Cầu học hành đỗ đạt ở đâu

Dịp đầu năm, người ta không chỉ đến chùa để cầu bình an, cầu tài lộc mà cũng có rất nhiều em học sinh, ở lứa tuổi còn đang đi học cũng ghé thăm những ngôi đền, chùa cầu thi cử linh thiêng trên khắp cả nước, hy vọng cho một năm mới suôn sẻ, đạt được nhiều thành tích cao trong học tập hoặc thi cử đỗ đạt.

Show

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Địa chỉ: phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.

Nằm ngay tại trung tâm thủ đô Hà Nội, bao quanh bởi bốn tuyến phố chính của quận Đống Đa là Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta, nơi đây cũng là nơi đào tạo ra rất nhiều người tài giỏi. Bởi thế mà Văn Miếu luôn là điểm đến của học sinh trên cả nước trong các đợt thi cử, người ta tin rằng thành tâm hành hương, chiêm bái, cầu xin tại đây sẽ đem lại một trí tuệ thông minh, sáng suốt và đỗ đạt trong các đợt thi cử, học hành.

Giá vé tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám là 30.000 đồng/lượt cho cả khách nước ngoài và khách Việt Nam. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng mà giá vé có sự thay đổi. Có những đối tượng sẽ được giảm giá 50% giá vé. Đặc biệt, một số du khách còn được miễn phí hoàn toàn.

Cầu học hành đỗ đạt ở đâu
Phơi chữ ở sân văn miếu. (Ảnh: md.weothego)
Cầu học hành đỗ đạt ở đâu
Mang ý nghĩa là công trình mang tính đột phá, được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân, bởi vậy nên đây cũng là một trong những địa điểm chụp ảnh kỷ yếu của rất nhiều học sinh, sinh viên. (Ảnh: keiko.greenlife)

Đền Sượt Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Linh - TP. Hải Dương. Tọa lạc tại trung tâm thành phố Hải Dương, đền Sượt là địa điểm tâm linh nổi tiếng để cầu thi cử, học hành, đồng thời cũng là nơi rút thẻ rất linh thiêng được rất nhiều người dân cũng như du khách thập phương ghé thăm. Từ ngày 10/3 âm lịch hàng năm, lễ hội đền Sượt bắt đầu được khai hội với rất nhiều nghi thức độc đáo được chuẩn bị công phu như: lễ thượng tiến, hội giã bánh dày, nấu rượu hoàng tửu, lễ xin âm dương, tục thả trứng đêm 14/3, tục thả cây đám, tục đánh “bệt”... nhằm cầu mong một năm bình an, tốt lành sẽ đến với tất cả mọi người. Hàng năm, tại đền Sượt cũng diễn ra lễ hội truyền thống. Trong đó, ngoài các nghi lễ cúng tế truyền thống, trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: đấu vật, kéo co, bóng đá, bóng chuyền, đua thuyền, đập niêu, giã bánh giày... và các chương trình giao lưu văn nghệ như hát quan họ.(Ảnh: vhttdlhd)

Đền Chu Văn An Địa chỉ: Phường Chu Văn An, xã Chí Linh, TP. Hải Dương. Đền Chu Văn An nằm trong khu di tích Phượng Hoàng (cách trung tâm thành phố Hải Dương chừng 30km), nơi đây là một trong những kiến trúc phật giáo nổi tiếng được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Vào dịp đầu xuân năm mới, đền Chu Văn An cũng là một địa điểm được rất nhiều người ghé thăm, đặc biệt là những người dân sinh sống tại Hải Dương.  Không chỉ vậy, vào mùa thi cử, cũng có rất nhiều học sinh, sinh viên và giáo viên đến đền Chu Văn An để cầu chúc cho việc thi cử, học hành được hanh thông, vạn sự đạt được kết quả như ý. Ngoài việc hành hương, người ta còn tới đây để xin chữ, mua bút với hi vọng sẽ đạt được thành tích cao khi thi cử như một "tấm bùa hộ mệnh". Đền Chu Văn An luôn là một trong những địa điểm tâm linh hàng đầu tại tỉnh Hải Dương được rất nhiều du khách ghé thăm, đặc biệt trong dịp đầu xuân năm mới hoặc gần những đợt thi cử.

