Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” của đảng đã xác định tính chất của cách mạng đông dương là gì?

Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc

(ĐCSVN) - Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc.

Trung ương Đảng phân tích sâu sắc toàn diện những thay đổi cơ bản về tình hình quốc tế và trong nước sau chiến tranh. Trung ương Đảng nhận định lực lượng hoà bình mạnh hơn lực lượng chiến tranh; bốn mâu thuẫn lớn trên thế giới vẫn tồn tại và gay go hơn hết là mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam châu Á.

Về tình hình Đông Dương, Chỉ thị vạch rõ những khó khăn trong việc giữ chính quyền. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập đã phải đối phó ngay với ngoại xâm, nội phản và nạn đói đang đe doạ.

Dựa trên những nhận định về tình hình khách quan và chủ quan về tình hình ta, địch, Chỉ thị chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập".

Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong, giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết". Chỉ thị xác định, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là "thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng", đề ra nhiệm vụ cần kíp của nhân dân Đông Dương đối với cách mạng thế giới. Đối với cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ riêng, cần kíp là củng cố chính quyền; chống thực dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản; cải thiện đời sống nhân dân”.

Chỉ thị đã đề ra những nhiệm vụ cho từng mặt công tác như sau:

Về nội chính,xúc tiến việc thành lập Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức.

Về quân sự,động viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, dùng lối đánh du kích với phương pháp bất hợp tác triệt để.

Về ngoại giao,nắm vững nguyên tắc thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực; kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc "bình đẳng, tương trợ"; đối với Tưởng Giới Thạch vẫn chủ trương "Hoa - Việt thân thiện", đối với Pháp, thực hành độc lập về chính trị, nhân nhượng kinh tế.

Về tuyên truyền,kêu gọi đoàn kết chống thực dân Pháp xâm lược phản đối chia rẽ, nhưng chống sự thống nhất vô nguyên tắc với bọn phản quốc chống âm mưu phá hoại và chia rẽ của bọn phản động, Việt gian, chống thực dân Pháp xâm lược (không nói đánh cả Ấn, Anh). Không công kích nhân dân Pháp, chỉ công kích bọn thực dân Pháp xâm lược.

Về kinh tế tài chính,khôi phục sản xuất công nghiệp, cho tư nhân góp vốn kinh doanh các nhà máy, khai mỏ, khuyến khích giới công thương, mở hợp tác xã, mở hội cổ phần; hỗ trợ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp, sửa chữa đê điều, lập quốc gia ngân hàng, lập ngân quỹ toàn quốc và ngân quỹ xứ, tỉnh, phát hành giấy bạc, định lại các ngạch thuế.

Về cứu tế,kêu gọi lòng yêu nước thương nòi, lập quỹ cứu tế, lập kho thóc cứu tế, đẩy mạnh khai hoang tăng gia sản xuất, quyên góp tiếp tế cho dân nghèo...

Về văn hoá,chống nạn mù chữ, cải cách giáo dục theo tinh thần mới, mở đại học và trung học, xây dựng nền văn hoá mới theo ba nguyên tắc: khoa học hoá, dân tộc hoá, đại chúng hoá.

Chỉ thị nhấn mạnh: muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên "Đảng và Mặt trận Việt Minh phải được củng cố và phát triển. Đảng phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật và nửa công khai của Đảng, tuyển thêm đảng viên; giữ vững sinh hoạt của Đảng; thành lập Đảng đoàn trong các cơ quan hành chính và các đoàn thể quần chúng; xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội;

Về Mặt trận Việt Minh thống nhất các tổ chức quần chúng trên toàn quốc; phân biệt ranh giới giữa các Uỷ ban nhân dân và Việt Minh; củng cố quyền lãnh đạo về Đảng trong Mặt trận, thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào chống Pháp xâm lược.

Chỉ thị còn đề ra các biện pháp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về chính quyền, kháng chiến ở Nam Bộ, về chống và đề phòng nạn đói, về tổng tuyển cử...

