Chỉ số par index năm 2022 của tỉnh bắc giang xếp thứ bao nhiêu/63 tỉnh, thành phố trên cả nước?

Theo kết quả xếp hạng do Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ công bố, năm 2021, Chỉ số CCHC của TP Cần Thơ (PAR INDEX), giảm 14 bậc so với năm 2020. Tương tự, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) lần lượt giảm 10 bậc và 13 bậc. Ðể cải thiện điểm các chỉ số trên, UBND thành phố vừa tổ chức hội nghị phân tích các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI và triển khai các văn bản chỉ đạo của thành phố về CCHC năm 2022, chỉ rõ nguyên nhân hạn chế, đề xuất giải pháp khắc phục.

Công chức Sở Công Thương TP Cần Thơ hướng dẫn thủ tục hành chính qua mạng cho tổ chức, cá nhân.

Vì sao các chỉ số đều tụt hạng?

Năm 2021, Chỉ số PAR INDEX của thành phố đạt 84,97%, xếp hạng 51/63 tỉnh, thành phố, tăng 1,21% (giảm 14 bậc so năm 2020), xếp thứ 9/13 tỉnh, thành khu vực ÐBSCL, xấp cuối cùng trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ số SIPAS của thành phố đạt 85,54%, xếp hạng 48/63, tăng 1,4% (giảm 10 bậc so với năm 2020). Chỉ số SIPAS có 55 chỉ số thành phần và 22/24 chỉ số nội dung tăng điểm, chỉ 2 chỉ số nội dung giảm điểm là “Cơ quan tiếp nhận và xử lý tích cực các góp ý, phản ánh, kiến nghị” và “Cơ quan có thông báo kịp thời kết quả xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị”. TP Cần Thơ cũng là một trong những địa phương nhận được sự hài lòng của người dân, tổ chức tăng bền vững điểm qua mỗi năm, tính từ khi triển khai thực hiện đánh giá chỉ số này (từ 2017 đến 2021). Tuy nhiên, xét về thứ hạng so với các tỉnh, thành trong cả nước thì Cần Thơ vẫn thuộc nhóm thấp.

Ðối với Chỉ số PAPI, Cần Thơ đạt 41,23 điểm, xếp hạng 42/60 tỉnh, thành phố (giảm 13 bậc so với năm 2020), xếp thứ 8/13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ÐBSCL, xếp hạng 4/5 thành phố trực thuộc Trung ương (thuộc nhóm trung bình thấp). Trong 8 chỉ số thành phần của PAPI, chỉ có duy nhất chỉ số Quản trị môi trường đạt điểm cao hơn so với trung bình của cả nước; 7/8 chỉ số có điểm thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Ở 3 chỉ số trên, dù điểm số có tăng, song thứ hạng đều tụt giảm sâu so với những năm trước. Ðối với Chỉ số PAR INDEX, nguyên nhân tụt giảm là các tiêu chí về số thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ tiếp nhận/trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích yêu cầu phải đạt từ 50% trở lên, trong khi thực tế thành phố chỉ đạt 8,68%. Chỉ số cải cách tài chính công tuy có sự cải thiện những vẫn thuộc nhóm thấp (dưới 80%), nhiều tiêu chí bị trừ điểm như: cơ quan, đơn vị để sai phạm trong tài chính. Kết quả khảo sát ý kiến đại biểu HÐND thành phố, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố về tác động của các nội dung CCHC cũng đạt thấp, giảm so với các năm trước.

Riêng Chỉ số PAPI, có 6/8 chỉ số giảm điểm, trong đó nhiều nhất là Chỉ số công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương. Cần Thơ là 1 trong 4 địa phương có điểm sụt giảm nhiều nhất so với kết quả chỉ số này năm 2020. Cụ thể, trong 4 chỉ số thành phần chỉ có 1 chỉ số tăng điểm nhưng không đáng kể, còn lại 3 chỉ số đều giảm điểm, nhiều nhất là nội dung về công khai danh sách hộ nghèo. Ðây là lý do chính dẫn đến điểm tổng của Chỉ số công khai, minh bạch việc ra quyết định ở địa phương có mức giảm điểm nhiều nhất trong 8 chỉ số.

Quyết liệt cải cách

Ðể cải thiện các chỉ số liên quan tới công tác CCHC, ông Ðỗ Quý Tiến - Phó Vụ trưởng Vụ CCHC, Bộ Nội vụ - khuyến nghị TP Cần Thơ cần tập trung chỉ đạo rà soát, khắc phục ngay những hạn chế, bất cập đã được chỉ ra qua công tác đánh giá kết quả 3 chỉ số trên và đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; đầu tư trang thiết bị, phần mềm để nâng cao chất lượng giải quyết, luân chuyển hồ sơ trên môi trường điện tử; nâng cấp cổng dịch vụ công, tăng cường triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử và sử dụng các tiện ích trực tuyến để tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức. Ðể kết nối với người dân, thành phố cần triển khai có hiệu quả các kênh cung cấp thông tin; tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, tổ chức về các quy định, chính sách, thủ tục hành chính... Các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng các mô hình cải cách mới, có tính đột phá, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương, thúc đẩy CCHC; thực hiện các nhiệm vụ CCHC gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử và các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố, đề nghị các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện cần quan tâm đặc biệt 3 lĩnh vực then chốt nhất trong CCHC: cải cách thủ tục hành chính, cải cách về con người và phương tiện máy móc (hiện đại hóa nền hành chính). “Thủ tục hành chính làm sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm; cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, có năng lực thực tiễn và có tinh thần trách nhiệm cao; đầu tư máy móc đúng mức, đảm bảo giải quyết được vấn đề nhanh, chính xác và hiệu quả cao. Nếu 3 vấn đề này chúng ta đầu tư đồng bộ, hiệu quả sẽ thúc đẩy các lĩnh vực khác trong công tác CCHC” - ông Nguyễn Ngọc Hè nhấn mạnh. Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện cụ thể, chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền trên tinh thần các chỉ số về CCHC năm 2022 cải thiện điểm số, thứ hạng.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng đề nghị UBND quận, huyện tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cụ thể được nêu tại kế hoạch cải thiện các chỉ số trên và những ý kiến phân tích, đánh giá của chuyên gia tại hội nghị. Ðịnh kỳ hằng quý, 6 tháng, cuối năm báo cáo kết quả thực hiện gửi các sở, ngành chủ trì tổng hợp. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra công vụ, kiểm tra đột xuất tại địa phương, cơ quan, đơn vị trực thuộc; chủ động phối hợp Ủy ban MTTQVN cùng cấp hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc, giám sát, kiểm tra UBND cấp xã trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; giải trình và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố về kết quả khảo sát, đánh giá của 3 Chỉ số: PAR INDEX, SIPAS và PAPI năm 2022 và những năm tiếp theo.

Bài, ảnh: QUỐC THÁI

20:20, 23/08/2022

Vừa qua, cả 3 chỉ số quan trọng của Bắc Kạn là cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chuyển đổi số năm 2021 của tỉnh đều tăng nhiều bậc trong xếp hạng toàn quốc.

Sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành góp phần nâng cao thứ bậc xếp hạng cải cách hành chính của Bắc Kạn năm 2021.

Bắc Kạn từng xếp cuối bảng về chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX của cả nước ở năm 2014. Với đích hướng đến là xây dựng một nền hành chính công minh bạch, liêm chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì dân phục vụ, đến năm 2021, chỉ số này của Bắc Kạn đã xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố và tăng 5 bậc so với năm 2020. Là tỉnh còn khó khăn, việc bố trí nguồn lực thực hiện rất hạn hẹp nên mỗi bước tiến trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính của tỉnh đều rất đáng trân trọng.

Thứ hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là "chiếc gương" phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về kết quả đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác với chính quyền địa phương; cũng là cứ liệu để doanh nghiệp tham khảo lựa chọn quyết định đầu tư. Xét trên bình diện này, Bắc Kạn tăng 11 bậc trên bảng xếp hạng, đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố, cho thấy tinh thần cầu thị của tỉnh trong việc mời gọi, thu hút đầu tư là rất lớn. Trong năm 2021 và đầu năm 2022, Bắc Kạn đã cấp chủ trương đầu tư 27 dự án với tổng mức đầu tư hơn 2.490 tỷ đồng. Những con số này đang góp phần tạo thêm xung lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021 của Bắc Kạn tăng 11 bậc, góp phần tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.

(Ảnh: Hội nghị giới thiệu tiềm năng - lợi thế - cơ hội đầu tư tỉnh Bắc Kạn tổ chức vào cuối tháng 7/2022 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp ngoài tỉnh).

Sau một năm đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện và mạnh mẽ, trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số năm 2021, tỉnh Bắc Kạn tăng 8 bậc (từ vị trí thứ 59 năm 2020 lên vị trí thứ 51). Đặc biệt, xếp hạng về các chỉ số Nhân lực số, Hoạt động kinh tế số đều nằm trong Top 20, Hạ tầng số nằm trong Top 30.

Dù thứ hạng các chỉ số đạt được của Bắc Kạn trong năm 2021 vẫn còn khiêm tốn, nhưng mỗi sự thay đổi đều là tín hiệu lạc quan, cho thấy sự quyết tâm, quyết liệt của tỉnh trong xây dựng chính quyền số, chính quyền hành động vì dân phục vụ. Tinh thần này rất cần được nhân lên trong nhiều lĩnh vực khác.

Gỡ thêm những "nút thắt" trong cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ đem lại sự cộng hưởng khơi mạch sáng tạo trong toàn xã hội, tăng cường niềm tin và khối đoàn kết toàn dân, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.

Với quyết tâm đủ lớn, nỗ lực đủ mạnh, giải pháp phù hợp dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bắc Kạn hoàn toàn có thể thu gặt nhiều hơn những thành công phía trước./.

Xuân Nghiệp

Video liên quan

Chủ đề