Cặp song sinh dính liền việt - đức

Sau ca phẫu thuật, hàng đoàn người đủ lứa tuổi, nghề nghiệp đến từ mọi miền đất nước đã đến thăm hai anh em và động viên ê kíp mổ.

Bác sĩ khâu tay người đàn ông vào dạ dày và cái kết bất ngờ

Bé trai 10 tuẩn tuổi suýt cắt bỏ 4 ngón chân vì sợi tóc rụng của mẹ

Ngày 4-10, BV Từ Dũ và Làng Hòa Bình (BV Từ Dũ, TP.HCM) đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày mổ tách đôi cặp song sinh Việt-Đức. Tại đây, người anh em song sinh còn sống là anh Nguyễn Đức đã có cuộc hội ngộ đầy xúc động với những người “cha” bác sĩ (BS) đã cho anh cuộc sống mới.

Hình ảnh cặp song sinh dính liền 30 năm về trước

Cũng chính ngày này vào 30 năm trước (4-10-1988), ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh được thực hiện với sự tham gia của ê kíp bao gồm 70 giáo sư, BS đầu ngành của Việt Nam, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Ca phẫu thuật kéo dài 12 tiếng đã thành công tốt đẹp và đi vào lịch sử y học Việt Nam.

GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, thầy thuốc nhân dân, bày tỏ xúc động khi gặp lại những người thầy, anh chị em đồng nghiệp, những người góp phần giúp ca mổ thành công.

“Và điều đặc biệt vui mừng không thể tả xiết đó là sau cuộc mổ, Đức có cuộc sống độc lập, đã có vợ, sinh con, cuộc sống rất hạnh phúc. Điều này có ý nghĩa nhân văn rất lớn đối với một con người” - BS Phượng bày tỏ.  

Anh Nguyễn Đức (thứ ba, từ trái sang) cùng vợ con hội ngộ êkíp mổ 30 năm trước. Ảnh: HL

GS-TS- BS Trần Đông A, Thầy thuốc Nhân dân, Trưởng kíp kiêm phẫu thuật viên chính bồi hồi nhớ lại ca mổ lịch sử chẳng những khó đối với Việt Nam mà cả thế giới lúc bấy giờ. Sau ca mổ, hàng đoàn người, gồm đủ lứa tuổi nghề nghiệp, đến từ mọi miền đất nước đã đến thăm hai anh em và êkíp mổ trong những ngày sau mổ khiến êkíp mổ rất xúc động và được động viên tinh thần.

Mặt khác, ca mổ cũng được coi là một dấu ấn đặc biệt trong quan hệ 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước Việt Nam - Nhật Bản.

“Đó là khi người anh Việt của cặp song sinh gặp hội chứng não cấp năm 1986, có thể đột tử bất cứ lúc nào kéo theo người em, Nhật Bản đã bỏ tất cả ràng buộc về chính trị, an ninh để đưa Việt - Đức đến nơi có đủ điều kiện nhất để cấp cứu bằng một chuyên cơ đi thẳng từ phi trường Narita Tokyo đến Tân Sơn Nhất, TP.HCM và ngược lại.

Chính việc này làm cho ca mổ Việt - Đức được ghi nhớ lâu dài như kết quả của tình nhân đạo cao cả và sự đoàn kết quốc tế thực sự. Ca mổ mãi là biểu tượng nhân văn, tỏa sáng, kết nối tình người như cố Viện sĩ -Tiến sĩ Dương Quang Trung đã nói cách đây 10 năm” - BS Trần Đông A xúc động kể lại.

Cuộc sống của anh Đức (giữa) hiện nay như một phần thưởng cho êkíp mổ ngày ấy. Ảnh: HL

Với anh Việt, dù sống đời thực vật trước khi mổ, lại có hậu môn nhân tạo và lỗ thông tiểu rất gần nhau trên thành bụng mà vẫn sống được 19 năm sau mổ là một kỳ tích về y đức và sự chăm sóc nhiệt thành của Ban lãnh đạo và cán bộ Công nhân viên làng Hòa Bình, BV Từ Dũ.

Riêng anh Đức, nay đã là một thanh niên 37 tuổi đã có gia đình nhỏ và hai con trai và gái. Đó là điều chưa hề có trong lịch sử y khoa thế giới qua 19 ca tương tự đã được công bố.

“Cuộc sống của Đức và gia đình nhỏ hiện nay là phần thưởng chung cho tất cả những ai đã tham gia vào ca mổ lịch sử này, kể cả các bạn Nhật Bản và Hội vì sự phát triển của Việt-Đức", GS-TS-BS Trần Đông A cho biết.

Hai bé Phú Sĩ và Anh Đào lớn lên khỏe mạnh. Ảnh: HL

Tay trong tay cùng vợ và hai đứa con xinh xắn, anh Đức bày tỏ lòng biết ơn với sự giúp đỡ tận tình của các BS đã giúp anh như được tái sinh lần nữa trong cuộc đời này.

“Do vậy, mỗi ngày tôi luôn nhắc nhở bản thân phải sống tốt, sống thật ý nghĩa để đền đáp lại công ơn của những người cha, người mẹ thứ 2 đã đem tôi đến cuộc đời này”, anh Đức chia sẻ.

Ca mổ lịch sử

Nguyễn Việt và Nguyễn Đức sinh ngày 25-2-1981 tại Kon Tum trong hình dạng dính liền vào nhau ở phần bụng, có chung hậu môn và bộ phận sinh dục, có hai chân và một chân cụt. Hai bé được đưa ra BV hữu nghị Việt - Đức (Hà Nội) để chăm sóc, chữa trị. Tên BV Việt - Đức sau đó được sử dụng để đặt cho cả hai anh em. Một năm sau, hai anh em được chuyển vào BV Từ Dũ TP.HCM để theo dõi.

Năm lên sáu tuổi, Việt gặp hội chứng não cấp rơi vào hôn mê, có thể đột tử bất cứ lúc nào và được đưa qua Nhật Bản chữa trị nhưng không thành công. Trước nguy cơ Đức sẽ chết nếu chẳng may Việt qua đời, BV Từ Dũ quyết định tách rời cặp song sinh dính liền nhau. Ngày 4-10-1988, Việt và Đức đã được êkíp mổ với sự tham gia của 70 y bác sĩ Việt Nam, Nhật Bản và một số quốc gia khác do BS Trần Đông A làm trưởng kíp mổ phẫu thuật tách rời thành công. Ca mổ đã đi vào lịch sử y học Việt Nam và cả thế giới.

Việt đã hy sinh nhiều phần cơ thể cho em, nhường lại cho Đức tất cả bộ phận có chung. Sau mổ, Việt sống bằng hậu môn nhân tạo, thông tiểu bằng ống. Được sự chăm sóc tận tình ở Làng hòa bình Từ Dũ, Việt sống được thêm 19 năm. Còn anh Nguyễn Đức đã được nhận vào BV Từ Dũ làm nhân viên hành chính và lấy vợ sinh hai người con khỏe mạnh. Anh đã đặt tên hai đứa con mình là Phú Sĩ và Anh Đào như một sự tri ân các bác sĩ Nhật Bản đã góp phần đưa cuộc sống của anh sang trang mới.

(Theo Plo)

Theo lý thuyết, khi 2 cặp song sinh cùng trứng kết hôn con cái của những người này sẽ là anh chị em họ, nhưng khoa học thì nói là anh chị em ruột.  

Các bác sĩ ở Nghệ An thực hiện thành công ca mổ song thai còn nguyên bọc ối cho sản phụ trẻ tuổi.

Cặp song sinh ở Anh là một trong những trường hợp quá hiếm trên thế giới vì một bé hoàn toàn bình thường, một bé lại mắc hội chứng Down.

Cặp song sinh Việt – Đức

Trong tất cả các cặp song sinh bị dính liền thì hai bé Việt - Đức (sinh năm 1981) là trường hợp đáng chú ý nhất. Khi vừa chào đời hai anh em đã bị dính liền ngực, bụng cùng bộ phận sinh dục và hậu môn. Sau đó, gia đình đưa hai bé đến Bệnh viện Việt – Đức (Hà Nội) để phẫu thuật.

Hình ảnh cặp song sinh dính liền Việt - Đức.

Ngày 4/10/1988, cặp song sinh Nguyễn Việt và Nguyễn Đức dính liền phần bụng chậu đã được bác sĩ Trần Đông A, Trưởng ê-kíp mổ với sự tham gia của 70 y bác sĩ, tách rời thành công. Ca mổ này thời điểm đó đã đi vào lịch sử y học không chỉ của Việt Nam mà còn cả thế giới. Đây cũng là ca phẫu thuật tách rời cho cặp song sinh bị dính liền đầu tiên ở Việt Nam.

Tuy nhiên, sau cuộc phẫu thuật tách rời thành công, bé Việt rơi vào tình trạng sống thực vật, không còn ý thức như người em trai của mình. Sau đó, Việt bị hội chứng não cấp, hôn mê sâu và không lâu sau đó đã qua đời. May mắn hơn, sau mổ bé Đức dần phục hồi. Hiện Đức lấy vợ và có hai con.

Hai bé Cúc - An dính nhau nhiều phần

Tháng 10/2003, Bệnh viện Nhi Trung ương cùng các chuyên gia của Mỹ thực hiện thành công ca mổ tách rời cho cặp song sinh ở Thanh Hóa. Hai bé Thu Cúc – Thúy An bị dính nhau nhiều phần bụng, ức, ngực, gan, khoang màng tim, tá tràng, ruột non.

Hai bé Cúc - An dính nhau nhiều phần.

Các chuyên gia nhận định đây là một ca mổ phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro do Cúc và An dính nhau quá nhiều cơ quan. Đáng chú ý, bé An lại đang bị dị tật tim bẩm sinh. Tiên lượng nếu cứu cả 2 em thì tỷ lệ thành công khoảng 50-60%, còn nếu cứu chỉ 1 em thì khoảng 70%. Sau khi cân nhắc kỹ, các bác sĩ đã quyết định mổ tách rời cứu cả hai bé.

Ca mổ có sự tham gia của 50 y bác sỹ kéo dài trong khoảng 10h đồng hồ đã thành công. Hai bé Thu Cúc - Thúy An lần đầu tiên được tách riêng nhau sau hơn 10 tháng dính chặt.

Hai bé Cu – Cò dính nhau phần bụng được tách rời sau 15 ngày sinh

Ngày 17/12/2008, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục thực hiện phẫu thuật tách rời thành công cho hai bé trai Cu – Cò (quê Nghệ An). Ngay từ khi sinh ra, hai bé bị dính nhau phần bụng. Rất may mắn, các bộ phận bên trong đều nguyên vẹn.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã thông đường tiêu hóa cho bé Cò và phẫu thuật chuyển lại động mạch cho bé Cu. Ca mổ thành công, hiện cả 2 bé vẫn đang có cuộc sống khỏe mạnh bên gia đình.

Hai bé trai dính liền gan

Năm 2010, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM phẫu thuật thành công cho trường hợp 2 bé trai song sinh ở Bến Tre bị dính liền.

Hai bệnh nhi đều mắc bệnh tim bẩm sinh, bị dính nhau ở phần bụng và xương ức, gan cũng dính trên diện rộng (12x15cm), hai hệ tĩnh mạch cửa có nhánh thông nhau. Do sức khỏe các bé có diễn biến phức tạp nên các bác sĩ đã quyết định mổ tách rời sau đúng 16 ngày sinh.

Khoảng 20 y, bác sĩ đã trực tiếp tham gia phẫu thuật tách rời cho 2 bệnh nhi. Sau hơn 3h đồng hồ, cả hai đã được tách rời phần gan bị dính và khống chế các mạch máu, tái tạo bụng, cơ.

Cặp song sinh dính liền tim, gan (Phi Long - Phi Phụng)

Năm 2013, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh dính liền phức tạp. Bé Phi Long và Phi Phụng bị dính liền ở cả tim và gan. Đây là ca mổ tách dính liền phức tạp nhất được thực hiện tại bệnh viện thời điểm đó. Ca phẫu thuật kéo dài trong 12 giờ đồng hồ.

Sau mổ, bé Long có sức khỏe tốt. Không được may mắn như người anh em của mình, bé Phụng do không có phần xương ức và mất rất nhiều da nên bác sĩ đã tạo phần xương nhân tạo và kéo da cho bé. Ba tháng sau ca mổ, bé Phụng chuyển biến nặng và qua đời.

Tách rời 2 bé gái dính nhau phần gan

Tháng 10/2019, hai bé gái song sinh (ở Quảng Nam) bị dính liền mặt trước từ ức tới bụng ngay từ khi sinh ra đã được các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM phẫu thuật tách rời thành công.

Hai bé gái song sinh (ở Quảng Nam) bị dính liền mặt trước từ ức tới bụng ngay từ khi sinh ra. (Ảnh: TTX)

Thời điểm đó, tuy các bộ phận của hai bé như tiêu hóa, hô hấp, tim mạch đều nguyên vẹn và độc lập nhưng lại bị dính nhau ở phần gan trái. Ca mổ tách rời được thực hiện bởi 20 chuyên gia, bác sĩ. Điều khó khăn nhất cho ca mổ này là hai bé mới được hơn 2 tháng tuổi nên gan rất dễ vỡ. Nếu cầm quá chặt hoặc sơ xuất nhỏ cũng khiến gan vỡ, chảy máu ồ ạt, nguy cơ thiệt mạng cao. Khi bóc tách xong, bác sĩ phải lên phương án chọn và ghép da bụng, ngực cho cả hai bé suốt 6 tiếng mới thành công.

Tách rời thành công 2 bé Trúc Nhi - Diệu Nhi dính liền bụng chậu

Vào lúc 14h10 chiều nay (15/7), ê kip gần 100 nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM đã thực hiện tách hoàn toàn 2 bé song sinh dính liền bụng Trúc Nhi – Diệu Nhi để khép lại cơ quan nội tạng và tạo hình.

Tách rời thành công 2 bé Trúc Nhi- Diệu Nhi dính liền bụng chậu.

Sau khi tách rời hoàn toàn, hai bé được đưa ra từng bàn mổ riêng, chuẩn bị các công đoạn chỉnh hình khung chậu, kéo vạt da che các cơ quan. Hiện tại, sinh hiệu của hai bé vẫn ổn định, mọi thông số theo dõi đề tốt.

Đại diện Bệnh viện Nhi đồng TPHCM cho biết, khâu mổ tách bàng quang, tử cung, âm đạo niệu quản không gặp khó khăn trong tách dính và phân chia các cơ quan. Tuy nhiên, khâu phẫu thuật chỉnh hình tách xương chậu của 2 bé gặp khó khăn trong cắt rời vì xương dính nhau rất cứng. Sau đó, mọi việc vẫn diễn tiến tốt, lượng máu chảy ra ít, mỗi bé được truyền 1 đơn vị máu./.

Video liên quan

Chủ đề