Câu hỏi về tính chất hóa học của kim loại

Câu 1: Các tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng) của các kim loại trong nhóm IA biến đổi có quy luật, trong đó các kim loại nhóm IIA biến đổi không theo quy luật. Để giải thích hiện tượng này có thể dựa vào:

A. điện tích hạt nhân của các nguyên tử.

B. cấu trúc mạng tinh thể.

C. bán kính ion.

D. độ hoạt động hoá học.

Hiển thị đáp án

Câu 2: Nhỏ từ từ dung dịch chứa a mol NaHCO3 và a mol Na2CO3 vào dung dịch HCl thu được V lít khí (đktc). Khi cho dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Quan hệ giữa a với m, V là:

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Nhỏ từ từ dung dịch NaHCO3 và Na2CO3 vào dung dịch HCl, hai phản ứng xảy ra đồng thời:

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

Câu hỏi về tính chất hóa học của kim loại

Câu 3: Cho các chất sau : Ca(OH)2, KOH, CaCO3, Ca(HCO3)2, KNO3, Mg(OH)2.

Số chất bị nhiệt phân có chất khí trong sản phẩm tạo thành là:

A.5.    B.4.    C. 3.    D. 2.

Hiển thị đáp án

Câu 4: Để bảo quản các kim loại kiềm, có thể thực hiện cách nào sau đây ?

A. Để trong lọ thủy tinh có không khí nhưng đậy nắp kín.

B. Ngâm trong ancol nguyên chất.

C. Để trong lọ thủy tinh có chất hút ẩm và đặt trong bóng tối.

D. Ngâm trong dầu hỏa.

Hiển thị đáp án

Câu 5: Một loại nước cứng tạm thời chứa ion Ca2+. Cô cạn 100 ml dung dịch nước cứng này thu được 156,8 ml CO2 (đktc). Để loại bỏ tính cứng tạm thời của 1 lít nước cứng này cần dùng tối thiếu số ml dung dịch NaOH 0,1M là:

A 140 ml.    B. 700 ml.    C. 70 ml.    D. 1400 ml.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

nCa(HCO3)2 = nCO2 = 7.10-3 mol

Câu hỏi về tính chất hóa học của kim loại

VNaOH = 70 ml

Câu 6: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng thu được 5,6 lít khí. Hai kim loại X, Y có thể là:

A K và Ba    B. K và Ca.     C. Na và Mg.     D. Li và Be. 

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Gọi nguyên tử khối trung bình của hai kim loại là A, tổng số mol là n, hoá trị trung bình là x ( 1 < x < 2)

Từ các phản ứng ta có: An = 7,1 và xn = 0,5

Vậy: 14,2 < A < 28,4

Chỉ có cặp Na và Mg thoả mãn

Câu hỏi về tính chất hóa học của kim loại

Câu 7: Hoà tan 46 gam một hỗn hợp Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước thu được dung dịch C và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết Ba. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4. A và B là:

A. Li và Na.    B. Na và K.    C. K và Rb.    D. Rb và Cs.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Gọi nguyên tử khối trung bình của hai kim loại là X, tổng số mol là a.

Số mol của Ba là b

Ta có : Xa + 137b = 46

Khi tác dụng với nước thu được khí: 0,5a + b = 0,5

Vì 0,18 < b < 0,21

Vậy : 0,58 < a < 0,64 và 17,23 < Xa < 21,34

Suy ra 26,92 < X < 36,79

Vậy hai kim loại là Na và K

Câu 8: Cho X mol hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam muối khan. Nếu cũng cho X mol hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được b gam muối khan. Giá trị của X là :

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu hỏi về tính chất hóa học của kim loại

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước thu được dung dịch X và 2,688 lit khí H2 (đktc) . Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 có tỉ lệ mol tương ứng: 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

A. 13,7      B. 12,78

C. 18,46      D. 14,62

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Ta có: nH2 = 0,12 mol

KL + H2O → OH- (0,24) + 1/2 H2 (0,12 mol)

Gọi nH2SO4 = x ⇒ nHCl = 4x ⇒ nH+ = 6x mol

nH+ = nOH- = 0,24mol

6x = 0,24 ⇒ x = 0,04 mol ⇒ nH2SO4 = 0,04 mol ⇒ nHCl = 4. 0,04 = 0,16 mol

⇒ mmuối = mkim loại + mgốc axit = 8,94 + 0,04. 96 + 0,16. 35,5 = 18,46 gam.

Câu 10: Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn. m là:

A. 4,02      B. 3,42

C. 3,07      D. 3,05

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Ta có pH = 13 ⇒ pOH = 14 – 13 = 1 ⇒ [OH-] = 0,1 M ⇒ nOH- = 0,1. 0,5 = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

Ta có: mbazơ = mkim loại + mOH- = 2,22 + 0,05. 17 = 3,07 g

Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính a?

