Chạy bao lâu thì hết đau bắp chân

Đau bắp chân là một tình trạng khiến bạn cảm thấy bắp chân đau nhức, mệt mỏi và nặng chân. Triệu chứng đau nhức này thường xuất hiện vào cuối ngày, sau khi bạn vận động nặng hoặc lặp đi lặp lại một động tác ở chân.

Những ai thường dễ bị đau bắp chuối chân?

Với đa số những người lớn tuổi, bạn sẽ rất dễ bắt gặp các cơn đau bắp chân, từ đau ê ẩm cho đến nhức nhối, đặc biệt là đau bắp chân khi chạy bộ, vận động nhiều, hay khi nhiệt độ thay đổi,…

Đau bắp chân là hiện tượng đau mỏi rã rời, thấy nặng nề chân khi bước đi, vận động. Bên cạnh đó, các cơn đau thường sẽ chạy dọc từ mông xuống cẳng chân, bắp chân, hoặc phần bắp đùi đến bắp chân. Tuy nhiên, các cơn đau chỉ dừng lại ở đau bắp thịt của chân, không phải cảm giác bị đau trong xương, do đó nhiều người thường chủ quan mà không tìm phương pháp điều trị triệt để.

Những người ít vận động do tính chất công việc (như nhân viên văn phòng, giáo viên,,…), hay thường xuyên làm việc nặng, đi lại nhiều, leo núi, tản bộ thường sẽ có nguy cơ cao hơn.

Ngoài ra, những người thường xuyên quỳ gối, hay phải ngồi lên bắp chuối (như những người tu hành) thường dễ bị đau nhức bắp chuối chân hơn cả.

>>> Bạn có thể quan tâm: 10 cách giúp dân văn phòng ngăn ngừa đau mỏi vai gáy

Đau bắp chân là bị gì?

Đau bắp chân là bị gì? Đau cơ bắp chân còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là:

Chuột rút cơ bắp chân

Cơ bắp chuối bị chuột rút có thể do mất nước và chất điện giải vì đổ mồ hôi nhiều, cơ co giãn kém hoặc yếu cơ. Cơ thể bị mất nước sẽ khiến chất điện giải trong máu mất cân bằng, từ đó làm bạn bị đau bắp chân. Vì thế, bạn nên bổ sung nước cho cơ thể bằng cách chia thành nhiều ngụm nhỏ. Và mặc dù chuột rút thường là tình trạng tạm thời, nhưng chúng có thể gây ra khó chịu và đau đớn rất nhiều. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều, bạn có thể sẽ phải đi tiểu đêm nhiều lần, và khiến thận phải hoạt động liên tục.

Đau bắp chân do căng cơ

Tình trạng này xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ các sợi cơ ở bắp chân bị rách. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách nhưng cơn đau nhức phần bắp thường xuất hiện đột ngột cùng với cảm giác nhạy cảm ở bắp chuối.

Đau cách hồi động mạch

Đây là một tình trạng xảy ra khi các động mạch mang máu đến chân bị thu hẹp hoặc bị chặn lại. Đau nhức bắp chân do tắc động mạch không xảy ra khi bạn nghỉ ngơi mà thường xuất hiện khi bạn đi bộ, do chuyển động này cần đủ lượng máu đến bắp chuối.

Đau cách hồi thần kinh gây đau bắp chân

Khi các dây thần kinh kiểm soát chân bị chèn ép, chúng không thể “giao tiếp” với phần dưới của chân một cách chính xác. Đau cách hồi thần kinh thường xảy ra khi các xương cột sống bị hẹp và chèn ép vào dây thần kinh. Cảm giác đau nhức bắp chân do đau cách hồi thần kinh xảy ra ngay cả lúc nghỉ ngơi.

Viêm gân Achilles

Gân Achilles là một băng nối giữa phần bắp chân với xương gót chân. Bệnh đau nhức có thể xảy ra khi bắp thịt quá chặt, gây áp lực lên gân Achilles. Đau mỏi bắp chân do viêm gân Achilles có thể xảy ra khi bạn mới bắt đầu một chương trình thể thao hoặc tập luyện các bài tập lặp đi lặp lại.

