Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

Nếu bạn sở hữu một chiếc máy ảnh loại không gương lật hoặc DSLR, bạn sẽ nhận thấy có một vòng xoay để chọn chế độ chụp trên thân máy, bao gồm một vài chế độ chụp ảnh như Hoàn toàn Tự động, Chương trình, Ưu tiên Màn trập, Ưu tiên Khẩu độ và Thủ công. Chế độ Tự động Hoàn toàn là một chức năng tuyệt vời cho những người mới mắt đầu vẫn còn lạ lẫm với máy ảnh không gương lật hay máy DSLR. Một khi bạn đã sẵn sàng sử dụng những chế độ cao cấp hơn của máy ảnh, thử nghiệm đầu tiên mà chúng tôi đề xuất là chế độ Chương trình. Sau khi thực hành nhiều thêm, một người có thể chuyển sang sử dụng chế độ Ưu tiên Màn trập, Ưu tiên Khẩu độ và cuối cùng là chế độ Thủ công. Sự khác nhau giữa chế độ Chương trình - là bước đầu tiên để làm quen cho một người hoàn toàn mới chụp ảnh - và chế độ Thủ công cho phép bạn kiểm soát toàn bộ quá trình sáng tạo bức ảnh của mình là gì?

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

EOS M6, ống kính EF-M15-45mm f/3.5-6.3 IS STM, f/3.5, 17mm, 1/40 giây, ISO100
Một đĩa mì Ý sào tôm chụp ở chế độ Chương trình

Chế Độ Chương Trình, Bước Đầu Kiểm Soát Bức Ảnh Của Bạn

Để hiểu về chế độ Chương trình, trước tiên bạn sẽ phải hiểu được một trong ba thông số trụ cột trong nhiếp ảnh - ISO. ISO là mức độ nhạy sáng của máy ảnh và được điều chỉnh để cho phép lượng ánh sáng nhất định chạm đến cảm biến. Ánh sáng càng rực, bạn sẽ cần mức ISO càng thấp; ngược lại khi môi trường xung quanh trở nên tối hơn, mức ISO tăng lên. Kiểm soát độ nhạy sáng ISO rất quan trọng vì sử dụng mức ISO thấp (ví dụ như ISO100, 200 hay 400) khi có đủ ánh sáng sẽ mang đến cho bạn một bức ảnh sắc nét, rõ ràng và chi tiết, trong khi đó mức ISO cao (như ISO800, 1600 hoặc cao hơn) là cần thiết để bức ảnh của bạn không bị nhòe khi không đủ ánh sáng. Cần nhớ rằng mức ISO càng cao nghĩa là sẽ có càng nhiều hạt hiện trên ảnh của bạn (trong thuật ngữ nhiếp ảnh, chúng ta gọi đây là nhiễu ảnh), vì vậy biết cách điều chỉnh ISO cho hợp lý là cần thiết.

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

EOS M6, ống kính EF-M15-45mm f/3.5-6.3 IS STM, f/4.5, 15mm, 1/6 giây, ISO800
Chụp cảnh ban đêm ở chế độ Chương trình với mức ISO cao hơn

Sau khi đã nắm được khái niệm về độ nhạy sáng ISO, bạn có thể tìm hiểu về chế độ Chương trình, hay có thể gọi là chế độ Ưu tiên ISO. Chế độ Chương trình cho phép bạn điều chỉnh tự do mức ISO của mình, trong khi đó máy ảnh sẽ tự động cố định giá trị khẩu độ và tốc độ màn trập cho bạn. Đây là một tính năng tuyệt vời nếu bạn chưa quen với khái niệm khẩu độ và tốc độ màn trập (hai trụ cột còn lại của nhiếp ảnh). Bằng cách đánh giá thiết lập, bạn có thể xác định lượng ánh sáng mong muốn và điều chỉnh mức ISO theo đó. Cân nhắc điều chỉnh đúng mức ISO có thể giúp bạn có được những tấm hình sắc nét không nhiễu ngay cả khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu.

ดูข้อมูลเพิ่มเติมเกี่ยวกับ ISO ได้ใน Những Điều Cơ Bản Về Máy Ảnh #5: Tốc độ ISO

Chế Độ Thủ Công, Để Bạn Tự Do Kiểm Soát Mọi Thông Số

Một khi đã hiểu được khái niệm về chế độ Chương trình, Ưu tiên Khẩu độ và Ưu tiên Màn trập, chuyển sang chụp ở chế độ Thủ công sẽ không còn khó khăn như bạn nghĩ. Học cách sử dụng chế độ Thủ công là một việc tuyệt vời vì khi đó bạn nắm kiểm soát toàn bộ quy trình sáng tạo ra bức ảnh, điều chỉnh mọi thứ từ ISO, khẩu độ đến tốc độ màn trập. Với chế độ Thủ công, bạn có thể tùy chỉnh khẩu độ để đạt được độ sâu trường ảnh (hậu cảnh mờ) mong muốn cho bức ảnh của mình. Mở rộng khẩu độ mang đến cho bạn hậu cảnh nhòe hơn, còn khẩu độ nhỏ hơn sẽ giữ lại tất cả - từ chủ thể đến hậu cảnh - trong vùng nét.

