nội dung đã chọn

b. Tạo mục lục tự động
Để tạo mục lục tự động

- Đặt con trỏ vào tài liệu nơi bạn muốn đặt mục lục tự động

- Chọn Tab References

- Chọn nút Table of Contents, Chọn vào Insert Table of Contents và định dạng mục lục theo cách riêng của mình.

c.Cập nhật Tableof contents

Sau khi đã tạo ra bảng mục lục cho tài liệu, có thể bạn phải duy trì nó. Bảng mục lục sẽ tự động cập nhật khi tài liệu được mở; và còn hay hơn nữa khi nó cũng tự cập nhật bất cứ khi nào bạn thêm tên chương hoặc tiêu đề mới vào và làm thay đổi số trang của tài liệu. Chỉ cần thực hiện 2 bước sau: Bạn cập nhật mục lục bằng cách Click vào tab References và sau đó chọn Update Table trong nhóm Table of Contents.

Khi cập nhật bảng mục lục bạn sẽ được hỏi rằng bạn muốn cập nhật toàn bộ mục lục hay chỉ muốn điều chỉnh số trang.

Chọn điều chỉnh số trang nếu bạn thêm nội dung làm tăng số trang trong tài liệu mà không thêm tiêu đề nào mới, còn nếu bạn thêm hoặc thay đổi nội dung tiêu đề thì nên chọn Update entire table. Bạn nên tránh việc sửa chữa trực tiếp vào bảng mục lục, vì nếu bạn đã từng cập nhật bảng mục lục thì bạn sẽ mất dữ liệu đã thay đổi. Để thay đổi nội dung trong bảng mục lục, thì hãy chỉnh sửa trên tài liệu, chứ không sửa trực tiếp trên bảng mục lục, sau đó click Update Table.

d. Xóa mục lục tự động

Để xóa mục lục tự động:

- Chọn tab Referencs trên nhóm Ribbon

- Chọn Table of Contents

- Chọn Remove Table of contents.

e. Điều chỉnh mục lục

Bạn đã có một bảng mục lục rồi, nhưng bạn lại muốn thay đổi chúng. Ví dụ tiêu đề trong tài liệu của bạn có màu xanh nhưng trong bảng mục lục thì không. Bạn thích màu xanh và muốn trong bảng mục lục cũng có màu trùng với các tiêu đề trong tài liệu. Có thể bảng mục lục quá dài và bạn muốn làm nó ngắn bớt.

Hoặc cũng có thể bạn đã hài lòng về bảng mục lục nhưng vẫn muốn có một thay đổi nhỏ. Chẳng hạn bạn muốn thay đỗi các đường chấm đứt quãng giữa các đề mục và số trang. Hoặc bạn muốn số trang nằm gần các đề mục hơn.

f. Thiết kế lại bảng mục lục

Bạn đã có bảng mục lục, nó trông có vẻ ổn, nhưng bạn muốn màu sắc tương tự như tiêu đề. Đây là cách thực hiện: Trên Tab References, chọn Table of Contents trong nhóm Table of Contents và sau đó chọn Insert Table of Contents.

Trong hộp thoại Table of Contents, chắc chắn rằng mục From template đã được đánh dấu trong hộp Formats, sau đó chọn Modify. Chọn TOC 1 trong hộp thoại Style để chọn cấp độ cao nhất hoặc Level 1, trong bảng mục lục TOC và sau đó chọn Modify. Hộp thoại Modify Style được mở ra, sử dụng hộp màu Font trong phần Formatting để chọn màu xanh. Sau khi click OK hai lần, hãy xem trong mục Print Preview của hộp thoại Table of Contents và bạn sẽ thấy rằng Table of Contents, hay còn được viết tắt là TOC 1 (hay Level 1), bây giờ là màu xanh. Nếu bạn muốn thay đổi TOC 2 (Level 2) hay TOC 3 (Level 3) cũng thành màu xanh, thì bạn cũng làm theo quy trình trên bằng việc chọn TOC 2 hoặc TOC 3 trong hộp thoại Style trước khi đi đến hộp thoại Modify Style. Sau khi click OK, một hộp thoại xuất hiện với nội dung hỏi bạn có muốn thay đổi bảng mục lục hay không, click OK và kết quả sẽ hiện thành màu xanh như ý muốn của bạn.

Bạn muốn thay đổi nhiều hơn nữa? Word 2010cho người dùng nhiều tùy chọn để chọn lựa trong hộp thoại Modify Style, nhưng hãy luôn nhớ chọn Style mà bạn muốn thay đổi trong hộp thoại Style trước khi thực hiện chức năng Modify Style. Chú ý rằng khi click Format, bạn sẽ có lựa chọn thay đổi như Font, Paragraph, Tabs, bạn cũng có thể thay đổi các cài đặt của từng phần và xem lại chúng trong mục Preview trước khi áp dụng cho bảng mục lục.

g. Cách làm ngắn hoặc kéo dài bảng mục lục

Bảng lục lục quá dài, có lẽ chỉ cần hai cấp độ đầu tiên TOC 1 và TOC 2 là phù hợp với tài liệu của bạn. Mục Show levels ở hộp thoại Table of Contents là nơi bạn có thể chọn các phân cấp bạn muốn thể hiện trong bảng mục lục. Word 2010có đến 9 cấp độ khác nhau. Làm ngắn bảng mục lục bằng cách giảm cấp độ, còn muốn kéo dài bảng mục lục thì bạn hãy tăng cấp độ lên. Bạn có thể xem trong Print Preview hoặc Web Preview để xem sự điều chỉnh của mình, khi nhận thấy hợp lý, thì click OK hai lần.

h. Cách thay đổi đơn giản bảng mục lục

Bạn có thể thực hiện các thay đổi nhỏ mà không cần rời khỏi hộp thoại Table of Contents. Chẳng hạn thay đổi các gạch đứt quãng giữ các đề mục và số trang (gọi là Tab Leader), hoặc thay đổi canh dòng (align) của số trang.

Để thay đổi Tab Leader, chọn mục Tab leader để xem lại kiểu gạch ngang và dòng. Nếu bạn xóa hộp Right align page numbers, thì số trang sẽ di chuyển lại gần hơn đến bảng mục lục và tab leaders sẽ không còn hiệu lực. Nếu bạn muốn xóa bỏ toàn bộ số trang thì hãy bỏ dấu chọn ở hộp Show page numbers.

4. Tạo trang bìa trong Word 2010

a. Thêm một trang bìa

Word 2010 cung cấp sẵn cho bạn một bộ sưu tập các trang bìa khá đẹp mắt. Các trang bìa luôn được chèn vào đầu tài liệu, không phụ thuộc vào vị trí hiện tại của con trỏ trong tài liệu.

- Trong thẻ Insert, nhóm Pages, bạn nhấn nút Cover Page.

- Trong menu xuất hiện, bạn hãy nhấn chọn một kiểu trang bìa mình thích. Trang bìa đó sẽ được áp dụng vào tài liệu và bạn có thể sửa đổi nội dung các dòng chữ mặc định bằng dòng chữ mình thích.

b. Xóa trang bìa

Để xóa trang bìa, bạn nhấn chuột vào thẻ Insert, nhấn nút Cover Page trong nhóm Pages, sau đó nhấn Remove Current Cover Page.

Video liên quan

Chủ đề