Hội chứng chèn ép khoang

Uống đủ nước, kéo căng cơ, chườm đá, nghỉ ngơi giúp giảm các triệu chứng đau cơ bắp sau khi chạy bộ.

Chạy là một hoạt động thể dục thể thao được ưa chuộng hiện nay, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trên đường chạy nếu không khởi động kỹ, sức khỏe không ổn định, chạy không đúng kỹ thuật rất dễ dẫn đến đau nhức kéo dài, thậm chí chấn thương. Một số trường hợp chạy quá sức, cường độ cao hoặc chạy không đều đặn thường dẫn đến đau nhức cơ bắp. Đau cơ bắp khi chạy bộ gây căng cứng cơ đùi, cơ bắp chân, mệt mỏi và khiến việc di chuyển bị hạn chế.

Để đảm bảo đau nhức cơ bắp không để lại dư chấn hay chuyển nặng, việc sơ cứu và điều trị đúng cách cực kỳ cần thiết. Một số biện pháp khắc phục đau cơ bắp khi chạy bộ gồm:

Nghỉ ngơi

Điều đầu tiên một người bị đau cơ bắp sau khi chạy cần làm là nghỉ ngơi, hãy cho cơ thể được nghỉ ngơi cách thoải mái nhất, không nền gồng sức mình tiếp tục chạy bởi chấn thương sẽ chuyển nặng thêm.

Tuy nhiên nghỉ ngơi không có nghĩa là nằm một chỗ cả ngày. Bạn nên cố gắng vận động nhẹ thông qua các hoạt động phục hồi như dạo bộ, đạp xe nhẹ nhàng, yoga hồi phục... Tránh thực hiện một bài tập cường độ cao khác bằng cách sử dụng các nhóm cơ trong nhiều ngày liền, tránh các cơ chưa hồi phục lại gây thêm tổn thương cho các cơ mô khác.

Uống nước

Người bị đau nhức cơ bắp có thể uống nước trong vòng 10-15 phút sau khi dừng lại. Uống nước tốt cho cơ thể cả khi thời tiết nóng hay lạnh. Khi hoạt động, cơ thể đổ một lượng mồ hôi đáng kể, vì vậy phải cung cấp nước thay thế cho lượng chất lỏng mất đi. Giữ đủ nước là một khía cạnh quan trọng của quá trình phục hồi cơ bắp. Nước giữ cho chất lỏng di chuyển trong hệ thống cơ thể, giúp giảm viêm, loại bỏ các chất cặn bã và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ bắp.

Chạy bao lâu thì hết đau bắp chân

Uống nước có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Freepik

Chườm lạnh

Đây là thao tác cơ bản mà bất kỳ chấn thương kín nào cũng có thể sử dụng. Chườm lạnh hỗ trợ giảm sưng tấy, giảm đau cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh hoặc khăn bọc đá lạnh để chườm, tuỳ vào tình trạng chấn thương để căn thời gian cho phù hợp.

Massage

Thực hiện động tác massage nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể, giảm đau cơ bắp khi chạy bộ. Massage có thể thực hiện bằng tay hoặc sử dụng con lăn tạo bọt, súng massage. Con lăn bọt có thể giúp tăng phạm vi chuyển động và giảm đau nhức cơ bắp, giúp làm tăng tuần hoàn để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và oxy đến vùng bị ảnh hưởng, giúp giảm sưng và giảm đau.

Súng massage là công cụ khá phổ biến khác để thúc đẩy phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện. Nó tạo nên các rung động nhẹ giúp thúc đẩy lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng.

Chạy bao lâu thì hết đau bắp chân

Một bữa ăn sau 30 phút tập luyện tốt cho việc phục hồi cơ bắp tổn thương. Ảnh: Freepik

Ăn sau nửa giờ tập luyện

Theo các chuyên gia, ngoài nhiệm vụ cung cấp cho cơ bắp các chất dinh dưỡng cần thiết để sửa chữa và phát triển trở lại mạnh mẽ hơn, ăn uống còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Người hay vận động cần đảm bảo cung cấp 20-40 gam protein và 20-40 g carbs vào cơ thể trong vòng 30 phút sau một buổi tập cường độ cao hoặc kéo dài. Protein quan trọng đối với các axit amin cần thiết để xây dựng lại cơ bắp, trong khi carbohydrate đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung lượng nhiên liệu dự trữ mà cơ bắp đã sử dụng hết trong quá trình tập luyện.

Bên cạnh bữa ăn sau tập luyện, cần đảm bảo lượng protein hằng ngày. Thêm vào đó cần bổ sung các loại trái cây, rau và các loại đậu. Đây là chìa khóa để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất bổ ích.

Ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể và góp phần vào quá trình phục hồi khi tập thể dịch. Một người nên ngủ khoảng 7 giờ một ngày và nên đi ngủ sớm, thức dậy sớm.

Giãn cơ sau khi chạy

Sau khi kết thúc bài chạy, bạn nên kéo căng cơ thể trong vòng 10-15 phút. Các nhóm cơ chính cần kéo căng gồm mông, bắp chân và hông hoặc bộ phận nào gây khó chịu khi chạy. Mặc dù lợi ích của việc kéo căng cơ không có hiệu quả tức thì nhưng về lâu dài, kéo căng cơ có lợi cho sức khỏe và giảm nguy cơ đau nhức cơ bắp.

Anh Chi (Theo Everyday Health)

Chạy bộ giờ đây đã trở thành một bộ môn thể thao được ưa chuộng. Tuy nhiên khi thực hiện chạy bộ xuất hiện không ít khó khăn cho người tập. Một số lo rằng chạy bộ to chân, số khác lại nghĩ rằng chạy bộ bị đau ống chân... vì vậy nhiều người từ bỏ bộ môn này. Vậy làm sao cải thiện vấn đề chạy bộ bị đau ống đồng?

Chạy bộ đau ống đồng là một biểu hiện thông báo cho biến cơ và khớp đã quá mệt mỏi căng thẳng. Đây là vấn đề phổ biến thường gặp ở người mới tập luyện tuy nhiên lại không phải vấn đề đơn giản. Đa số đối tượng mới bắt đầu lựa chọn các bài tập nặng cường độ vận động cao để thúc đẩy kết quả nhanh chóng. Vì đó mà cơ thể không được nghỉ ngơi hồi sức dẫn đến tình trạng chạy bộ bị đau ống chân.

Ban đầu khi mới tập luyện, cơ thể rất cần thích nghi với tần suất hoạt động cao. Đó cũng là phương pháp nâng cao sức khoẻ sâu bên trong và hạn chế tối đa tai nạn không đáng có trong thể thao. Bạn có thể tăng từ từ cường độ tập luyện rồi cảm nhận khả năng cơ thể hoặc tìm đến tư vấn chuyên gia. Các bác sĩ, chuyên giá thể thao sẽ hỗ trợ giúp đỡ bạn có một chế độ luyện tập phù hợp và an toàn nhất.

Những vấn đề về chạy bộ đau ống đồng có thể cải thiện nếu bạn thay đổi một chút địa hình luyện tập thường ngày. Nơi chúng ta đang sống ngày ngày được sửa sang nâng cấp, những tuyến đường chạy không còn là bãi đất trống cùng bụi cỏ xanh. Do đó, chạy trên đường bê tông cứng là một trong những nguyên nhân khiến bài luyện tập gặp phải không ít khó khăn. Dưới áp lực của bê tông, bạn sẽ gặp phải vấn đề không tích cực lên các cơ, khớp gối và xương.

