Cây thiên điểu sống được bao lâu

Cây thiên điểu (Strelitzia reginae) là cây thân cỏ sống nhiều năm, thuộc chi Thiên điểu họ Chuối rẻ quạt, nguyên sản ở các nước Nam Châu Phi và châu Mỹ nhiệt đới.

Có thể trồng cây thiên điểu để trưng bày ở hội trường, trồng ở các đình chùa, là cây phong cảnh tự nhiên rất hấp dẫn.

Thân cao 1m, rễ mềm, thân lá to hình bầu dục, hình kim hoặc hình trứng, có cuống dài, mọc đối xếp thành 2 hàng. Dáng hoa độc đáo bao màu tím, đài hoa màu vàng da cam, tràng hoa màu lam sẫm, nhụy màu trắng.

Cây thiên điểu là cây chiếu sáng dài, ưa nắng, sợ ánh sáng trực xạ. Yêu cầu ấm áp, ẩm ướt, thoáng gió, tránh ngập nước, không ưa rét, sợ sương muối. Cây thiên điểu có thể mọc trên đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp nhiều mùn, pha cát. Vùng nguyên sản hoa nở vào mùa xuân, vùng khác nở vào mùa hè cho đến tháng 10. Mỗi kỳ nở hoa kéo dài 30-40 ngày, hoa nở đơn độc chỉ 15 ngày. Người ta thường dùng 2 phương pháp gây trồng là gieo hạt và tách cây.
1- Phương pháp gieo hạt

Sau khi thụ phấn bằng nhân tạo, 80-100 ngày sau hạt sẽ chín, cần thu hái và gieo ngay. Việc gieo thường tiến hành vào giữa tháng 2 đến tháng 3. Trước khi gieo cần ngâm hạt vào nước khử trùng 0,1% sau 6-8 giờ. Luống gieo phải là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn. Gieo hạt xong phun nước và đậy tấm polyethylen, giữ nhiệt độ 25-300C độ ẩm không khí 70-80%, sau 15 ngày khi hạt nảy mầm bỏ tấm che và tiến hành chăm sóc.

Cần chú ý độ ẩm đất tránh quá ẩm làm thối rễ. Khi cây con ra 2 lá, đem trồng vào luống với cự ly cây và hàng là 15x15cm. cánh nửa tháng rắc một lớp phân, mùa thu bón phân P.K để tăng sức đề kháng. Sau 2 năm cây cao 50cm, mỗi cây có 8-10 cành, có thể đem trồng vào vườn để sản xuất hoa.

2- Phương pháp tách cây

Mỗi năm cây thiên điểu có thể mọc ra 4 cây con. Do gieo hạt phải mất mấy năm mới cho hoa, nên hiện nay phần nhiều dùng phương pháp tách cây để trồng.

Nói chung thời gian tách cây vào mùa xuân hay thu, cây mới tách càng nhiều rễ càng tốt, khi nhiệt độ ổn định trên 20 o C chọn cây có khoảng 6 lá tiến hành cắt cây, bôi tro hoặc sáp rồi để nơi râm mát 2 giờ sau đem trồng, sau 1 tháng cần tăng cường chăm sóc quản lý, trong năm hoặc năm sau có thể có hoa nở.

3-Tạo luống

Khi làm luống cần cho luống cao 40-50cm, rộng 1,80cm, tạo hình mai rùa, cự ly cây và hàng là 50-60×80- 90cm, có thể để hàng dày.

Tốt nhất đem cây ngâm vào thuốc kích thích ra rễ trong 1 giờ, không nên trồng sâu quá, tránh ảnh hưởng ra rễ, sau khi trồng cần tưới đủ nước, tuần đầu tưới mỗi ngày 1 lần, về sau giảm dần, nhưng không để quá khô. Sau khi trồng cần phải quản lý cây bằng cách tạo đủ ánh sáng, giờ chiếu sáng ngày là 6,5 giờ, tránh nắng. Vì vậy cần chú ý đến điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng và ánh sáng.

4-Khống chế nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng tháng 3-4 và tháng 10 là thích hợp nhất. Mùa hè nhiệt độ cao cây dễ bị khô, phát sinh bệnh, cho nên cần phải che bóng, chú ý thoáng gió; mùa đông cần phải che bằng tấm polyethylen.

Nhiệt độ trong mùa ra hoa là 15-24 0C, nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời kỳ ra hoa. Nhiệt độ 20-24 0C là thích hợp Cho Sự ra hoa, nhiệt độ 18 0C có thể rút ngắn thời kỳ ra hoa 5-7 ngày; nếu nhiệt độ 28 0C có thể ra hoa nhưng hoa rất bé và thời kỳ ra hoa rút ngắn được 2-3 ngày, nhiệt độ 32 0C, hoa nở rất chậm, 35 0C thì không ra hoa nữa.

