Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tràng giang

nhỏ : bóng chiều sa đợc dùng thật sáng tạo, vừa gợi hình vừa gợi cảm. Trớc hết, đó là những hình ảnh nghiêng về tả thực, bằng những chi tiết sốngđộng. Chúng giúp cho thi sĩ tái hiện diện mạo chân thực của sông nớc tràng giang cũng nh cảnh không trung lúc hoàng hôn. Thủ pháp bao trùm đều là tơng phản:hữu hạn vô hạn, nhỏ nhoi lớn lao, hữu hình vô hình. Nhờ đó, ngời đọc hình dung đợc cảnh tợng một tạo vật thiên nhiên thật sinh động và sắc nét.Cả hai hình ảnh nghệ thuật đều gợi ra thân phận bơ vơ, chìm nổi, vô định của những cá thể nhỏ nhoi giữa tạo vật thiên nhiên mênh mông hiu quạnh. Đối diệnvới những cá thể ấy, con ngời không khỏi chạnh lòng nghĩ đến thân phận mình. Nó cũng là một cá thể bơ vơ, trôi dạt trong cái vô cùng, vô tận của không gian, cáivô thủy vô chung của thời gian.

5. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là nỗi buồn non nớc thể hiện

lòng yêu quê hơng đất nớc thầm kín của một lớp thanh niên trong chế độ cũ. Cảm hứng xuyên suốtTràng giang là nỗi buồn triền miên vô tận, là nỗi sầu nhân thế. Xuân Diệu khẳng định :Tràng Giang là một bài thơ ca hát non sông đất nớc ... dọn đờng cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc sau này.ảnh hởng khá rõ của thơ tợng trng phơng Tây thế kỉ XX. Tuy vậy, Huy Cận còn là ngời rất thích thơ Đờng và trân trọng vốn thi ca dân tộc. Trong sáng tác của ông,ngời ta dễ dàng cảm nhận đợc dấu ấn Đờng thi, cũng nh thơ tợng trng Pháp. Có điều đáng chú ý là chúng đã đợc Việt hoá một cách nhuần nhị.III liên hệTràng giang là bài thơ đợc sông Hồng gợi tứ. Trớc cách mạng tôi thờng có thú vui vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm, vẽ để ngắm cảnh Hồ Tây vàsông Hồng. Phong cảnh sông nớc đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ cũng không chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về nhữngdòng sông khác của quê hơng. Chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm đợc lối ra nên nh kéo dài triền miên.Tràng giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn. Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng tôicảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra nh những lớp sóng : Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,Con thuyền xuôi mái nớc song song.178Thuyền về nớc lại sầu trăm ngả ; Củi một cành khô lạc mấy dòng.Thuyền và nớc vốn là hai khái niệm gần gũi nhng rồi không phải bao giờ cũng gắn bó. Thuyền gợi lên một cái gì nổi nênh nh kiếp ngời trong cuộc đời cũ. Nhất làở đây nỗi buồn chia li, xa cách đang đón đợi. Tôi chọn lọc trong nhiều khả năng biểu hiện hình ảnh Củi một cành khô lạc mấy dòng không phải là một thân gỗxuôi dòng, một đám bèo xanh trôi nổi mà là một cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sông.Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.Nắng xuống, trời lên sâu chót vót ; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.Khung cảnh của buổi chiều trên sông nớc, làng xóm đôi bờ vắng lặng. Trong câu đầu của khổ thơ tôi có đọc đợc chữđìu hiu của Chinh phụ ngâm : Non kì quạnh quẽ trăng treo,Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò. Cảnh vật vắng vẻ. Đâu đây vẳng lại đôi tiếng lao xao của buổi chợ chiều. Thậtkhông gì vui bằng lúc chợ đông và buồn bằng khi chợ chiều tan tác, không có tiếng ngời thì cảnh vật hoang vắng và xa lạ. Đôi chút âm thanh của cuộc sống conngời không làm bớt đi sự vắng lặng nhng vẫn tạo đợc ít nhiều vẻ của cuộc sống. Thiên nhiên tạo vật trong buổi chiều tà trên sông nớc cùng lạ lùng. Từng