Nếu bạn đang có ý tưởng cho bài tập chạy đường dài hãy thay đổi địa điểm khác có đường chạy mềm tốt hơn để luyện tập. Khi quá khó để chọn một đường chạy êm ái bạn cũng có thể tời phòng tập hoặc sắm về nhà chiếc máy chạy chuyên dụng. Đây chỉ là một giải pháp không hoàn toàn có thể phủ nhận được việc chạy bộ ngoài trời. Tuy nhiên lựa chọn giữa nhiều tiêu chí thì an toàn của bản thân nên đặt lên trên hết tất cả. Bạn hãy duy trì hoạt động chạy như vậy mỗi tuần 2 -3 lần để tăng sức đàn hồi dẻo dai cho cơ xương khớp.

Chạy bao lâu thì hết đau bắp chân

Địa hình chạy bộ thuận lợi giúp người chạy giảm thiểu nguy cơ đau chân

Vận động quên nghỉ ngơi là sai lầm của những ai khi mới bắt đầu tập luyện. Đặc biệt với chạy bộ, bạn có thể dãn ra tập luyện để một ngày tập ngày hôm sau nghỉ ngơi thả lỏng. Tăng thời gian nghỉ ngơi hợp lý sẽ là biện pháp hạn chế tối đa sự va đập cho cơ, khớp và xương đồng thời cơ thể có thời gian hồi phục thể lực như ban đầu.

Vấn đề này cũng gặp phải ở nhiều vận động viên chuyên nghiệp. Dù cho họ có kinh nghiệm và thể lực vượt trội nhưng vẫn không thể hoạt động liên tục không nghỉ ngơi. Theo các nghiên cứu cho biết bạn nên duy trì chạy bộ từ 1 đến 2 lần mỗi tuần để tăng sức bền cho đôi chân. Từ đó, bạn sẽ không lo gặp phải vấn đề đau nhức hay chấn thương thường xuyên.

Bài tập chạy bộ không dành hầu hết thời gian luyện tập nên bạn có thể kết hợp một số bài tập khác khi nghỉ ngơi. Do cường độ vận động của chạy bộ khá cao cũng đốt không ít calo cho người tập nên bạn có thể cân nhắc tập luyện cùng môn thể thao nhẹ để giảm áp lực lên ống chân. Aerobic sẽ là một sự lựa chọn tuyệt cho bạn. Ngoài ra bạn có thể tập đạp xe, bơi lội, vận động dưới nước hay trượt ván....

Giày tập chạy có vai trò không nhỏ trong hoạt động của bản thân nhưng chúng ta lại dễ dàng bỏ qua nhất. Mang giày sai cách hay lựa chọn giày sai kích cỡ luôn là những vấn đề mà người tập mới bắt đầu dễ mắc phải. Giải quyết cho khó khăn này, các chuyên gia luôn khuyên người tập hãy chú ý lựa chọn sản phẩm tại cửa hàng chuyên về đồ thể thao. Một chiếc giày dành riêng cho người chạy bộ sẽ hạn chế tối đa rủi ro và hỗ trợ bạn chạy được nhiều hơn.

Một vấn đề khác cũng được chuyên gia đề cập tới là dáng chạy, cấu trúc bàn chân và độ mòn trên đôi giày bạn đang sử dụng. Dùng những tiêu chí này đánh giá lựa chọn để có chiếc giày tốt nhất giúp bạn chạy xa hơn. Trung bình bộ bền mỗi chiếc giày sẽ hao mòn trong khoảng 300-600 km chạy. Bạn sử dụng chạy trong khoảng đó chiếc giày đã mòn dần lớp đệm đỡ chống sốc cho khớp và xương. Lúc này có thể thay thế đôi giày mới hay lót thêm đệm vào chiếc giày cũ để cải thiện.

Chạy bao lâu thì hết đau bắp chân

Người chạy có thể lựa chọn giày phù hợp giúp giảm nguy cơ đau chân

Chạy bộ bị đau ống chân có thể xảy ra khi cơ chân quá tải hoạt động. Cảm giác đau sẽ xuất hiện khi các dây chằng và cơ bắp chèn ép lên nhau. Hơn nữa nếu khí huyết lưu thông kém vấn đề này lại càng trở nên nghiêm trọng hơn. Sự liên kết các khối cơ từ mắt cá chân lên đầu gối khá chặt chẽ nên khi áp lực quá sức chịu bạn sẽ đau nhức không thể tiếp tục tập luyện.

