Cấp hạn mức tín dụng là gì

Bạn muốn tìm hiểu về hạn mức tín dụng là gì? Bởi hiện nay thẻ tín dụng hiện nay được sử dụng vô cùng phổ biến. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tín dụng. Chúng tôi đã tổng hợp những điều quan trọng nhất bạn cần nắm về hạn mức tín dụng trong bài viết “Hạn mức tín dụng là gì? Điều cơ bản nhất mà bạn cần biết” dưới đây.

Hạn mức tín dụng (tiếng Anh là Line of credit) có thể hiểu là giới hạn mức cho vay tối đa trong của tổ chức tín dụng. Là số dư nợ cho vay hoặc nói cách khác là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định. Và thời điểm này thường là ngày cuối quý hoặc cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Hạn mức tín dụng sẽ được ngân hàng quy định dựa vào lịch sử tín dụng, mức thu nhập hàng tháng hoặc tài sản đảm bảo, uy tín của khách hàng ngay lúc xét duyệt.

Hạn mức thẻ tín dụng chính là số tiền tối đa mà bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng và không bị phạt. Nếu bạn thanh toán vượt mức tối đa của thẻ thì sẽ chịu thêm phí do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quy định. Mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có những hạn mức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của thẻ.

Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào những yếu tố Mức lương chuyển khoản qua/ nhận qua tiền mặt của khách hàng Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này (có thể lên đến 70 – 90% giá trị) Hạn mức tín dụng đã được cấp tại hệ thống ngân hàng uy tín khác Số lượng cũng như thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng mở thẻ Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp đã được ngân hàng phê duyệt

Khi có thẻ tín dụng, bạn sẽ không cần mang nhiều tiền mặt trong người, bởi có thể thực hiện hầu hết giao dịch thông qua thẻ. Hiện nay tại Việt Nam, sử dụng hạn mức tín dụng ngày càng phổ biến và được chấp nhận thanh toán tại rất nhiều nơi. Điều này sẽ rất tiện lợi khi đi mua sắm và còn khiến quá trình thanh toán diễn ra nhanh hơn.

Khi thanh toán bằng tín dụng, bạn sẽ được chiết khấu nhưng tiền mặt thì không

Không giống tiền mặt, với thẻ tín dụng, khi bị mất, bạn sẽ không sợ mất tiền nếu báo khóa thẻ khẩn cấp bằng cách gọi tới tổng đài hỗ trợ ngay sau khi phát hiện mất. Trong trường hợp bạn tìm lại được thẻ, bạn hoàn toàn có thể liên hệ yêu cầu mở khóa thẻ và sử dụng như bình thường.

Khi sử dụng thẻ tín dụng hay hạn mức tín dụng , hàng tháng ngân hàng sẽ gửi cho bạn sao kê những gì đã thanh toán thông qua thẻ, qua đó bạn sẽ quản lý được các khoản đã chi tiêu, tiết kiệm thời gian thống kê chi tiêu thủ công và từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để cân đối tài chính cho thời gian tới. Đây là những lợi ích mà việc chi tiêu bằng tiền mặt không thể hỗ trợ bạn một cách tự động mà bạn phải ghi chép lại hoặc dùng phần mềm – những cách quản lý khá thủ công và tốn thời gian, công sức.

Dùng tiền mặt nếu bị mất tiền, gần như sẽ không tìm lại được, nhưng khi mất thẻ tín dụng & không tìm lại được, bạn có thể yêu cầu hủy thẻ. Nếu bạn kịp thời báo cho ngân hàng việc bị mất hoặc thẻ bị trộm, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm với các khoản thanh toán trái phép.

Cấp hạn mức tín dụng là gì

Tất nhiên điều bạn cần quan tâm hàng đầu chính là hạn mức tín dụng của thẻ tối đa cho phép thanh toán là bao nhiều. Từ đó bạn sẽ có kế hoạch sử dụng sao cho hợp lý nhất.

Theo chính sách của mỗi ngân hàng, khi sử dụng thẻ, chủ thẻ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt. Thông thường, các ưu đãi này sẽ xoay quanh việc hoàn tiền theo một phần trăm nhất định của tổng giá trị đơn hàng thanh toán, ưu đãi giảm giá đơn hàng, ưu đãi tặng quà, ưu đãi tặng voucher,…

Bạn cần biết rõ ngày thanh toán thẻ để tránh trường hợp thanh toán chậm cho ngân hàng. Bởi lãi suất phạt trả chậm của các ngân hàng đang ở mức rất cao, và có thể làm ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của bạn.

CSC của hạn mức tín dụng lần lượt là 3 chữ cái đứng đầu của cụm từ “Card Security Code”, giới chuyên môn hay gọi là “mã xác minh thẻ”, được sử dụng để tăng tính bảo mật cho thẻ tín dụng. Bạn nên ghi nhớ mã CSC sau đó xóa hoặc làm mờ, che đi mã này trên mặt sau của thẻ. Vì đây là thông tin quan trọng nếu để lộ bạn có thể bị kẻ gian lợi dụng thẻ cho các giao dịch tài chính bất minh.

Việc rút tiền này sẽ phát sinh phí cần nộp thêm cho ngân hàng làm bạn sẽ mất đi một số tiền không nhỏ. Bởi thế bạn chỉ nên sử dụng tính năng này trong những trường hợp thật sự cần thiết. Thẻ tín dụng là loại hình được phát hành nhằm với mục tiêu thanh toán hạn chế sử dụng tiền mặt, chức năng rút tiền tại ATM của thẻ này chỉ là một chức năng bổ trợ đi kèm. Theo quy định của từng loại hình thẻ, chủ thẻ chỉ được rút tiền mặt trong một hạn mức và số lần được quy định cụ thể trong ngày.
XEM THÊM: Thẻ căn cước công dân – Hướng dẫn thủ tục theo quy định

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cần thiết cho câu hỏi hạn mức tín dụng là gì. Những lợi ích cũng như những điều bạn cần lưu ý về hạn mức thẻ tín dụng cũng đã được nêu cụ thể ở trên. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp thực sự hữu ích cho quý đọc giả.

Hạn mức tín dụng là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam hiện nay. Vậy hạn mức tín dụng là gì?. Thông qua bài viết này, Luật Hoàng Phi mong muốn đem đến cho Quý vị những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề trên.

Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng là một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế của tổ chức tín dụng. (Căn cứ theo điều 1 quyết định số 43/QĐ-NH14 về mua bán hạn mức tín dụng giữa các tô chức tín dụng)

Trên đây là định nghĩa về hạn mức tín dụng là gì? theo quy định pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, hạn mức tín dụng là giới hạn mức cho vay tối đa trong hoạt động của tổ chức tín dụng; số dư nợ cho vay hay là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối quý, cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Từ những phân tích trên có thể hiểu đơn giản hạn mức tín dụng chính là số tiền tối đa mà một tổ chức tín dụng có thể cho khách hàng vay vào một thời điểm nhất định. Đây cũng là đặc trưng của hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.

Thực tế rất nhiều người hay nhầm lẫn hạn mức tín dụng và hạn mức thẻ tín dụng. Tuy nhiên, đây là khái niệm hoàn toàn khác biệt.

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng mà không bị phạt. Điều này có nghĩa là nếu bạn sử dụng vượt hạn mức sẽ có khả năng trả thêm phí.
Hạn mức thẻ tín dụng được ngân hàng quy định dựa vào lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản đảm bảo hoặc uy tín của bạn ngay lúc xét duyệt. Ngoài ra, mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có hạn mức khác nhau tùy vào mục đích của thẻ.

Cấp hạn mức tín dụng là gì

Đặc điểm của hạn mức tín dụng (HMTD)

Ngoài định nghĩa về hạn mức tín dụng là gì? thì sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị về đặc điểm của hạn mức tín dung, cụ thể như sau:

– Thời hạn duy trì hạn mức cho vay được tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức cho vay đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế.

– Ngân hàng, khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỉ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một HMTD duy trì trong thời hạn nhất định hoặc chu kì sản xuất kinh doanh.

– Trong phạm vi HMTD còn lại, khách hàng được rút tiền vay để mua hàng dự trữ hoặc tài trợ cho các chi phí kinh doanh khác.

– Cho vay theo HMTD thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất – kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có uy tín với ngân hàng.

– Về cơ chế tác động, HMTD được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đó khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Do vậy, cơ chế tác động của nó mang tính áp đặt ở dạng chỉ tiêu kế hoạch hàng năm không được vượt quá đối với hệ thống NHTM.

Qua việc sử dụng công cụ HMTD, Ngân hàng Trung ương điều chỉnh khả năng tạo tiền của các NHTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng tổng khối lượng cung tiền tăng quá mức trong lưu thông. Lúc này, Ngân hàng Trung ương phải theo dõi hoạt động cho vay của các NHTM, nếu NHTM cho vay vượt quá HMTD quy định sẽ bị xử phạt.

Ví dụ về hạn mức tín dụng

Ví dụ: Bạn đang có 1 khoản vay với hạn mức 150 triệu 1 tháng, bạn có thể vay tối đa 150 triệu. Nếu trả 80 triệu trong tháng có thể vay tiếp 70 triệu. Miễn sao số dư cuối tháng không vượt quá 150 triệu là được.

Ưu điểm, nhược điểm của hạn mức tín dụng

Với cơ chế này thì HMTD có ưu và nhược điểm sau:

– Ưu điểm:

HMTD là một công cụ trực tiếp điều tiết lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát khá chặt chẽ tổng lượng tiền cung ứng. Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu quả.

– Nhược điểm:

+ Thứ nhất, HMTD có thể làm cho lãi suất tăng lên, bởi vì cung vốn bị giới hạn, không thoả mãn nhu cầu vốn của nền kinh tế.

+ Thứ hai, HMTD có thể làm sai lệch cơ cấu vốn đầu tư của các NHTM, ảnh hưởng đến cơ cấu nền kinh tế.

+ Thứ ba, khi thị trường tiền tệ hoạt động đúng theo quy luật, thì vô hình trung, HMTD lại kìm hãm sự phát triển của các ngân hàng tốt, làm giảm tính cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại (NHTM).

Do những NHTM có khả năng huy động nhiều vốn, lại bị hạn chế cho vay, trong khi một số ngân hàng không có khả năng huy động vốn lại không sử dụng hết được hạn mức của mình. Điều nguy hiểm hơn nữa là chính việc kìm hãm này sẽ làm phát sinh các tổ chức tài chính mới, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của Ngân hàng Trung ương, thay thế ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay. Kết quả cuối cùng là làm cho chính sách tiền tệ dựa trên HMTD mất đi hiệu lực, do một số lượng vốn tín dụng được lưu thông trong nền kinh tế không theo hạn mức đó và không kiểm soát được.

+ Thứ tư, HMTD cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hộ nông dân. Do tín dụng bị áp mức trần, nên các NHTM thường lựa chọn khách hàng lớn để cho vay, sau đó mới đến những đối tượng trên, mà hiệu quả sử dụng vốn nhiều khi ở các món tín dụng nhỏ lại tỏ ra hiệu quả hơn các món lớn.

Do những hạn chế rất cơ bản nêu trên, nên việc kéo dài thời gian áp dụng công cụ này có thể làm méo mó sự phát triển của thị trường tiền tệ, tín dụng và ảnh hưởng tiêu cực tới cả nền kinh tế.

Cách tính hạn mức tín dụng

Ngoài tìm hiểu về định nghĩa hạn mức tín dụng là gì?, đặc điểm của hạn mức tín dụng thì việc tính hạn mức cũng rất quan trọng.

Hiện nay, có hai cách tính hạn mức tín dụng phổ biến sau:

– Dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn:

HMTD = Nhu cầu Vốn lưu động kỳ kế hoạch – Vốn tự có – Vốn huy động khác

Trong đó:

(1) Vốn tự có = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn phải trả.

(2) Nhu cầu vốn lưu động (VLĐ) kỳ kế hoạch = (Tổng chi phí sản xuất kỳ kế hoạch)/(Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch)

(3) Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch = (Doanh thu thuần kỳ kế hoạch)/(Bình quân tài sản lưu động kỳ kế hoạch)

Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng thương mại sẽ xét cấp hạn mức tín dụng dựa vào phương thức:

– Xác định hạn mức tín dụng dựa vào lưu chuyển của tiền tệ:

 Các ngân hàng thương mại sẽ xét cấp HMTD dựa vào bảng kế hoạch kinh doanh và Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Lưu ý: Trình tự xác định HMTD thông qua lưu chuyển tiền tệ.

+ Xác định lưu chuyển tiền tệ ròng trong kỳ dự toán.

+ Tính thặng dự / thâm hụt

+ So sánh với số dư tiền tối thiểu trong kỳ dự toán để xác định kế hoạch giải ngân / thu nợ.

+ Xác định HMTD.

Vậy khách hàng có được vay vượt hạn mức tín dụng hay không?

Trên thực tế, các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể cho khách hàng vay vượt hạn mức tín dụng nếu khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 13/2018/QĐ-TTg như sau:

– Khách hàng đáp ứng đủ Điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, không có nợ xấu trong 03 năm gần nhất liền trước năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, có hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của khách hàng tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn;

– Khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Triển khai các dự án, phương án có ý nghĩa kinh tế – xã hội quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân thuộc các ngành, lĩnh vực: điện, than, dầu khí, xăng dầu, giao thông, vận tải công cộng và các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ.

+ Triển khai các Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

+ Đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

– Dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn đã được tổ chức tín dụng thẩm định là đảm bảo khả thi, khách hàng có khả năng trả nợ và quyết định cấp tín dụng; đáp ứng các quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Khách hàng và người có liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có dấu xác nhận của tổ chức tín dụng, bao gồm:

– Văn bản của tổ chức tín dụng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp tín dụng vượt giới hạn đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo mẫu tại Phụ lục đính kèm Quyết định này;

– Các hồ sơ, tài liệu chứng minh tổ chức tín dụng đã đáp ứng Điều kiện tại điểm a Khoản 2 Điều 3 Quyết định này;

– Văn bản thẩm định của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, dự án, phương án vay vốn của khách hàng;

– Văn bản phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng của cấp có thẩm quyền của tổ chức tín dụng đề nghị;

– Văn bản đề nghị được cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng của khách hàng;

– Hồ sơ pháp lý liên quan đến khách hàng đề nghị cấp tín dụng, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liền trước năm đề nghị, các tài liệu liên quan khác;

– Hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng, bao gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản phê duyệt, chấp thuận dự án, phương án của cấp có thẩm quyền.

+ Các tài liệu có liên quan khác.

– Báo cáo về tình hình quan hệ tín dụng và nhu cầu cấp tín dụng vượt giới hạn của một khách hàng và người có liên quan theo Mẫu biểu số 01 tại Phụ lục đính kèm Quyết định 38/2018/QĐ-TTg.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến hạn mức tín dụng là gì?, đặc điểm và cách tính hạn mức tín dụng?, câu trả lời cho những vướng mắc khách hàng có được vay vượt hạn mức tín dụng hay không?.