vạt nắngtừ trên cao rọi xuống tạo nên những khoảng sâu thăm thẳm trên bầu trời. Tôi dùng chữsâu chứ không dùng chữ cao. Nếu là cao chót vót thì quá bình thờng. Không gian đợc mở ra hai chiều, chiều cao và bề rộng tạo nên một không gian vũ trụ rộnglớn và cũng là những nỗi buồn vô tận. Câu thơ đề từ của bài Bâng khuâng trờirộng nhớ sông dài cũng đợc láy lại trong ý thơ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu .Trong không gian buồn, xa vắng đó ai cũng muốn tìm đến những dấu vết gần gũi của sự sống của cuộc đời :Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng ; Mênh mông không một chuyến đò ngang.Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.179Những dấu hiệu gần gũi nhất của cuộc sống đều không có. Không một chiếc cầu nhỏ, một chuyến đò ngang để cuộc sống đi về trong thân tình gần gũi. Cả bốncâu thơ đều buồn, mỗi câu mang một nỗi buồn riêng. Cảnh vật có đổi thay nhng cũng một dáng vẻ, tất cả đều trôi nổi, mông lung, vô định. Không có những dấuvết của con ngời. Nhắc đến từng hình ảnh lại thÊy tha thiÕt nhí cc sèng cđa con ngêi. Thiªn nhiên tạo vật buồn nhng đôi lúc bộc lộ vẻ đẹp kì vĩ lạ lùng.Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa.Lòng quê dợn dợn vờn con nớc, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.Câu thơ đầu có học đợc chữ đùn trong bài dịch thơ Đỗ Phủ.Lng trời sóng gợn, lòng sông thẳm, Mặt đất mây đùn cửa ải xa.Mây trắng hết lớp này đến lớp khác nh những búp bông trắng nở ra trên trời cao, ánh chiều trớc khi vụt tắt rạng lên vẻ đẹp. Cánh chim bay liệng tuy gợn lênmột chút ấm cúng cho cảnh vật nhng nhỏ bé, mông lung quá. Và nỗi buồn đến đây càng thêm da diết trong thơng nhớ. Nó không chỉ đóng khung trong cảnh sông nớcở trớc mắt mà mở ra đến những chân trời của miền quê xa. Hai chữdợn dợn của tôi thờng bị đọc in thànhdờn dợn, nh thế chẳng có ý nghĩa gì. Trong bài thơ Tràng giang có nhiều điệp ngữ nh điệp điệp, song song, dợn dợn. Mỗi từ điệp nh thế đềucó ý nghĩa riêng về nội dung cũng nh nghệ thuật. Bài thơ kết thúc bằng nỗi nhớ quê hơng da diết. Tôi nói khác ý thơ của Thôi Hiệu :Quê hơng khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.Vì lúc đó tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời nhà Đờng. Tôi thờng nói vui rằng cảnh trên sông nớc có khói sóng làm cho Thôi Hiệubuồn, nhớ quê ; còn tôi thì không có khói sóng cũng da diết nhớ quê hơng. Bài Tràng giang đã kết hợp đợc thơ ca truyền thống, những nét cổ điển của thơ Đờng,với những nét hiện đại. Những hình ảnh con thuyền xuôi mái, củi một cành khô, bèo dạt về đâu hàng nối hàng mang tính chân thực của đời thờng, không -ớc lệ. Và cũng có những hình ảnh mang vẻ đẹp tợng trng. Tình yêu quê hơng trong bàiTràng giang gợi lên và mở ra một tình yêu lớn lao hơn mỗi miền quê, mỗi cảnh vật. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nớc.180Huy Cận, Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, 1994Tơng t_______________________________________nguyễn bínhI Gợi dẫn 1. Nguyễn Bính 1918 1966 tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. Ông sinhra trong một gia đình nhà nho nghèo tại làng Thiện Vịnh nay thuộc xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Nguyễn Bính là một trong những nhà thơtiêu biểu của phong trào Thơ mới. Song trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới đều chịu ảnh hởng sâu đậm của thơ ca lãng mạn Pháp thì NguyễnBính về với văn hoá dân gian. Cùng với Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân... Nguyễn Bính đã đóng góp cho thơ mới một giọng điệu riêng, đậm hồn quê.