A. 0,02M      B. 0,04M

C. 0,03M      D. 0,015M

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

nCO2 = 0,07mol; nNaOH = 0,08 mol

⇒ nNa2CO3 = 0,01 mol; nNaHCO3 = 0,06 mol

⇒ nBaCO3 = 0,02 mol < nBaCl2 = 0,04 mol ⇒ nCO32- = nBaCO3 = 0,02 mol

OH- + HCO3- → CO32-

nOH- = nCO32- = 0,02 mol ⇒ a = 0,01/0,25 = 0,04 mol

Câu 12: Hòa tan hỗn hợp Na2CO3, KHCO3, Ba(HCO3)2 (trong đó số mol Na2CO3 và KHCO3 bằng nhau) vào nước lọc thu được dung dịch X và m gam kết tủa Y. Biết X tác dụng vừa đủ 0,16mol NaOH hoặc 0,24mol HCl thì hết khí bay ra. Giá trị m là:

A. 7,88 g      B. 4,925 g

C. 1,97 g      D. 3,94g

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Gọi số mol Na2CO3: x mol, KHCO3: x mol, Ba(HCO3)2: y mol

Nhận thấy dung dịch X tác dụng vừa đủ với 0,16 mol NaOH: HCO3- + OH- → CO32- + H2O

→ nHCO3- = nOH- = x + 2y = 0,16 (1)

Nếu dung dịch X chỉ có HCO3- thì lượng HCl cần dùng tối đa là 0,16 mol < 0,24 mol

→ Trong dung dịch X còn chứa CO32- dư: (x - y) mol

nCO32- dư = x - y = (0,24 - 0,16):2 = 0,04 mol (2)

mBaCO3 = 0,04. 197 = 7,88 gam

Câu 13: Tính khử của các nguyên tử Na, K, Al, Mg được xếp theo thứ tự tăng dần là:

A. K, Na, Mg, Al

B. Al, Mg, Na, K

C. Mg, Al, Na, K

D. Al, Mg, K, Na

Hiển thị đáp án

Câu 14: Cho các cặp dung dịch phản ứng với nhau:

(1) Na2CO3 + H2SO4

(2) NaHCO3 + FeCl3

(3) Na2CO3 + CaCl2

(4) NaHCO3 + Ba(OH)2

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2

(6) Na2S + AlCl3

Các cặp phản ứng có cả kết tủa và khí bay ra là

A. 5, 6

B. 2, 3, 5

C. 1, 3, 6

D. 2, 4, 6

Hiển thị đáp án

Câu 15: Chỉ dùng duy nhất một hóa chất nào dưới đây có thể phân biệt được 4 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: AlCl3; ZnCl2; FeCl2 và NaCl.

A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch Na2CO3

C. Dung dịch AgNO3

D. Nước amoniac

Hiển thị đáp án

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9 Bài 16: Tính chất hóa học chung của kim loại chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 28 trang gồm 53 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa học 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tính chất hóa học chung của kim loại có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học 9.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 28 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 53 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tính chất hóa học chung của kim loại có đáp án – Hóa học lớp 9:

Câu hỏi về tính chất hóa học của kim loại

Tính chất hóa học chung của kim loại

Bài 1: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Xảy ra hiện tượng:

A. Không có dấu hiệu phản ứng.

B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4  nhạt dần.

D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi mà

Lời giải

Nhôm đứng trước đồng trong dãy điện hóa do đó sẽ đẩy đồng ra khỏi muối

2CuSO4 + 2Al → 3Cu↓ + Al2(SO4)3

Đáp án: C

Bài 2: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2

B. NaOH, CuO, Ag, Zn

C. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, SO2

D. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2

Lời giải

Axit H2SO4 loãng phản ứng được với: Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2

Loại A vì Cu không phản ứng

Loại B vì Ag không phản ứng

Loại C vì SO2 không phản ứng

Đáp án: D

Bài 3: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl

A. Fe

B. Fe2O3

C. SO2

D. Mg(OH)2.

Lời giải

SO2 là oxit axit nên không phản ứng được với HCl

Đáp án: C

Bài 4: Axit sunfuric loãng tác dụng được với dãy chất nào sau đây?

A. Zn, CO2, NaOH

B. Zn, Cu, CaO

C. Zn, H2O, SO3

D. Zn, NaOH, Na2O

Lời giải

H2SO4 loãng tác dụng được với oxit bazơ, bazơ, kim loại đứng trước H, muối

A. Loại CO2

B. Loại Cu

C. Loại H2O, SO3

D. Thỏa mãn

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai ?

A. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag

B. Kim loại tác dụng với dung dịch CuSO4 : Fe, Al, Mg

C. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc nguội: Al, Fe         

D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên

Lời giải

Kết luận sai là: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag

Đáp án: A

Bài 6: Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dùng hóa chất nào sau đây là thích hợp nhất?

A.  HCl và HNO3

B. NaOH và HCl

C. HCl và CuCl2

D. H2O và H2SO4

Lời giải

Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dung : NaOH và HCl vì

Câu hỏi về tính chất hóa học của kim loại

Đáp án: B

Bài 7: Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

A. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.

B. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.

C. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

D. Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.

Lời giải

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm: tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

Đáp án: C

Bài 8: Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế

A. Các kim loại  hoạt động mạnh như Ca, Na, Al                

B. Các kim loại hoạt động yếu                                

C. Các kim loại hoạt động trung bình 

D. Các kim loại hoạt động trung bình và yếu

Lời giải

Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế các kim loại hoạt động trung bình

Đáp án: C

Bài 9: Kim loại nhôm bị hòa tan bởi H2SO4 loãng, thu được muối sunfat và khí hiđro. Phản ứng mô tả hiện tượng trên là

A. 2Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2

B. 2Al + H2SO4 → Al2SO4 + H2

C. Al + 3H2SO4 → Al(SO4)3 + H2

D. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Lời giải

Phản ứng đúng là: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Đáp án: D

Bài 10: Ngâm một viên kẽm sạch trong dd CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

A. Không có hiện tượng nào xảy ra.

B. Một phần viên kẽm bị hòa tan, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.

C. Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần viên kẽm bị hòa tan.

D. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài viên kẽm, viên kẽm không bị hòa tan.

Lời giải

Kẽm đứng trước Cu trong dãy điện hóa do đó đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối

Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4

Đáp án: B

Bài giảng Hóa học 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại