Chị đại nghĩa là gì

Câu nói chí mạng của cô sinh viên mới ra trường là bài học cảnh tỉnh cho những ai cậy ma cũ bắt nạt ma mới.

  • Hí hửng thể hiện trước mặt sếp, nàng nhân viên mới không ngờ bị hội chị đại công sở tung kế hiểm dập tơi bời
  • Lời khuyên của "chị đại" công sở: Khi sếp thiên vị nhân viên khác thì đừng bao giờ đối đầu, mà hãy để họ chiến với nhau!
  • Tưởng rằng giờ nghỉ trưa muốn làm gì thì làm, các nàng công sở bị chị đại "sửa nết" không sai chút nào!

Lâu nay, chúng ta vẫn thường quá quen với những câu chuyện kiểu nhân viên lâu năm chèn ép, bắt nạt người mới. Dường như nó đã trở thành "lệ làng", tức bất cứ ai muốn sinh tồn ở chốn công sở cũng đều phải bị vùi dập trong thời gian mới vào. Dù có đắng cay và khổ sở nhưng thật khó để một người chân ướt chân ráo dám đứng lên "bật" lại các chị đại.

Những người làm việc ở công ty lâu, họ tự cho mình cái quyền được chèn ép người khác. Họ nghĩ bản thân họ đã có kinh nghiệm, muốn phát triển được thì phải một mực nghe theo, nếu không sẽ sớm muộn bị trả giá.

Linh Giang tốt nghiệp Đại học Ngoại thương bằng xuất sắc với điểm GPA ở mức khủng, cô còn thành thạo tới 2 ngoại ngữ, hơn nữa kinh nghiệm đi làm thêm cũng chẳng phải dạng vừa. Khi bước chân vào công ty X, Giang nghĩ dù có thế nào mình cũng nên giữ một thái độ trung lập, không quá kiêu căng mà cũng chẳng để một ai phải hạ bệ mình dễ dàng.

Thời gian đầu, sức trẻ và sự nhiệt huyết của Linh Giang đã chứng minh cô là một người giàu tiềm năng và có thể đóng góp nhiều giúp công ty. Trong các buổi họp nhóm, Giang trình bày nhiều ý kiến hay khiến ai cũng thán phục. Riêng chỉ có một nhóm "chị đại" là chẳng ưa mấy. Thâm niên của họ cũng phải trên 5 năm, có người còn 10 năm.

Sau khi Giang trình bày ý kiến, họ thường bày tỏ thái độ miệt thị, dè bỉu bằng những cái bĩu môi. Rồi mỗi khi nói chuyện tụ nhóm, những người này cũng lôi cô bé sinh viên mới tốt nghiệp chân ướt chân ráo kia ra để làm trò cười. Ban đầu thì gán Giang với mác "ngựa non háu đá", sau lại soi mói về ngoại hình. Kiểu như "Con bé này tốt nghiệp "trường hoa hậu" mà nhìn ăn mặc quê mùa nhỉ, lại còn không xinh xắn gì nữa!"

Những lần ấy, Giang biết hết, chẳng qua là cô nghĩ thôi mình cứ tập trung vào công việc, kệ người khác nói gì thì nói, họ đâu có ở hoàn cảnh của mình mà biết. Nhưng trong thâm tâm, Giang đợi một thời cơ để dạy cho mấy người chị xấu tính kia một bài học.

Đến một ngày không chịu được nữa, ấy là khi nhóm chị đại móc mỉa chuyện nghe nói sinh viên Ngoại thương "chảnh" và dễ nhảy việc, rồi có người nói "Thế Giang có giống những người chảnh thế không em? Công ty này lương không cao lắm nên chắc cũng sớm muộn em sẽ rời đi thôi nhỉ?"

Giang chỉ mỉm cười và đáp rất nhẹ nhàng:

"Em không hiểu vì sao từ ngày em vào đây mọi người lại chú ý quan tâm em một cách "đặc biệt" đến như vậy đấy. Lại còn cứ bóc mẽ cái mác Ngoại thương. Em nói thật trên đời này em ghét nhất là những ai không hiểu chuyện nhưng thích phán xét. Giống như ông cha ta có câu "Chó sủa khi gặp khách lạ" là vì thế.

Em cần thêm kinh nghiệm thì em sẽ làm việc. Còn tiền nong có ý nghĩa gì đâu chị, vì công ty bố em là đối tác của công ty mình mà!"

Nghe đến câu "chó sủa khi gặp khách lạ", nhóm chị đại giận sôi mặt. Nhưng sau khi biết hoá ra Giang cũng là "con ông cháu cha" gửi gắm, các bà tám lại chẳng dám ho he. Dù gì cũng là con gái của công ty đối tác, chắc chắn rất tầm cỡ và có thể khiến mấy bà chị bị cho thôi việc.

Câu chuyện này là lời cảnh tỉnh cho những chị đại chốn công sở luôn bóc mẽ và móc mỉa người khác. Bạn dùng kinh nghiệm và cái cớ "ma cũ" để bắt nạt người khác, chưa biết chừng đối phương sẽ còn tung chiêu bài hiểm hóc hơn! Tốt nhất là hãy cứ hoà bình mà sống, đặc biệt khi mình là đàn chị thì càng phải noi gương cho các em học tập. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, đừng nên đánh giá một ai khi bạn chẳng hiểu gì về họ các nàng nhé!

Cám cảnh sinh viên mới ra trường bị chèn ép chốn công sở: Do "luật làng" hay lẽ đời vốn dĩ đã như vậy?

Chi Đại (danh pháp khoa học: Plumeria, đồng nghĩa Himatanthus Willd. ex Roem. & Schult., 1819, nhưng chi này có thể tách riêng ra) là một chi nhỏ chứa 7-8 loài cây có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, vùng Caribe, Đông Nam Á và châu Đại dương.

Plumeria

Đại hoa trắng (Plumeria rubra)

Phân loại khoa họcGiới (regnum)Plantae(không phân hạng)Angiospermae(không phân hạng)Eudicots(không phân hạng)AsteridsBộ (ordo)GentianalesHọ (familia)ApocynaceaePhân họ (subfamilia)RauvolfioideaeTông (tribus)PlumerieaeChi (genus)Plumeria
L.[1]Các loài

Plumeria alba
Plumeria obtusa
Plumeria pudica

Plumeria rubra

Danh pháp đồng nghĩa[2]

  • Plumieria Scop.

Bài này viết về chi thực vật có tên trong tiếng Việt là cây đại hoặc hoa sứ. Đối với nghĩa khác của đại, xem đại. Đối với nghĩa khác của sứ, xem sứ (định hướng).

Các tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là cây đại, bông sứ, hoa sứ, chăm pa. Chi này chủ yếu là cây bụi hay cây gỗ với lá sớm rụng. P. rubra (cây đại thông thường hay đại hoa đỏ), có nguồn gốc México, Trung Mỹ và Venezuela, sinh ra hoa có màu từ vàng tới hồng, phụ thuộc vào giống cây trồng. Chi này cũng có quan hệ họ hàng với trúc đào (Nerium oleander). Cả hai đều chứa nhựa màu trắng sữa rất độc, tương tự như của chi Đại kích (Euphorbia). Tại Mexico, tên gọi trong tiếng Nahuatl (tiếng Aztec) cho các loài này là "cacalloxochitl" có nghĩa là "hoa quạ". Nó được sử dụng cho nhiều mục đích y học, chẳng hạn các loại thuốc mỡ.

Từ Mexico và Trung Mỹ, Plumeria đã lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới, đặc biệt là Hawaii, tại đây chúng mọc nhiều đến nỗi nhiều người tin rằng chúng là các loài cây bản địa ở đây.

Hoa của đại hoa đỏ (P. alba) là quốc hoa của Nicaragua và Lào, tại đây chúng được biết dưới các tên gọi tương ứng là "sacuanjoche" (Nicaragua) và "chăm pa" (Lào).

Chi này, ban đầu được viết là Plumiera, được đặt tên theo họ của nhà thực vật học người Pháp thế kỷ 17 là Charles Plumier, ông đã đi lại trong khu vực Tân thế giới để chứng minh bằng tài liệu cho nhiều loài động và thực vật. Tên gọi trong tiếng Anh "frangipani" có nguồn gốc từ một dòng họ quý tộc thế kỷ 16 tại Ý là dòng họ Frangipani, một gia đình hầu tước đã nghĩ ra một loại nước hoa có mùi hoa đại. Tuy nhiên, phụ thuộc vào các khu vực, nhiều tên gọi phổ biến khác cũng tồn tại: "kembang Kamboja" tại Indonesia, "cây đền miếu" hay "champa" tại Ấn Độ, "kalachuchi" tại Philippines, "araliya" tại Sri Lanka, "chăm pa" tại Lào, "dead man's fingers" tại Úc. Tên gọi tại Australia có lẽ là do các cành mảnh dẻ, không lá, trông như các ngón tay của các loài cây này.

Mỗi loài đại đều có hình dạng lá, cách phát triển cũng như hình dáng là khác biệt. Lá của P. alba hẹp và nhăn, không giống như các loài khác. Lá của P. pudica có hình dáng giống như lá sồi thuôn dài, bóng, màu lục sẫm. P. pudica cũng là một trong những loài hiếm ra hoa quanh năm với lá thường xanh. Loài khác giữ lá và hoa trong mùa đông là P. obtusa; nó có nguồn gốc từ Colombia, nhưng tên gọi của nó lại là đại Singapore.

Hoa đại hay hoa sứ chủ yếu tỏa hương về đêm nhằm lôi kéo các loài bướm nhân sư (họ Sphingidae) thụ phấn cho chúng. Hoa đại không có mật hoa, và đơn giản là bịp bợm những kẻ thụ phấn. Các loài bướm đêm này tình cờ thụ phấn cho cây do chúng chuyển phấn hoa từ hoa này sang hoa khác trong nỗ lực tìm kiếm mật hoa vô vọng của chúng.

Các loài đại rất dễ nhân giống bằng cách lấy các đoạn cành cắt ra từ phía đầu của các cành không có lá về mùa xuân và để khô phần gốc đoạn cắt trước khi cắm chúng vào trong đất. Chúng cũng có thể nhân giống bằng các cành giâm hay bằng hạt cho nảy mầm.

Các loài đại đã thích nghi với thủy thổ và rất phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Trong các câu chuyện dân gian của nhiều quốc gia trong khu vực này, nhiều người cho rằng các cây đại là nơi trú ẩn của ma, quỷ. Mùi hương của hoa đại được gắn liền với một loại ma cà rồng là pontianak trong truyện dân gian Malaysia. Tại Hawaii người ta dùng hoa đại để kết vòng hoa đội trên đầu. Các loài đại cũng gắn liền với đền, chùa, miếu mạo trong cả hai tôn giáo là đạo Hindu và đạo Phật, mặc dù những người theo đạo Hindu không sử dụng các bông hoa này để cúng trong đền miếu của họ.

  •  

    Plumeria alba

  •  

    Plumeria rubra

  •  

    Sứ trổ hoa trắng ở Long Xuyên

  •  

    Sứ trổ hoa đỏ ở Long Xuyên

  •  

    Cây đại trên 700 tuổi tại chùa Hoa Yên (núi Yên Tử, Quảng Ninh)

  •  

    Sứ đỏ

  1. ^ “Genus: Plumeria L.”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 14 tháng 3 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.
  2. ^ “World Checklist of Selected Plant Families”. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2014.

Wikispecies có thông tin sinh học về Chi Đại
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chi Đại.
  • Quần thực vật Brasil: Plumeria
  • Chi Đại Plumeria trên TTDLTVVN

(tiếng Anh)

  • Chi Đại tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
  • Chi Đại 30197 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  • Chi Đại tại Encyclopedia of Life
  • Nathaniel Lord Britton & Percy Wilson, 1925. Scient. Surv. Porto Rico 6: 87.
  • Govaerts, R. & al. 2011. World Checklist of selected plant families. The Board of Trustees of the Royal Botanic Gardens. Published on internet. Truy cập: 2011 Jan 09.
  • Linnaeus, C. 1753. Species Plantarum 1: 209-210..
  • Tropicos.org 2009. Missouri Botanical Garden. Published on internet. Truy cập: 2009 Feb 25.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chi_Đại&oldid=68058289”

Video liên quan

Chủ đề