Hướng dẫn lập Dàn ý Phân tích cái tôi trữ tình trong Tràng Giang ngắn gọn, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

Dàn ý Phân tích cái tôi trữ tình trong Tràng giang

Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tràng giang

1. Mở bài

- Trước cách mạng, thơ Huy Cận chất chứa những nỗi buồn thế sự, mênh mang của một cái tôi trữ tình bơ vơ, lạc lõng trước thời cuộc rối ren.

- Cái tôi trữ tình buồn bã, đầy ám ảnh không gian ấy hiện lên thật rõ ràng trong bài thơ Tràng giang.

2. Thân bài

* Tác giả, tác phẩm:

- Huy Cận (1919-2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận, ông vừa là một chính khách có nhiều năm hoạt động trong bộ máy nhà nước đồng thời cũng là một nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới. Một số tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận phải kể đến như tập Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng.

- Tràng giang trích trong tập Lửa thiêng, lấy cảm hứng cảnh mênh mông sóng nước của sông Hồng kết hợp với cái tôi trữ tình đầy sầu thương, đa cảm, chất thơ vừa cổ điển của thơ Đường lại xen lẫn hiện đại của văn học Pháp.

* Cái tôi trữ tình trong nhan đề và lời đề từ:

- Cái tôi mang đầy nỗi cô đơn lạc lõng, đó là tâm hồn của một con người nhỏ bé, một thanh niên trẻ tuổi nhưng đa sầu, đa cảm.

- Nhan đề "Tràng giang" gợi ra không gian rộng lớn, bao la của vũ trụ, mang đậm sắc thái cổ điển, càng tô đậm nên cái nỗi buồn của người thi sĩ, nỗi cô tịch, hồi tưởng về quá khứ với chiều sâu của mấy ngàn năm lịch sử huy hoàng.

- "Tràng giang" chỉ mọi con sông trên đất Việt, cũng là chỉ nỗi buồn chung của lớp những con người trước một thời đại rối ren, phức tạp.

- Lời đề từ mở ra cảm xúc chủ đạo của bài thơ viết về một không gian rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ, thức dậy những cảm xúc bâng khuâng, những nỗi nhớ vô định hình của một hồn thơ cô độc, lẻ loi giữa trời đất bao la, bát ngát, trước cái lạnh lẽo mà sông nước mang đến.

* Khổ thơ 1:

- Nỗi buồn của Huy Cận không dồn dập, mãnh liệt là trái lại êm đềm, gợn nhẹ như những cơn sóng nhỏ của tràng giang, có tính chất tuần hoàn "buồn điệp điệp".

- Hình ảnh thuyền nước là một thi liệu quen thuộc trong văn học cổ điển, thế nhưng trong thơ Huy Cận lại gợi ra nỗi buồn chia ly, tan tác "sầu trăm ngả".

- Hình ảnh củi khô là một hình ảnh hiện đại, mới mẻ ẩn dụ cho những kiếp người lạc lõng, không có sức nặng mặc cho dòng đời đẩy đưa một cách chán chường.

* Khổ thơ 2:

- Huy Cận tìm kiếm hơi ấm ở một điểm nhìn xa hơn, rộng hơn, nhưng cảnh những cồn cát "lơ thơ", những ngọn gió "đìu hiu" lại càng làm cho tâm hồn thi nhân thêm se sắt, quạnh quẽ.

- Tiếng chợ chiều của làng xa càng tô đậm thâm cái không gian vắng vẻ, im lìm đến ám ảnh và nỗi cô đơn, lẻ loi của tác giả trước cảnh sông nước mênh mông.