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc là Cương lĩnh hành động trước mắt của Đảng và nhân dân ta.

--------------

Xem thêm tài liệu tham khảoTẠI ĐÂY

Nguồn: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 3, tr.44-47, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2008.

Chuyên mụcNgày này năm xưasố ra ngày 25-11-2021 cũng đượcBáo Quân đội nhân dân Điện tửthực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcasttại đâyvà video clip trênChuyên trang MediaBáo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 25-11

Sự kiện trong nước

Ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị: "Kháng chiến và kiến quốc". Văn kiện quan trọng này đã xác định cách mạng nước ta vẫn là Cách mạng giải phóng dân tộc, kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.

Bốn nhiệm vụ của nhân dân ta lúc này là: Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống của nhân dân. Nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền. Để củng cố chính quyền cách mạng lúc này, phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là: Quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; ra sức xây dựng chế độ mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc tại Văn phòng Chính phủ. Ảnh tư liệu

Hơn 70 năm đã trôi qua, kể từ ngày Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến và kiến quốc, tuy khoảng thời gian đó chưa phải là dài so với chiều dài lịch sử của đất nước, nhưng những giá trị lịch sử của Chỉ thị năm ấy luôn được Đảng và Nhân dân thế hệ sau gìn giữ, kế thừa và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày hôm nay dân tộc Việt Nam được sống trong tự do, hòa bình độc lập là nhờ có Đảng và Bác Hồ chỉ đường dẫn lối. Các tầng lớp nhân dân luôn hướng về Đảng, luôn tin tưởng vào những chỉ thị, nghị quyết, những quyết sách đúng đắn của Đảng sẽ mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân giao phó.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh. Ảnh: baogialai.com.vn

Ngày 25-11-2005: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được tôn vinh là di sản văn hóa của nhân loại. UNESCO đã công bố Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Sự kiện quốc tế

Ngày 25-11-1956: Fidel Castro cùng 81 chiến sĩ cách mạng từ Mexico đáp tàu Granma vượt biển trở về Tổ quốc, tiếp tục công cuộc kháng chiến chống lại chế độ độc tài Batista.

Ngày 25-11-1992: Liên hợp quốc thông qua các biện pháp bảo vệ tầng Ozon. Tại Hội nghị của Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tổ chức ở Copenhagen (Đan Mạch), đại diện của 93 quốc gia đã nhất trí các biện pháp đẩy nhanh các nỗ lực nhằm loại bỏ việc sản xuất và sử dụng các loại hóa chất ảnh hưởng đến tầng Ozon.

Theo dấu chân Người

Bác Hồ với thanh niên. Ảnh tư liệu

Ngày 25-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện tại Đại hội Thanh niên Cứu quốc toàn xứ, trong đó vạch rõ những nhiệm vụ của thanh niên lúc này và cũng thẳng thắn phê bình: “Trong tổ chức thanh niên vẫn còn giữ một xu hướng chật hẹp, không bao bọc được nhiều giai tầng, không kéo được đại đa số thanh niên... gạt các chị em ra ngoài, tổ chức thanh niên có khác gỡ đi có một chân”. Và Bác đưa ra khẩu hiệu đối với thanh niên là “làm, phải cho thắng, nhất định không cho bại”.

Cùng ngày, Bác tiếp đại diện tổ chức Hướng đạo sinh Việt Nam. Hồi ức của Giáo sư Lê Duy Thước viết: Bác ngồi làm việc ở tầng hai Bắc Bộ phủ... Da mặt xanh xao, Bác vừa bị sốt rét ở Tân Trào về. Bác nhìn ra cửa thấy anh em chúng tôi đang thập thò chờ, Bác đứng dậy bảo anh em đi theo Bác sang phòng bên cạnh. Bác ngồi trên ghế, chìa cánh tay trái gầy gò cho bác sĩ tiêm thuốc rồi hướng về phía anh em chúng tôi Bác nói vắn tắt hoan hô anh em Hướng đạo đến thăm Bác. Anh em về lo giết giặc đói, giết giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm.

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Trong bài viết “Tuyên truyền”, đăng Báo Nhân Dân, số 273, ngày 25-11-1954, với bút danh “C.B”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Mỗi người yêu nước đều phải làm tuyên truyền. Mỗi cử chỉ, mỗi hành động của chúng ta có thể là một công tác tuyên truyền”...

Bác Hồ luôn coi trọng công tác tuyên truyền. Ảnh tư liệu

Tuyên truyền là một bộ phận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền có vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, cũng như công tác xây dựng Đảng; nhằm phổ biến, truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng, các sự kiện thời sự lớn của đất nước và quốc tế, những vấn đề mới đặt ra trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc….

Qua đó, góp phần xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng sống, nhận thức chính trị, niềm tin, tình cảm cách mạng, hướng dẫn hành động, phát huy vai trò làm chủ, tính tích cực, tự giác, sáng tạo, động viên, cổ vũ, khích lệ cán bộ, đảng viên và quần chúng ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ cách mạng. Đồng thời, công tác tuyên truyền còn là công cụ sắc bén trong đấu tranh, phản bác có hiệu quả trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trước tình hình mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước tại thủ đô Hà Nội (5-1968). Ảnh: TTXVN.

Công tác tuyên truyền thuộc trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên giữ vai trò nòng cốt.

Điều quan trọng nhất ở mỗi cán bộ tuyên truyền là phải có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng; luôn nói, viết, làm đúng nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành nghiêm quy chế, quy định về cung cấp thông tin, phát ngôn; tiêu biểu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác thì công tác tuyên truyền mới đạt mục đích, yêu cầu đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” và “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Nhất là trong thời đại 4.0, khi mà vạn vật kết nối internet, thông tin bùng nổ, công tác tuyên truyền và người tuyên truyền có vai trò vô cùng quan trọng.

Cán bộ bộ đội tuyên truyền chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới nhân dân vùng sâu, vùng xa.

Trước tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, giúp ổn định lòng dân, tăng cường công tác phòng, chống dịch, sớm kiểm soát dịch bệnh, ổn định cuộc sống...

Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Bản Máy (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tuyên truyền cho người dân phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Bộ đội Biên phòng

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay, công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cũng còn không ít những hạn chế. Khéo léo vận dụng bài học tuyên truyền của Bác, từ điều kiện thực tế, lựa chọn cách thức phù hợp nhằm đẩy mạnh tuyên truyền việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nói riêng và những nhiệm vụ tuyên truyền nói chung, chắc chắn cán bộ tuyên truyền sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, công tác tuyên truyền được cấp ủy, tổ chức đảng, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, với nhiều cách làm sáng tạo, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin, niềm vinh dự, tự hào về truyền thống “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, về danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ và phát huy cao độ bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, ý thức, trách nhiệm, trí tuệ, tài năng, sức sáng tạo to lớn của cán bộ, chiến sĩ toàn quân, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày25-11-1966.

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 25-11-1966 có đăng tin: “Nhân dịp ngày sinh của Xam-đếc Nô-rô-đôm Xi-ha-núc, Quốc trưởng Vương quốc Căm-pu-chia, Hồ Chủ tịch đã gửi điện mừng. Xam-đếc Nô-rô-đôm Xi-ha-núc đã gửi điện cảm ơn Hồ Chủ tịch.

Nhân dịp Đại hội GANEFO châu Á lần thứ nhất khai mạc tại Nông-pênh (thủ đô Vương quốc Căm-pu-chia), Hồ Chủ tịch đã gửi điện nhiệt liệt chào mừng và chúc Đại hội thành công tốt đẹp”.

NGUYỄN CÚC (tổng hợp)

Video liên quan

Chủ đề