Văn Miếu Mao Điền Địa chỉ: Cẩm Giàng, TP. Hải Dương. Cách thành phố Hải Dương chừng 10km, Văn Miếu Mao Điền ở Cẩm Giàng, Hải Dương là một trong số ít những văn miếu hiện còn tồn tại ở nước ta. Hằng năm, không chỉ riêng những ngày đầu năm mới mà ngay cả những ngày Rằm, mùng Một, có rất nhiều các sĩ tử đến Văn Miếu Mao Điền để xin chữ, cầu cho thi cử thuận lợi, đỗ đạt. Văn miếu Mao Điền đã trở thành một thiết chế giáo dục, một địa chỉ khuyến học, khuyến tài, một danh lam thắng cảnh, và biểu tượng đẹp của truyền thống văn hiến tỉnh Đông. (Ảnh: dulichhaiduong) Một số lưu ý khi đi hành hương tại những ngôi đền, chùa cầu thi cử: Sau khi lễ xong, bạn mang đồ cúng đi hóa vàng, mang bút và vở về nhà, khi nào đi thi mang đi theo dùng để làm bài. Lắp bóng điện vào đèn bàn học để ôn luyện hàng ngày. Bánh đậu xanh ăn hàng ngày, đặc biệt là trước lúc đi thi lấy may mắn. Trên đây là một số ngôi đền, chùa cầu thi cử rất linh thiêng mà mọi người có thể tham khảo và ghé thăm hành hương nhân dịp đầu năm mới để cầu chúc cho một năm học hành, thi cử suôn sẻ và thuận lợi, đạt được nhiều điều may mắn.

Cầu học hành đỗ đạt ở đâu

Sĩ tử cầu thi cử đỗ đạt nên cầu ở đâu mới đúng?

TS Lương Tâm Uyên, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đến những chốn linh thiêng cầu mong thi cử đỗ đạt là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt. Theo chuyên gia, đi lễ chùa hay Văn Miếu, cúng lễ, thỉnh đồ vật phong thủy may mắn cát tường… chỉ là một trong các biện pháp nhằm ổn định tâm lý cho sĩ tử, không nên cho rằng việc mua đồ vật phong thủy hay đeo bùa chú lên người là cầu được ước thấy.

Bạn đang xem: Văn khấn cầu thi cử Đỗ Đạt Ở Đâu mới Đúng? thi xong có cần cầu Đỗ Đạt

Theo các chuyên gia, người ta đi lễ chùa là cầu an, cầu phúc. Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ Khổng Tử và liên quan tới đạo Khổng, chứ không phải cầu về học hành, khoa cử. Do vậy nếu thí sinh muốn cầu về thi cử thì đến Văn Miếu Quốc Tử Giám là không đúng.

Sĩ tử cầu mong thi cử đỗ đạt nên đến Đền Ngọc Sơn

Các nhà nghiên cứu tâm linh cho biết, ở Hà Nội, muốn cầu về thi cử, sĩ tử nên đến Đền Ngọc Sơn. Đây là nơi thờ Đức Thánh Trần, và có thờ thần Văn Xương Đế Quân – sao chủ về văn chương khoa bảng, vị tiên chuyên trông coi việc thi cử, học hành, là vị thần được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.

Tại Việt Nam có nhiều nơi thờ thần Văn Xương Đế Quân. Sĩ tử và phụ huynh muốn cầu thi cử đỗ đạt nên tới những nơi đó cầu mới đúng chỗ.

Cầu thi cử ở Đền Ngọc Sơn như thế nào cho đúng?

Theo các nhà nghiên cứu tâm linh, Đền Ngọc Sơn là nơi cầu thi cử, còn Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi sĩ tử đã đỗ đạt hoặc ra trường tới lễ sẽ phù hợp hơn. Nhiều sĩ tử đã chọn cách đi lễ cầu thi cử đỗ đạt cả hai nơi, nhưng lại lúng túng không biết lễ thế nào.