- "Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/Sông dài, trời rộng, bến cô liêu" một lần nữa lại càng tô đậm cái không gian rộng lớn, nhấn mạnh cái sự xa cách của trời và đất, của sông và bến, bằng những tiểu đối độc đáo và mới mẻ, dường như mọi vật trong vũ trụ đều trở nên xa cách nhau, chúng cũng lẻ bóng như chính cái tâm hồn đơn độc của nhân vật trữ tình.

* Khổ thơ 3:

- Thi liệu quen thuộc "bèo" xuất hiện trong thơ Huy Cận lại mang một tầng nghĩa khác, chỉ những cuộc đời lênh đênh, vô định bỏ mặc cho dòng nước đẩy đưa, là sự buông xuôi chấp nhận của một loạt những con người đương thời.

- Huy Cận càng thêm cô đơn, lạc lõng khi cố dõi mắt tìm kiếm một "chuyến đò ngang" mà không thấy, chỉ thấy không gian rộng lớn càng mở ra với "lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng".

* Khổ thơ 4:

- Khung cảnh "mây cao đùn núi bạc" tiếp tục kéo dãn, mở rộng thêm khoảng không vũ trụ rộng lớn, càng thu bé tâm hồn thi nhân, làm thi nhân càng trở nên bơ vơ, lạc lõng hơn.

- Hình ảnh cánh chim nhỏ chính là tượng trưng cho tâm hồn thi sĩ, nhỏ bé, nghiêng cánh muốn tìm chốn nương về nhưng khốn nỗi cả trời đất bao la nhưng chẳng thấy một nhành cây dẫu bóng chiều đã dần sa xuống.

- Từ hoạt cảnh ấy, nỗi niềm nhớ quê hương tha thiết lại tràn về, ngập đầy trong tâm hồn thi sĩ, đó chính là nỗi buồn chung của cả một thế hệ, là nỗi buồn nước mất nhà tan, là niềm suy tưởng về một tổ quốc mấy ngàn năm văn hiến anh hùng nay bỗng trở thành đất nước nô lệ, chịu cảnh rối ren.

- Thi nhân càng nghĩ lại càng thấy đau xót, chán chường, thấy muốn buông bỏ trong sự bất lực trước thời đại.

3. Kết bài

- Cái tôi trữ tình trong bài thơ đó là một cái tôi thật lẻ loi, cô độc mang những nỗi sầu, những cảm giác bất lực, bế tắc trước những đớn đau của quê hương đất nước, mà một thi nhân với lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc như Huy Cận lại phải chịu cảnh bó tay, trơ mắt nhìn đất nước ngày càng tàn tạ, rối ren.

Lập dàn ý Cái tôi trữ tình trong Tràng Giang 

1. Mở bài: giới thiệu về bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Ví dụ:

Huy Cận có những tác phẩm thơ nổi tiếng, mỗi bài thơ mang một phong cách rất riêng. Thơ của Huy Cận mang phong cách thơ hàm súc, triết lí và phục vụ cho cách mạng của nước ta. Một trong những tác phẩm thơ nổi tiếng là Tràng giang, bài thơ nằm trong tập thơ Lửa thiêng. Bài thơ Tràng giang thể hiện cảnh thu 1939, bài thơ được sáng tác khi tác giả nhìn bên bờ sông Hồng dưới dòng nước mênh mông sóng nước. chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ để biết rõ về phong cách thơ của Huy Cận.