5-Bón phân

Nhu cầu phân bón của cây thiên điểu ở dạng trung bình phải lấy việc bón lót là chính, trong thời kỳ sinh trưởng cứ 10-15 ngày bón thúc N, P, K 1 lần. Trong kỳ hình thành hoa bón photphat canxi 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.

6-Tỉa cành

Đặc điểm của loại hoa này là 1 lá 1 hoa, nên kịp thời cắt bỏ lá khô, lá bệnh để tập trung nuôi chồi hoa mới, giảm bớt được bệnh hại, tiêu hao ít dinh dưỡng

7-Phòng trừ sâu bệnh

Cây thiên điểu thường bị một số loài sâu như rệp sáp, bọ hung, ngài túi. Có thể dùng biện pháp bắt diệt và phun thuốc. Cần thoát nước tốt để tránh bệnh thối cổ rễ, bệnh gỉ sắt.

8-Khống chế thời kỳ ra hoa

Muốn để cây thiên điểu ra vào mùa xuân, trước mùa xuân 50 ngày đem cây đặt vào nhiệt độ 5-7 0C, cho cây ngủ nghỉ sau đó chuyển cây vào nhiệt độ 18-220C và chiếu sáng 6 giờ mỗi ngày, tăng cường tưới nước phân

Originally posted 2014-04-20 10:32:41.

THÔNG TIN CHI TIẾT

Có một loài hoa mang tên chim thiên đường – tên hoa đã kêu, hình dáng hoa càng lôi cuốn với nhiều màu sắc rất độc đáo, nổi bật. Những cánh hoa khoe sắc lam ánh tím kết hợp cùng tông cam rực rỡ của đài hoa trông tựa chú chim nhỏ đang sải rộng đôi cánh hướng về phía mặt trời. Ai ngắm nhìn hoa lần đầu tiên đều không khỏi ngạc nhiên, thích thú bởi sự kỳ diệu mà thiên nhiên đã mang lại. Hãy cùng Chợ hoa Việt khám phá loài hoa tuyệt đẹp,lạ mắt này bạn nhé!

Hoa thiển điểu hoa lạ mang dáng dấp của một loài chim quý

Hoa thiên điểu hoa bụi trồng thảm dài nhìn như rất đáng yêu

Đặc điểm cây hoa thiên điểu

Cây hoa thiên điểu còn được gọi là loài hoa chim thiên đường có tên khoa học là Strelitzia reginae, thuộc họ chuối rẻ quạt, xuất xứ từ quê hương Châu Mỹ nhiệt đới và miền nam Châu Phi.

Hoa thiên điểu luôn có vẻ độc lạ đặc biệt

Cây hoa thiên điểu thuộc loại cây thân thảo,dạng bụi nhỏ, rễ chùm sống lâu năm, chiều cao khoảng 40-100cm. Lá cây có hình trứng hơi thuôn dài với phiến lá rộng, cuống dài, màu xanh hơi giống dạng lá dong nhưng nhỏ và cứng, dầy hơn. Lá cây xanh quanh năm. Các lá kết thành một dạng hình quạt. Hoa mọc trên cuống dài, phía trên tán lá. Hoa thiên điểu có hình dáng vô cùng ngộ nghĩnh, thu hút bởi bao hoa gần như vuông góc với thân tạo nên hình dáng giống như một chiếc đầu ,mào,mỏ chim. Cách sắp xếp của hoa tạo thành vị trí đậu lý tưởng cho các loài chim hút mật, thụ phấn cho hoa. Màu sắc của hoa cũng nổi bật không kém, đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa các màu sắc: các lá đài màu cam tươi tắn rực rỡ, 3 cánh hoa màu lam ánh tía bóng đẹp, nhụy hoa màu trắng, tràng hoa lam sẫm. tuyến mật hình mũi tên được tạo bởi 2 trong số 3 cánh hoa màu đỏ tía pha xanh có bao lớp phấn mỏng rất hài hòa.

Không chỉ đẹp mà hoa thiên điểu còn rất bền, lâu tàn.

Lợi ích và ứng dụng cây hoa thiên điểu

Cây hoa thiên điểu mang ý nghĩa tượng trưng cho sự dũng cảm trong tình yêu. Đôi ta sẽ mãi bên nhau đến tận chân trời giống như loài chim thiên đường tự do bay lượn dù cao xa đến đâu vẫn kiên trì bền bỉ . Chỉ cần đôi ta bên nhau với tấm lòng rộng mở. Vì thế loài hoa ấy được lựa chọn làm món quà ý nghĩa đặc biệt dành tặng một nửa của mình.

Hoa thiên điểu nếu được cắm trong các lẵng hoa, lọ hoa sẽ trở lên cực kỳ đẹp và rực rỡ

Vẻ đẹp mạnh mẽ của bông hoa còn rất thích hợp dành tặng cho phái nam. Nhìn ngắm bông hoa theo góc độ giống đực thì dáng hoa khỏe khoắn, cứng cáp, thẳng thắn, biểu trưng cho chiến thắng, vươn lên. Theo giống cái lại toát lên vẻ đẹp cao sang, quyền quý vpis những đường cong uốn lượn tuyệt vời. Món quà thật ý nghĩa giữa những trái tim đồng điệu.
Hoa thiên điểu mọc trên cành thẳng tắp và rất cứng cáp nên rất được ưa chuộng cắm lọ trong các lục bình lớn mang vẻ đẹp đồ sộ, đầy khí thế nhưng không kém phần lãng mạn thường được trưng ở các hội nghị, hội thảo, hội trường lớn mang đến vẻ đẹp sang trọng.

Hoa thiên điểu còn làm điểm nhấn cực kỳ thu hút ở những lẵng hoa, dù có cắm nhiều loại hoa thì thiên điểu vẫn nổi bật nhất.

Hoa thiên điểu còn làm điểm nhấn cực kỳ thu hút ở những lẵng hoa

Thiên điểu còn được trồng chậu trưng ở hiên nhà, lối ra vào, ban công hay bất kỳ không gian ngoại thất nào bạn muốn nổi bật.

Cây hoa thiên điểu còn được trồng ở sân vườn biệt thự, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, trồng ở đình chùa, công viên, khu vui chơi giải trí… đem đến cảnh quan một nét đẹp mới.
Lá cây cũng rất đẹp thường để kết hợp cắm lẵng hoa, lọ hoa với nhiều loài hoa khác.

Cách trồng chăm sóc cây hoa thiên điểu

Khi trồng chăm sóc cây hoa thiên điểu chúng ta cần lưu ý một số điểm sau: – Ánh sáng: Cây hoa thiên điểu thích ánh sáng khuếch tán, sợ ánh nắng gay gắt

– Nhiệt độ: Cây hoa thiên điểu ưa mát, chịu nóng và lanh kém, sợ sương muối. Thời tiết thích hợp nhất với cây là khoảng tháng 3-4, tháng 10 hàng năm. Mùa đông phải che chắn bằng lưới đen, mùa hè làm rễ cây dễ thối, cần phải che nắng cho cây.

Hoa thiên điểu có nhiều màu sắc, nhưng đặc điểm sống khỏe năng hoa

Mùa ra hoa cần nhiệt độ 17-27oC để kéo dài thời gian ra hoa. Hoa nở đẹp nhất là khoảng 24-28oC, nhiệt độ từ 21oC trở xuống giảm thời gian ra hoa 5-7 ngày. Trên 30oC hoa bé, thời gian ra hoa chỉ còn 2-3 ngày. Trên 35oC thì hoa nở chậm, trên 38oC thì cây ngừng ra hoa. – Độ ẩm: Cây thiên điểu ưa ẩm. – Đất trồng: Thiên điểu thích loại đất tơi xốp, giàu mùn, nhiều dinh dưỡng, pha chút cát, tránh ngập úng – Tưới nước: lượng nước tưới vừa phải khi thấy đất trên mặt chậu se khô, tưới quá nhiều làm cây dễ úng, thối rễ.

– Bón phân: Thiên điểu có nhu cầu dinh dưỡng trung bình, tập trung bón lót. Khi cây đang phát triển bón thúc nửa tháng/lần bằng NPK.

Khi cây đang chớm nụ bón thêm photphat canxi 2-3 lần , cách nhau 10-15 ngày/lần.

– Sâu bệnh thường gặp: Bị úng ngập cây dễ bị gỉ sắt, thối cổ rễ. Ngoài ra còn bị xâm hại bởi ngài túi, bọ hung, rệp sáp trị bằng thủ công hoặc thuốc bảo vệ thực vật.

Nên cắt bỏ lá bệnh, khô héo để nuôi chồi hoa mới, giảm nấm bệnh và tiêu hao ít dinh dưỡng.
Nhân giống bằng cách tách cây con hiệu quả hơn, tuy nhiên mỗi năm cây chỉ mọc được 4 cây con phải nhẹ nhàng tách

tránh ảnh hưởng đến cây mẹ.
Muốn thiên điểu có hoa đúng dịp xuân thì trước đó 50 ngày để chậu cây vào nhiệt độ 5-7oC để cây ngủ nghỉ . Sau đó chuyển cây lên nhiệt độ 18-22, chiếu sáng 6h/ngày, tưới nước phân tăng cường.

Xem thêm hoa khác tương tự: Hoa tuyết liên, cây huyết long

Video liên quan

Chủ đề