Các chuyên gia cho rằng, lễ ở đâu cũng cần lễ gia tiên và chùa chiền tại bản quán trước để xin đấng linh thiêng phù hộ cho con trẻ thi cử đỗ đạt. Tới các chốn linh thiêng, hành lễ bắt đầu là tạ ơn, rồi tiếp tục sám hối, cầu, nguyện và xin thi cử đỗ đạt. Vật phẩm lễ thường là giọt dầu. Cầu xin cho sĩ tử gặp nhiều may mắn và đỗ đạt… Sau đó nguyện sẽ chú tâm học hành cho tốt…

Các nhà tâm linh đều khuyên rằng, sau khi đã tới chốn tâm linh cầu nguyện, không nên về thẳng hoặc chờ đỗ đạt, hoặc có cơ hội mới quay lại tạ lễ. Mà đỗ đạt hay không người đi lễ cũng nên quay lại để lễ tạ. Lễ tạ cũng thường là giọt dầu như lễ xin.

Cô Phương Lâm, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội cho rằng, dù thi đỗ hay trượt, các sĩ tử cũng nên biết là việc thi cử còn nhờ hồng phúc tổ tiên, chứ không phải cứ cầu cúng là đều đỗ đạt. Thi cử đỗ đạt hay không chính là nhờ bản thân nỗ lực học tập và thực lực của các sĩ tử.

Xem thêm: Cấu Tạo Và Chức Năng Của Gân Là Gì ? Vị Trí Thường Gặp Cấu Tạo Và Công Dụng

Cầu học hành đỗ đạt ở đâu

Tới đền Ngọc Sơn cầu thi cử đỗ đạt

Đền Quán Thi – Sĩ tử đến xin đều thi đỗ?

Ngôi đền Quán Thi (thôn Dương Tử, xã Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Nội) từ bao đời nay là nơi mà mỗi kỳ thi, các sĩ tử trong vùng đến để cầu xin đỗ đạt.

Không chỉ có những tích truyện về học hành, ngôi đền nhỏ bé này còn có nhiều chuyện kỳ bí xảy ra, khiến người dân nơi đây lúc nào cũng tôn sùng, thành kính.

Chuyện kể rằng:

Khoảng thế kỷ XVIII – XIX, có 10 chàng trai đi thi qua đây, trời nắng quá họ mới ngồi nghỉ chân. Thấy ngôi đền cổ kính các sĩ tử bàn bạc vào đền lễ cầu may cho được đỗ đạt. Một người trong số họ lên tiếng: “Thi đỗ hay không là do sự học hành của mình quyết định, chứ ai đời đi cầu xin thần linh cho thi đỗ bao giờ. Tôi không tin vào thần thánh, ai lễ thì lễ, tôi đứng ngoài”. Những người còn lại thấy bạn mình nói cũng có lý, nhưng cũng tự nhủ, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, phần cũng lo lắng sợ thần linh quở mắng nên lễ lạt rất thành tâm.

Xong xuôi, cả đám nho sinh lên đường về kinh dự thi. Kỳ thi năm đó, 9 người vào đình lễ bái thì đều có tên trong bảng vàng mặc dù thứ hạng khác nhau. Riêng cậu nho sinh không vào lễ thì trượt. Sau đợt ấy, 9 người làm quan ở nhiều nơi khác nhau đều quay trở lại quán Giám Đông tạ lễ. Dân làng biết được chuyện đó nên chuyển tên gọi thành đền Quán Thi.

Từ đó trở đi, cứ đến mùa thi cử thì các sĩ tử đều được phụ huynh đưa đến đây để cầu xin thi được đỗ đạt. Năm ngoái, dân làng thôn Tử Dương bàn bạc chung nhau tôn tạo lại đền, theo kiến trúc cũ. Cạnh đền là Trường THCS Cao Thành, Hiệu trưởng Đỗ Hùng Thơ báo cho các bậc bô lão trong làng biết là 100% học sinh của trường đã đỗ cấp 3 kỳ thi vừa rồi.

Cô Dương, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc đi lễ đền chùa cầu may trong các dịp thi cử là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tuy vậy các sĩ tử không nên chỉ trông chờ vào vận may mà nên tự chuẩn bị cho mình kiến thức thật tốt như vậy mới mong đạt được kết quả cao trong các kỳ thi.

Chúc tất cả bạn thí sinh đạt được kết quả thật tốt trong kỳ thi quan trọng sắp tới.