2. Thân bài: Phân tích cái tôi trữ tình trong Tràng giang của Huy Cận

a) Khổ 1: bức tranh thiên nhiên mênh mang, bất tận

  • Những vòng nước xô đuổi nhau đến tận chân trời

  • Qua khổ thơ còn thể hiện nổi buồn miên man của tác giả

  • Sự trôi nổi, phó mặc của tác giả trên dòng sông hữu tình

  • Tâm trạng chia li, tán tác

b) Khổ 2: không gian và thời gian qua bài thơ

  • Không gian hoang vắng, điều hiu

  • Không gian vắng lặng, tĩnh mịch

  • Không gian được đẩy vô tận

  • Cảnh vật khiến con người trở nên nhỏ bé

c) Khổ 3: Nỗi buồn nhớ quê hương, đất nước da diết của nhân vật trữ tình

  • Không có sự giao hòa, liên quan giữa con người với con người

  • Cái tôi cô đơn, trống vắng, khát khao sự hòa hợp, đồng điệu giữa con người

  • Bức tranh thiên nhiên hiện lên một sự kì vĩ và tráng lệ

  • Nỗi buồn quê hương, đất nước, nỗi buồn da diết của tác giả, sâu sắc của nhà thơ

3. Kết bài: nêu cảm nhận của em về bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Ví dụ:

Bài thơ Tràng giang của Huy Cận thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người và thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của tác giả. Qua bài thơ ta cảm nhận được tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên.

Phân tích cái tôi trữ tình của tác giả trong bài thơ Tràng Giang 

     Hồn thơ Huy Cận trước cách mạng là một hồn thơ u hoài, sầu muộn, bài thơ nào cũng phủ đầy một nỗi buồn mênh mang về con người, về thời thế. Cái tôi trữ tình hiện lên u hoài, ảm đạm. Bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng có thể coi là tác phẩm thể hiện rõ nhất cái tôi man mác buồn, man mác sầu của Huy Cận trước cách mạng tháng tám.

     Mở đầu tác phẩm là lời đề từ thấm đẫm tâm trạng và nỗi cô đơn: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. Câu thơ đề từ chính là mạch nguồn, khơi gợi mọi cảm xúc trong lòng Huy Cận. Buâng khuâng nhớ về quá khứ, nhớ trời rộng sông dài khi đất nước còn độc lập. Cái bâng khuâng ấy có ẩn chứa cả nỗi buồn, nỗi cô đơn vô tận. Và từ đây mạch cảm hứng, mạch của xúc của Huy Cận đã được triển khai. Mở đầu bài thơ là không gian sông nước điệp điệp, rộng lớn:

Sóng gợn tràng gian buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

     Con sóng nhỏ, chỉ gợn đôi chút trên “tràng giang” ấy vậy mà lại điệp điệp, có thể lan tỏa, rộng đến không ngờ. Sóng không chỉ gợn trên sông mà đó còn là sóng lòng của nhân vật trữ tình, những con sóng lòng ấy cứ chồng lên, nối tiếp nhau trải ra mãi. Nỗi buồn càng đậm sắc hơn khi con thuyền lẻ loi, đơn độc trôi trên sông mênh mang. Cái nhìn tâm trạng đã thấm dần sang cảnh vật, một nỗi buồn, cô đơn man mác bảng lảng đâu đây:

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

     “Thuyền về” chỉ còn nước ở lại, nỗi sầu trăm ngả cứ thế nhân lên mãi. Hai sự vật có vận động trái chiều nhau, thuyền về, nước ở nhấn mạnh vào sự chia li, xa cách, không gian vốn đã cô quạnh, lại càng trở nên đơn côi, rợn ngợp hơn. Nếu nước và thuyền gợi cho người đọc sự xa cách, thì củi lạc mấy dòng lại cho ta thấy sự chênh chao, vô định của con người giữa dòng đời đầy bất trắc. Cái tôi trữ tình trở nên đơn lẻ, lạc lõng giữa những con sóng cuộc đời. Chỉ bằng hình ảnh hết sức chân thực, nhưng Huy Cận đã gợi lên thân phận lạc lõng, đơn lẻ của cả một khiếp người.

     Khổ thơ thứ hai mở ra, nỗi cô đơn càng lắng sâu hơn nữa: “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu/ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều/ Nắng xuống trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêu”. Các từ lơ thơ, đìu hiu gợi nên cái tan tác, tàn tạ của cảnh vật. Huy Cận gắng tìm kiếm âm thanh sự sống trong không gian đó, nhưng nhận lại chỉ là tiếng chợ chiều vãn từ đâu vọng lại nghe không còn rõ, đó cũng có thể là âm thanh do chính ông tưởng tượng ra trong nỗi cô đơn chất chồng. Nghệ thuật đối được sự dụng vô cùng đắc dụng: nắng xuống – trời lên, sông dài – trời rộng, kết hợp với ngôn từ độc đáo “sâu chót vót” “bến cô liêu” đã có thấy sự vận động trái chiều của những sự vật trong thiên nhiên, đồng thời nhấn mạnh nỗi cô đơn, trống trải trong tâm hồn thi nhân.

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

     Hình ảnh cánh bèo trong văn học vốn gợi thân phận lênh đênh, trôi dạt của người phụ nữ. Còn đối với Huy Cận, cánh bèo nối hàng không biết trôi về đâu chính là thận phận của kiếp người lênh đênh, phiêu dạt, của số phận nhân dân ta trong cảnh mất nước. Giữa cái không cùng của vũ trụ, mọi sự vật đều trở nên nhỏ bé, đơn độc đến đáng thương. Mong một chuyến đò đâu chỉ là chở người ta qua sông, mà chuyến đò ấy còn mang đi biết bao nỗi niềm, tâm sự của nhân vật trữ tình. Vậy mà mênh mông không một chuyến đò ngang, chỉ có những bờ xanh lặng lẽ nối tiếp với bãi vàng, trải dài đến vô tận. Trước khung cảnh hoang vắng, tĩnh mịch, nỗi cô đơn của con người càng sâu đậm hơn. Nhu cầu tìm hơi ấm tình người nhưng chỉ gặp phải sự hoang vu, lạnh lẽo của cảnh vật. Buồn lại càng buồn hơn.

     Bốn câu thơ cuối đã nhấn mạnh và thể hiện đầy đủ nhất tâm trạng của nhân vật trữ tình:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

     Bức tranh thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp, những đám mây lớn đùn lên cao, cùng với ánh hoàng hôn tạo nên khung cảnh kĩ vĩ, tuyệt diệu. Nhưng ngọn núi bạc ấy cao bao nhiêu lại trở nên cô độc bấy nhiều, cũng như nỗi buồn của người thi nhân giữa đất trời. Trong ánh hoàng hồn, trong khoảnh khắc của ngày sắp tàn, bóng chim nhỏ xuất hiện, như bị không gian nuốt chửng. Dấu chấm đặt giữa hai vế câu đem đến nhiều cách hiểu, là cánh chim nghiêng đi vì bóng chiều nặng trĩu, hay bóng chiều phải sa xuống trước cánh chim. Dù hiểu theo cách nào ta vẫn cảm nhận được đầy đủ sự cô đơn, lạc loài của cánh chim giữa vũ trụ bao la, rợn ngợp. Giữa khung cảnh ấy là nỗi buồn khắc khoải của kẻ tha hương:

Lòng quê dờn dợn vợi con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

     Câu thơ khiến ta nhớ đến câu thơ của Tô Hiệu: “Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Dù được lấy từ tứ thơ cổ, nhưng câu thơ của Huy Cận vẫn rất mới, rất hiện đại. Nỗi nhớ quê hương da diết, khắc khoải được nhân vật trữ tình bộc lộ một cách trực tiếp. Đằng sau nỗi nhớ quê còn là lòng yêu nước sâu kín mà mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

     Với ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, linh hoạt trong cách dùng từ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cổ điển và hiện đại, Huy Cận đã đem đến cho người đọc một bài thơ vô cùng đặc sắc. Bài thơ đã phản ánh tâm trạng, nỗi buồn da diết, khắc khoải của cái tôi trữ tình trước cuộc đời, trước nhân thế. “Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông, đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc” (Xuân Diệu)

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay phân tích cái tôi trữ tình trong Tràng giang để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !