Chiến tranh toàn diện là gì

Kháng chiến toàn diện là kháng chiến về mọi mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá – giáo dục, ngoại giao…

Phải kháng chiến toàn diện vì:

·                    Xuất phát từ thực dân Pháp, chúng đánh ta trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng…. tương quan lực lượng không cân, vì vậy chúng ta cũng phải đánh địch trên tất cả các mặt thì mới tạo nên chiến thắng toàn diện, phát huy mọi sức mạnh tiềm năng của đất nước và buộc chúng phải khuất phục.

·                    Xuất phát từ nhiệm vụ kiến quốc cũng được tiến hành một cách toàn diện vì vậy khi tiến hành kháng chiến chúng ta cũng phải đánh địch toàn diện nhằm phát huy được sức mạnh nội lực của chính mình.

·                    Chống lại âm mưu chiến tranh toàn diện và lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của bọn thực dân Pháp

·                    Kháng chíên toàn diện là điều kiện để thực hiện kháng chiến toàn dân vì sẽ phát huy được sức mạnh toàn dân.

Như vậy, Chúng ta phải xây dựng và sử dụng sức mạnh toàn diện về chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội chống lại cuộc chiến tranh tổng lực của kẻ thù. Để thực hiện mục đích chính trị của cuộc kháng chiến phải đẩy mạnh mặt trận quân sự, nhằm tiêu diệt lực lượng địch, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng nhằm dành lại toàn bộ đất nước.

Chiến tranh toàn diện hay còn gọi là chiến tranh tổng lực. Khác với các cuộc chiến tranh trước đó (Chiến tranh Bảy Năm, Chiến tranh Napoleon, Đại chiến Bắc Âu, v.v...) thì cục diện chiến tranh không còn được quyết định bởi các trận đánh hay chiến dịch mà quy mô của nó được mở rộng ra, cả về phạm vi và tính chất ác liệt. Nó đánh dấu cho một bước phát triển của nghệ thuật chiến tranh.

Đám mây hình nấm được sản xuất bởi ném bom nguyên tử của thành phố Hiroshima suốt trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Vụ ném bom là một hành động của chiến tranh tổng lực.

Chiến tranh được giải quyết bằng hàng loạt các hoạt động quân sự, ngoại giao, tình báo, kinh tế, phạm vi hoạt động quân sự khổng lồ có tầm ảnh hưởng lớn đến cả trong nước lẫn khu vực, các cuộc chiến được tiến hành cả trên bộ, trên biển, và trên không. Hai bên bóp nghẹt nhau về kinh tế và quân sự, đó thật sự là một sự thử thách về tinh thần cho cả hai bên và bên nào có thể đứng vững trước những thử thách đó sẽ là người chiến thắng.

Thay đổi trong chiến tranh tổng lực so với các cuộc chiến tranh khác có thể kể đến như: chiến trường được mở rộng có khi một phòng tuyến có thể dài hàng trăm kilomét, mức độ ác liệt, thương vong cực cao. Bộ binh xuất hiện trong trận đánh với đội hình tản mát không còn thành những khối quân lớn như trước kia, đồng thời xuất hiện các khí tài quân sự mới như xe tăng, máy bay, súng máy,... hỗ trợ cho bộ binh. Làm chiến trường trở nên ác liệt hơn với nhưng trận đánh, hay chiến dịch quy mô lớn không khoan nhượng của 2 bên vào những vị trí then chốt của nhau (các trung tâm quân sự, hay công nghiệp, các thành phố lớn,v.v...) hoặc chỉ đơn giản đập tan hay làm tiêu hao quân đội đối phương, mà mục đích cuối cùng là bẻ gãy tinh thần của đối phương để chiến thắng.

Quan điểm tiến hành chiến tranh toàn diện còn được hiểu là sự kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận. Mặt trận nào cũng có vị trí quan trọng trong mặt trận quân sự, nhưng chiến thắng trên chiến trường vẫn là yếu tố quyết định.

  • Chiến tranh hạn chế
  • Chiến tranh cục bộ

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chiến_tranh_toàn_diện&oldid=65086426”

Câu 1 :  Thứ nhất, kháng chiến toàn dân:

- Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, từ tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích làm nòng cốt.

- Để phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng tổ chức, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái,... cùng tham gia một mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Việt Minh).

- Có lực lượng  toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

* Thứ hai, kháng chiến toàn diện:

- Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại toàn diện.

- Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ngoại giao,... nhằm phát huy khả năng của mỗi người trên từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp.

+ Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

+ Về chính trị: Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh; Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.

+ Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.

Câu 2 :

Nội dung:

– Xác định mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp của CMT8,là đánh đuổi TDP giành độc lập thống nhất cho dân tộc.

– Xác định tính chất của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện. Cuộc kháng chiến chống TDP là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập dân chủ và hòa bình. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất giải phóng dân tộc và dân chủ mới.

+ Kháng chiến toàn dân là huy động toàn dân đánh giăc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay, thực hiện khẩu hiệu: “toàn dân kháng chiên” thực hiện kháng chiến ở khắp nơi thực hiện: “mỗi người dân là một chiến sĩ “, “mỗi đường phố là một pháo đài”, “mỗi khu phố là một trận địa”.

-> Phải kháng chiến toàn dân là vì so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, nếu chỉ dựa vào lực lượng quân đội chủ lực thì sẽ không thể nào thắng nổi giặc. Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thông: “cả nước chung sức, đánh giặc của dân tộc” thể hiện tư tưởng chiến tranh nhân dân trong tư tưởng quân sự của HCM.

+ Kháng chiến toàn diện: là kháng chiến trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội và ngoại giao trong đó chú trọng mặt trận quân sự.

    • Về quân sự thực hiện vũ trang toàn dân, xây dưng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai. Thực hiện chiến tranh du kích, tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, triệt để dùng du kích, vận động chiến, bảo toàn thực lực, từng bước hoàn thiện từ chiến tranh du kích lên thành chiến tranh chính quy.
    • Về văn hóa: xóa bỏ nền văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nên văn hóa mới dân chủ, xã hội chủ nghĩa
    • Về ngoại giao thực hiên thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực của ta tuyên truyền để cho nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân Pháp biết và ủng hộ cuộc kháng chiến của ta.Thực hiện liên hiệp với dân tộc Pháp, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận nền độc lập của ta.
    • Về kinh tế; Thực hiện tiêu thổ kháng chiến, xây dựng nền kinh tế, tự túc, tự cấp tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp quốc phong.
    • Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dưng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, đoàn kết với 2 dân tộc Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới

-> Phải kháng chiến toàn diện vì: TDP dùng mọi thủ đoạn để xâm lược ta, vì vậy muốn kháng chiến thắng lợi phải làm thất bại mọi thủ đoạn của chúng: Để kháng chiến thắng lợi ta phải xây dựng một hậu phương kháng chiến xây dựng, 1 hậu phương vững mạnh về mọi mặt, đồng thời phải tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế.

– Xác định phương châm chiến lược là: trường kì và tự lực cánh sinh.

+ Kháng chiến trường kì: còn gọi là phương châm chiến lược kháng chiến lâu dài , từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường, tiến lên tranh thủ cơ hội giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh.

– > Phải kháng chiến lâu dài vì: so sánh tương quan lực lượng giữa ta và kẻ thù xâm lược rất chênh lệch, nhất là về kinh tế và quân sự không có lợi cho ta, nên khó có thể giành thắng lợi một cách nhanh chóng; Đánh nhanh thắng nhanh luôn là lối đánh sở trường của kẻ đi xâm lược (để phát huy ưu thế về quân sự, khắc phục chỗ yếu của chiến tranh phi nghĩa va tiết kiệm chi phí chiến tranh). Ta đánh lâu dài là để chống lại lối đánh sở trường của chúng mà buộc chúng phải theo cách đánh của ta. HCM nói: Địch dùng lối đánh nhanh thắng nhanh, ta quyết kế trường kì kháng chiến”. Đánh lâu dài nhân dân ta sẽ có thời gian để vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương và vận động quốc tế. Tuy nhiên kháng chiến lâu dài cũng cần biết nắm bắt thời cơ, trên cơ sở thực hiện kháng chiến phương châm kháng chiến lau dài còn phải giành thắng lợi từng bước, làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, tiến lên tranh thủ giành chiến thắng quyết địch kết hợp với giải pháp ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến tranh gây mất mát đau thương cho nhân dân.

– Tự lực cánh sinh: còn gọi là dựa vào sức mình là chính, nhằm phát huy mọi nỗ lực chủ quan, tránh bị động trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài; Hơn nữa trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến(trước 1949) ta nằm trong tình thế bị bao vây cô lập thì càng phải phát huy tinh thần tự lực tự cường. Tuy nhiên tự lực cánh sinh cũng cần phải biết tranh thủ mọi sự giúp đỡ quốc tế, cần phải tuyên truyền vận động quốc tế tranh thủ mọi sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần, làm tăng thêm sức mạnh của cuộc kháng chiến.

=> Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống của cha ông ta, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm quân sự một số nước anh em vào điều kiện Việt Nam.Là đường lối chiến tranh nhân dân. Đường lối kháng chiến là nguồn cổ vũ, dẫn dặt cả dân tộc VN đứng lên kháng chiến, là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta.

Chủ đề