ดู Tìm hiểu thêm về chế độ Ưu tiên Khẩu độ tại Những Điều Cơ Bản Về Máy Ảnh #16: Ưu tiên khẩu độ AE

Khám phá vẻ đẹp của chế độ Ưu tiên Màn trập tại Những Điều Cơ Bản Về Máy Ảnh #17: Ưu tiên màn trập AE

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

EOS M6, ống kính EF-M15-45mm f/3.5-6.3 IS STM, f/6.3, 45mm, 1/320 giây, ISO100
Kiểm soát độ sâu trường ảnh khi sử dụng chế độ Thủ công trên máy ảnh

Khi muốn chụp những cảnh nhanh, bạn có thể tận dụng chế độ Thủ công để điều chỉnh chính xác tốc độ màn trập và xác định phong cách của bức ảnh. Ví dụ, nếu bạn muốn bắt một chủ thể đang chuyển động (như xe đua, vận động viên, hay chú thú cưng tăng động), bạn có thể chọn tốc độ màn trập nhanh; ngược lại, bạn có thể tạo ra vệt nhòe chuyển động khá đẹp với tốc độ màn trập chậm hơn (hãy nghĩ về những hình ảnh như đường đi của các vì sao, đường đi của ánh sáng hay một thác nước đổ mượt như lụa).

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

EOS M6, ống kính EF-M15-45mm f/3.5-6.3 IS STM, f/29, 23mm, 4 giây, ISO800
Chụp phơi sáng những chiếc xe vụt ngang qua ở chế độ Thủ công

Tìm hiểu kết quả khi thiết đặt đúng tốc độ màn chập để chụp pháo hoa tại Chỉnh Tốc Độ Màn Trập: Cách Chụp Toàn bộ Dải Pháo hoa trong Cùng một Bức ảnh

Chuyển Lên Từng Chế Độ Một

Khi bạn đã đủ thành thạo để bước ra khỏi chế độ Tự động Hoàn toàn, hãy bắt đầu chuyển sang chế độ Chương trình. Khi đã thực hành đủ, bạn sẽ hiểu được chế độ này, nghĩa là bạn có thể chuyển tiếp sang chế độ Ưu tiên Khẩu độ và Ưu tiên Màn trập (chế độ nào trước cũng được). Sau khi đã trang bị đầy đủ kĩ năng và kiến thức máy ảnh cần thiết, chế độ Thủ công sẽ là bước cuối cùng cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn từng tấm hình, và đó là lúc cuộc vui bắt đầu.

Hiểu hơn về chế độ Thủ công trong Những Điều Cơ Bản Về Máy Ảnh #18: Phơi sáng Thủ công

Trên những máy ảnh Canon thường hỗ trợ khá nhiều những chế độ chụp, quay phim khác nhau, nhằm đem đến sự tiện lợi cho người sử dụng. Hôm nay hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu về một số chế độ chụp, quay thường thấy trên máy ảnh Canon nhé!

1Scene Intelligent Auto - Gợi ý cảnh thông minh

Scene Intelligent Auto là chế độ thay thế cho chế độ tự động hoàn toàn (Full Auto) trước đây.

Ngoài việc tự thiết lập các thông số phơi sáng, tốc độ…, máy ảnh còn có thêm chế độ Picture Styles, giúp tự động lựa chọn một cách thông minh các chế độ cảnh có sẵn sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh thực tế.

Chế độ này khác với chế độ SCN ở chỗ máy sẽ thay bạn chọn cảnh một cách tự động, chứ không phải bạn tự thiết lập bằng tay.

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

2Hybrid Auto - Lấy nét lai

Lấy nét lai là cách kết hợp cả hai cơ chế đo tương phản và dò lệch pha để cải thiện tốc độ lấy nét, cũng như chất lượng ảnh chụp. Trong đó:

- Đo tương phản (contrast detection - contrast measurement): Là đo độ tương phản ánh sáng mà bộ cảm biến thu được. Về lý thuyết, cách này chậm hơn lấy nét dò lệch pha và không tự động bám theo chủ thể chuyển động, nhưng lại độ chính xác cao hơn một khi đã lấy được nét.

- Dò lệch pha (phase detection): Hình ảnh rọi vào cảm biến AF (AF sensor) được phân ra làm đôi. Nếu hai hình ảnh này nằm lệch nhau, cảm biến AF sẽ tính toán vị trí các thấu kính dịch chuyển cần thiết để ống kính đưa hai hình ảnh này về đúng vị trí chồng khít lên nhau. Nhờ đó lấy nét được chủ thể. Tuy cho tốc độ nhanh và có khả năng bám theo chủ thể chuyển động, nhưng vẫn chưa chính xác bằng cách đo tương phản.

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

3Creative Assist - Chỉnh sửa sáng tạo

Creative Assist là chế độ chỉnh sửa ảnh đơn giản được tích hợp sẵn trong máy, kèm chức năng làm làm mịn da cho ảnh chân dung.

Phù hợp với những người dùng nghiệp dư, mới đến với nhiếp ảnh, giúp họ tùy chỉnh các thiết lập khác nhau nhằm nhanh chóng đạt được hiệu ứng mong muốn. Ví dụ: nhằm điều chỉnh độ sáng hoặc làm mờ hậu cảnh, người dùng có thể thực hiện chỉ bằng một lần chạm trên menu Creative Assist và lưu lại các thiết lập yêu thích để dùng sau này.

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

4SCN - Chụp theo cảnh vật

SCN là chế độ chụp tự động theo cảnh. Canon đã tối ưu những cài đặt cho chân dung, phong cảnh, thể thao… Khi chụp trong điều kiện tương tự, bạn chỉ cần chọn đúng cài đặt có sẵn trên máy và chụp. Chắc chắn bạn sẽ có ảnh tốt.

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

5Creative Filters - Bộ lọc sáng tạo

Creative Filter cho phép bạn thêm một bộ lọc độc đáo cho những bức ảnh, nâng cao khả năng sáng tạo của mỗi người. Có nhiều hiệu ứng Creative Filter khác nhau tùy vào từng mẫu máy ảnh.

Mỗi loại hiệu ứng Creative Filter có các đặc điểm riêng và hiện nay có khoảng 7 loại:

- Grainy B/W:Ảnh đơn sắc có hiệu ứng hạt, mạnh hơn so với ảnh trắng đen truyền thống, cải thiện độ tương phản.

- Soft focus: Hiệu ứng lấy nét mịn, như thể ảnh được che bởi một lớp màng mỏng.

- Fish-eye effect: Hiệu ứng như thể tâm của ảnh nhô ra (hiệu ứng mắt cá).

- Art bold effect: Hiệu ứng tranh sơn dầu, tăng độ bão hòa, tô dày các đường viền tựa những nét cọ vẽ.

- Water painting effect:Hiệu ứng tranh màu nước, nhấn mạnh đường viền, thích hợp trong ảnh tĩnh vật.

- Toy camera effect: Hiệu ứng màu sắc (đồ chơi), tạo không khí hoài cổ vì giảm độ bão hòa và làm tối bốn góc (tựa như phai màu).

- Miniature effect: Hiệu ứng mô hình thu nhỏ, thay đổi vị trí của điểm lấy nét, khu vực xung quanh điểm lấy nét được làm mờ.

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

6Program AE - Chế độ bán tự động

Program AE là một chế độ bán tự động, trong đó máy ảnh tự động cài đặt khẩu độ và tốc độ cửa trập, cho phép bạn chụp nhanh để nắm bắt những cơ hội chụp ảnh bất ngờ, đồng thời bạn vẫn có thể kiểm soát các thiết lập khác chẳng hạn như cân bằng trắng.

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

7Shutter Priority AE - Cố định màn trập

Chế độ Shutter-priority AE là một chế độ chụp hữu ích khi bạn muốn 'đóng băng' đối tượng chuyển động, hoặc ngược lại, chụp các đối tượng với mục đích lấy hình ảnh nhòe do chuyển động. Bằng cách chọn tốc độ màn trập mà bạn muốn ở chế độ Shutter-priority AE, máy ảnh sẽ tự động cài đặt thiết lập khẩu độ sẽ dẫn đến phơi sáng tối ưu. Phạm vi tốc độ cửa trập mà bạn có thể sử dụng phụ thuộc vào mẫu máy ảnh của bạn.

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

8Aperture Priority AE - Cố định khẩu độ

Trong khi đi dạo hoặc lang thang trên đường chụp ảnh đường phố, bạn sẽ nhắm máy ảnh vào những vật thể khác nhau. Việc phải thay đổi thiết lập máy ảnh mỗi khi bạn chụp sẽ làm cho bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội chụp ảnh.

Chế độ Aperture priority AE ra đời giúp người dùng có thể cố định khẩu độ, cho phép bạn chụp nhiều đối tượng ngay trước mặt cũng như những đối tượng cách xa với hiệu ứng bokeh phù hợp.

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

9Manual Exposure - Phơi sáng thủ công

Nếu bạn muốn kiểm soát cả khẩu độ và tốc độ cửa trập, bạn nên sử dụng chế độ Manual Exposure.

Chế độ này trở nên rất hữu ích đối với những khung cảnh có độ tương phản ánh sáng mạnh (như chụp ngược sáng), hoặc khi bạn muốn cố tình làm cho ảnh trở nên sáng hơn (hoặc tối hơn).

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

10Movie - Chế độ phim

Hiện nay đa số máy ảnh Canon đều hỗ trợ quay phim, tuy nhiên tùy dòng máy mà có những chế độ khác nhau mà trong đó, bạn có thể quay clip dài hoặc clip ngắn, quay time-plase (tua nhanh thời gian),...

Ngoài ra, nhiều máy còn hỗ trợ quay phim 4K và có thể cắt ra bất kỳ khung hình nào trong video đã quay, tiện khi muốn lấy hình ảnh từ video.

Chế độ chụp P trên máy ảnh kts có nghĩa là

Vừa rồi là những chia sẻ về một vài chế độ chụp, quay của máy ảnh Canon, các bạn còn có thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi ở dưới phần bình luận nhé!