Một bài tập tăng khả năng chịu đựng cho ống đồng và rèn luyện sức mạnh cơ bắp sẽ là giải pháp tốt cho trường hợp này. Bạn có thể đứng tại chỗ nâng ngón chân để tăng sức chịu đựng cho ống chân. Bài tập này khá dễ thực hiện không yêu cầu nhiều về thời gian không gian luyện tập nhưng tác dụng lại tích cực với khớp gối và cẳng chân.

Để thực hiện nâng gót chân, bạn đứng thả lỏng sao cho 2 chân rộng bằng hông. Sau đó tay bạn bám vào ghế hay tường để duy trì sự cân bằng cơ thể và tiến hành nhấc ngón chân lên theo nhịp. Cứ thực hiện lặp đi lặp lại bạn sẽ cảm nhận được sự co thắt của cơ bắp vùng cẳng chân. Với cách luyện tập này cơ bắp tại cẳng chân sẽ vận động tối đa và làm quen dần với cường độ mạnh tốt cho chạy bộ.

Trong suốt quá trình luyện tập, mọi chấn thương đều có thể xảy ra dù bạn đã cẩn thận chuẩn bị mọi phương án tốt nhất. Một số sẽ gặp vấn đề ức chế lên cơ bắp khi bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Nhưng nếu chỉ tiếp xúc bằng ngón chân dạ dày bạn sẽ chịu căng thẳng. Do vậy tư thế kỹ thuật chạy luôn được chú trọng để giảm tối đa những chấn thương nguy hiểm đến sức khỏe.

Bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để cải thiện tình trạng khi tiếp xúc bàn chân xuống mặt đất như:

  • Chú ý tư thế chạy: hãy giữ cho tay không vung quá cao để chân cũng không dơ lên cao. Điều này sẽ giảm thiểu áp lực khi chân tiếp xúc đặc biệt không xảy ra tình huống bước sải chân đe dọa đến dãn dây chằng
  • Chạy với chân trần : nếu bạn có thể tìm được một đường chạy lát cỏ lý tưởng hãy thử cởi bỏ đôi giày chạy bằng đôi chân của mình. Cách này chỉ dùng trong quãng đường ngắn để nâng cao sức bền cho đôi chân hoặc khởi động không thể dùng chạy bộ khoảng cách lớn.
  • Luyện tập các động tác: với bài tập chạy sẽ phân ra những động tác về tay, chân... bạn có thể tập riêng từng động tác để hình thành dáng chạy đúng chuẩn.

Có không ít câu hỏi như: chạy bộ có to chân không, chạy bộ nhiều có to chân không? Đây là vấn đề cho những ai đang tiến hành chạy giảm cân dễ gặp phải. Mọi hoạt động giảm mỡ đều có thể khiến tăng cơ đây chính là lý do khiến chạy bộ to chân. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ lựa chọn vì bạn sẽ sở hữu cơ chân săn chắc khỏe mạnh.

Khi luyện tập bạn sẽ kéo căng cơ bắp do vậy sau đó chân cần được mát xa để lưu thông khí huyết và giảm căng thẳng cho cơ. Hành động này sẽ giảm thiểu nỗi lo chạy bộ to chân và tạo cho người tập cảm giác thư giãn dễ chịu không còn đau nhức sau khi nghỉ ngơi hồi sức.

Trên đây là những gợi ý cho bạn về một số cách cải thiện vấn đề chạy bộ bị đau ống chân. Chúc bạn luôn có một bài tập hiệu quả an toàn và sớm đạt được những thành công. Đặc biệt là nâng cao sức khỏe và sự dẻo dai cho bản thân khi luyện tập

Quý khách vui lòng theo dõi website (www.vinmec.com) để có thêm thông tin hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com

XEM THÊM: