Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn 2022

Theo đó, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (sau đây gọi tắt là Chiến dịch) được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu vào tuần thứ 03 của tháng 9 hằng năm nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường.

Hiện nay, tại Việt Nam, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, cả nước đang tập trung tối đa các nguồn lực vào công tác phòng, chống để đẩy lùi dịch bệnh. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch năm nay phải đảm bảo phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, tập trung tuyên truyền, truyền thông theo hình thức trực tuyến.

Nội dung Công văn nêu rõ: Để tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch được thiết thực, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 5727/BTNTMTTTTMT ngày 17/9/2021, Bộ Giao thông vận tải đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ điều kiện thực tế để triển khai các hoạt động về tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải phát sinh theo đúng quy định.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong việc bảo vệ, giữ gìn, bảo đảm vệ sinh môi trường; phân loại chất thải tại nguồn, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải; từ chối sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích phát triển, sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường; tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 bằng các hình thức phù hợp đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc để hiểu rõ và thực hiện.

Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông, báo chí ngành giao thông vận tải tăng thời lượng đưa tin, bài, phóng sự… về các hoạt động bảo vệ môi trường; đặc biệt chú trọng tuyên truyền các nội dung trọng tâm theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 (thông tin, tài liệu truyền thông tham khảo tại các địa chỉ //monre.gov.vn, //vea.gov.vn, //monremedia.vn).

Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, quản lý, giải pháp, sáng kiến thiết thực, hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.

"Báo cáo kết quả hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Môi trường) trước ngày 10/10/2021 để tổng hợp", Văn bản yêu cầu.


Dự kiến, vào 9h sáng ngày 21/9, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021, theo hình thức trực tuyến.

Buổi lễ được tổ chức tại 6 điểm cầu, trong đó có 1 điểm cầu đặt tại Trung ương và 5 điểm cầu đặt tại các địa phương, gồm: TP.Hà Nội, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam. Tham dự sự kiện có Lãnh đạo Bộ TN&MT, Lãnh đạo Trung ương Đoàn, đại diện các Sở TN&MT, Đoàn Thanh niên các tỉnh, thành phố và các tổ chức quốc tế.

Các đại biểu cùng bàn về việc tổ chức Lễ phát động Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021

Đây là thông tin tại cuộc họp về việc tổ chức Lễ phát động Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021, do Thứ trưởng Bộ TN&MT chủ trì, vào sáng ngày 19/9. Tham dự có đại diện Trung ương Đoàn cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.

Ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Trung tâm Truyền thông TN&MT cho biết, trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, buổi lễ phát động được tổ chức theo hình thức trực tuyến là phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Trước đó, ngày 17/9, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã ký Công văn 5727, gửi các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021. Cùng với đó, những năm qua, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tập hợp được lực lượng lớn đoàn viên, thanh niên tham gia các phong trào bảo vê môi trường. “Vì vậy, sự kết hợp giữa Bộ TN&M và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ tạo nên sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, với nhiều hình thức phong phú để hứng ứng Chiến dịch này” – ông Nguyễn Việt Dũng nhấn mạnh.

Báo cáo về các hoạt động cụ thể của Đoàn Thanh niên, đồng chí Vũ Minh Thảo – Phó Trưởng Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn cho biết, Trung ương Đoàn đã có Công văn chỉ đạo các cấp bộ đoàn ra quân hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2021. Sẽ có các mô hình được triển khai như: đường cây thanh niên, vườn cây sinh kế, chợ hạn chế rác thải nhựa, ngày chủ nhật xanh...Đặc biệt, Trung ương Đoàn sẽ phát động cuộc thi “Dọn sạch sống xanh”, nhằm khích lệ những hành động đẹp vì môi trường sống của thanh niên.

Những năm qua, Đoàn thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường

Hoan nghênh các phong trào của Trung ương Đoàn và các cấp bộ Đoàn tổ chức, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, trọng tâm của Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 là lan tỏa thông điệp: “Vừa bảo vệ môi trường, vừa phòng chống dịch Covid-19”.

Vì vậy, những phong trào như “Dọn sạch sống xanh”, bảo vệ môi trường từ nhà đến khu dân cư, đến các tổ, thôn, ấp, gắn với phòng chống dịch bệnh cần được nhân lên trong cộng đồng.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng ghi nhận, thời gian qua, việc bảo vệ môi trường kết hợp phòng chống dịch đã được các địa phương triển khai tích cực, đặc biệt là trong công tác phân loại – thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải nguy hại phát sinh do dịch Covid-19.

Môi trường xanh, cuộc sống an lành đặt ra yêu cầu phải giữ được mảng xanh môi trường, thông qua việc bảo vệ cảnh quan sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học. Thứ trưởng cũng nhắc đến việc UNESCO vừa công nhận Việt Nam có thêm 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới là Núi Chúa (Ninh Thuận) và Kon Na Kinh (Gia Lai). “Đây là những tín hiệu đáng mừng để Việt Nam nỗ lực hơn trong công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên” – Thứ trưởng bày tỏ.

Bên cạnh việc phát huy các phong trào bảo vệ môi trường, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chia sẻ, xét về chiến lược lâu dài, Việt Nam hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Tinh thần này đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2022. Những quy định mới trong Luật và được cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn thi hành đều phù hợp với ý nghĩa của Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn. “Trên cơ sở đó, Lễ phát động Chiến dịch cũng là dịp để các tổ chức, cá nhân cùng chung tay lan tỏa ý thức tốt, hành động đẹp, thực thi đúng pháp luật để tạo dựng môi trường sống an lành” – Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân lưu ý, việc tổ chức sự kiện phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19, mang tính thiết thực và có sức lan tỏa cao trong toàn xã hội./.

21/09/2021

     Ngày 21/9/2021, tại Hà Nội, Bộ TN&MT phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 tại 10 điểm cầu thuộc 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam. Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngô Văn Cương, đại diện các Sở TN&MT, Đoàn Thanh niên các tỉnh, thành phố và các tổ chức quốc tế.

Giữ môi trường xanh - Đẩy nhanh Covid

     Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đòi hỏi nhân loại phải sớm có những hành động cụ thể, thiết thực, thay đổi cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên, hệ sinh thái. Với chủ đề “Cùng hành động để thay đổi thế giới”, Chiến dịch năm nay được phát động nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, người dân về ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm trong các hoạt động BVMT trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, lan toả, cổ vũ các hoạt động, chiến dịch ra quân trong trạng thái bình thường mới, góp phần BVMT, phát triển bền vững, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại Lễ phát động

    Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, môi trường không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, hiện nay, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang là nguy cơ hiện hữu, thách thức lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thế giới. Nhận thức rõ vấn đề này, Chính phủ Việt Nam luôn xác định, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế trước mắt, mà luôn hướng tới sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, bảo đảm môi trường sống trong lành. Luật BVMT năm 2020 đã được ban hành thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, sức khỏe người dân, thúc đẩy các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Song song với việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT, thời gian qua, đã có nhiều sáng kiến, hoạt động về BVMT hết sức thiết thực, thu hút sự tham gia của mỗi người dân và toàn xã hội được tổ chức như: phong trào Chống rác thải nhựa, Ngày Chủ nhật xanh; Chiến dịch Nói không với ống hút nhựa, sản phẩm nhựa dùng 1 lần; Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh; Mô hình cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp… trở thành điểm sáng, tạo sự lan tỏa lớn trong công tác BVMT.

    Mới đây, ngày 15/9/2021, Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) của Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; qua đó nâng tổng số Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở nước ta lên 11 Khu, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Inđônêxia. Đây là niềm tự hào của hai địa phương Ninh Thuận, Gia Lai nói riêng và của Việt Nam nói chung, đồng thời thể hiện rõ những nỗ lực, cam kết của Việt Nam trong công tác BVMT, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Các đại biểu tham dự Lễ phát động tại 10 điểm cầu

    Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị các cấp, ngành, cơ quan đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng cùng chung tay hành động, triển khai thực hiện các hoạt động như: Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn, nhất là chất thải sinh hoạt, chất thải y tế phát sinh do dịch Covid-19 theo đúng quy định, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, của Bộ Y tế và Bộ TN&MT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cùng với đó, triển khai các giải pháp cụ thể để thực thi hiệu quả các quy định của Luật BVMT năm 2020, nhất là các hoạt động hiệu quả để quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, kiểm soát ô nhiễm không khí, bảo vệ di sản thiên nhiên, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, thân thiện với môi trường trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

    Nhấn mạnh BVMT là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng kêu gọi cộng đồng cùng tham gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm nay bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại rác thải từ hộ gia đình, tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường xung quanh, trồng thêm nhiều cây xanh, nói không với rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy, sử dụng một lần… đến những giải pháp, biện pháp mang tính lâu dài như đầu tư xử lý ô nhiễm, giám sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, bảo tồn đa dạng sinh học…

Phát huy sức trẻ BVMT

Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngô Văn Cương phát biểu tại Lễ phát động

     Cũng tại buổi Lễ, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngô Văn Cương cho biết, hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021, Trung ương Đoàn đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: Phát động Ngày Chủ nhật xanh trên toàn quốc lần thứ 4 năm 2021 vào ngày 19/9, cấp Trung ương tổ chức điểm tại Tây Ninh; Triển khai 3 tuyến đường cây thanh niên cấp Trung ương tại tỉnh Bắc Giang, Thái Bình và TP. Hà Nội; “Vườn cây sinh kế” tại Quảng Nam nhằm xây dựng nếp sống xanh, ổn định phát triển kinh tế, tạo cảnh quan và BVMT, hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động; Phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Bộ TN&MT tổng kết và trao giải Cuộc thi “Thanh niên sáng tạo vì khí hậu”…

    Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ cả nước tham gia BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu, Bí thư  Ngô Văn Cương đề nghị các cấp bộ đoàn tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi về mục đích, ý nghĩa của Chiến dịch thông qua các phương thức khác nhau mang tính sáng tạo, đổi mới; trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội và tuyên truyền trực quan. Đồng thời, tổ chức các hoạt động dọn dẹp, vệ sinh môi trường tại nơi sinh sống, cơ quan, đơn vị nơi công tác, trường học, giảng đường…

Toàn cảnh Lễ phát động

     Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức đã ra mắt MV “Việt Nam hướng về Chiến dịch Trái đất” dự kiến sẽ được phát hành vào cuối tháng 9 trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Youtube… Đồng thời, phát động Chương trình “Dọn sạch - Sống xanh” nhằm nâng cao nhận thức trong đoàn viên, thanh niên về bảo vệ môi trường sống xung quanh mình, thúc đẩy sự sáng tạo và lan tỏa ý nghĩa của Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn trong cộng đồng.

Mai Hương

Video liên quan

Chủ đề