Chính sách ké toán của doanh nghiệp bảo hiểm năm 2024

Kế toán, với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước và quản lý doanh nghiệp (DN), trong đó có DN bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT). Yêu cầu đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực kế toán, trong đó bộ phận quan trọng là chế độ kế toán (CĐKT). Việc nghiên cứu, xây dựng và bổ sung CĐKT Việt Nam là một đòi hỏi hết sức cấp bách đặc biệt là với DN BHPNT. CĐKT hoàn chỉnh và hoà nhập với những thông lệ quốc tế là một bộ phận cấu thành quan trọng để tạo nên khuôn khổ pháp lý trong công tác kế toán. Do đó, ngày 19/12/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 199/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với DN BHPNT, DN chuyên kinh doanh bảo hiểm (BH) sức khỏe và DN tái bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 và sẽ thay thế Quyết định 1296/TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/1996 và Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001.

Là một bộ phận của nền kinh tế, hoạt động BHPNT luôn đóng vai trò tích cực cho việc duy trì sự ổn định và phát triển nền kinh tế – xã hội, nhằm thực hiện chức năng là tấm “lá chắn” kinh tế để khắc phục hậu quả tài chính do thiên tai, tai nạn bất ngờ, cung cấp sự đảm bảo tài chính cho các tổ chức, cá nhân tham gia BH. Hoạt động BHPNT bao gồm 2 loại: BH bắt buộc theo quy định của pháp luật (như BH xe cơ giới, BH tàu thuyền,…) và BH tự nguyện theo nhu cầu của người tham gia BH. Khác với các DN sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh BHPNT có tính đặc thù, doanh thu là phí BH hoặc hoa hồng BH (đối với hoạt động nhượng tái BH); chi phí kinh doanh là chi hoa hồng, chi bồi thường, chi phí khai thác BH. Trong quá trình hoạt động kinh doanh các DN BHPNT phát sinh rất nhiều các khoản thuế như thuế TNCN, thuế Giá trị gia tăng (GTGT) … Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế nhà nước là nghĩa vụ và trách nhiệm của DN và của mỗi công dân, và cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của DN. Do đó, đối với bất cứ một DN nào, đặc biệt là các DN lớn, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước là cách thể hiện văn hóa DN, tạo uy tín đối với xã hội, trên thương trường và cơ hội hợp tác, kinh doanh sẽ ngày càng mở rộng, đồng thời đó cũng là niềm vinh dự khi DN được đóng góp công sức, nguồn lực cho phát triển đất nước.

Vì vậy, để giúp cán bộ thuế và kế toán DN BH có đầy đủ thông tin về kế toán các sắc thuế theo CĐKT hiện hành đối với DN BH, tác giả xin giới thiệu một số nội dung liên quan đến kế toán thuế đối với DN BHPNT như sau: Kế toán thuế GTGT

* Thứ nhất: Kế toán thuế GTGT đầu vào – Khi DN chi trả hoa hồng BH của các dịch vụ kinh doanh bảo hiểm (KDBH) thuộc đối tượng chịu thuế GTGT cho DN môi giới BH trong nước hoặc đại lý BH là tổ chức, căn cứ vào hóa đơn GTGT của DN môi giới BH trong nước hoặc đại lý BH và các chứng từ có liên quan, kế toán phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Nợ TK 624 – Chi phí trực tiếp KDBH (62414) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có) Có các TK 111, 112, 331 – Tổng số thanh toán – Khi DN phát sinh các khoản chi bồi thường cho người được BH của các dịch vụ KDBH thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ hóa đơn GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT và các chứng từ có liên quan, nếu được khấu trừ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 624 – Chi phí KDBH (62411) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 331 – Phải trả cho người bán Có các TK 111,112 – Thanh toán bằng tiền – Khi phát sinh các chi phí liên quan các dịch vụ KDBH thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ hóa đơn GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT và các chứng từ có liên quan, kế toán phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 624 – Chi phí trực tiếp KDBH (62411) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111, 112, 331- Tổng số thanh toán – Khi mua sắm tài sản, trang thiết bị cho đối tượng được BH để đề phòng hạn chế tổn thất liên quan đến các dịch vụ KDBH thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ vào hóa đơn GTGT của nhà cung cấp và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 624 – Chi phí trực tiếp KDBH (62418) (Trường hợp mua tài sản, thiết bị trang bị ngay cho đối tượng được BH) Nợ TK TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Trường hợp nhập kho thiết bị) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111, 112, 331- Tổng số thanh toán – Trường hợp DN BHPNT có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản hoặc mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ sử dụng đồng thời cho hoạt động KDBH thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT hoặc phục vụ cho người lao động làm việc tại DN như nhà nghỉ giữa ca, nhà ở cho người lao động, thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ toàn bộ, ghi: Nợ các TK 211, 213 (Trường hợp mua sắm TSCĐ) Nợ TK 241 – XDCB dở dang (Trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn TSCĐ) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) Có các TK 111, 112, 331- Tổng số thanh toán – Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ dùng đồng thời cho hoạt động kinh doanh dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT: Về nguyên tắc, DN BHPNT phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải hạch toán trực tiếp vào giá trị vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua vào tùy theo từng trường hợp cụ thể. Khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ dùng đồng thời cho hoạt động kinh doanh dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT nhưng DN BHPNT không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 152, 153, 624, 641, 642,… (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 111, 112, 331- Tổng số thanh toán – Cuối kỳ, tính toán và xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT trên tổng doanh thu phát sinh trong kỳ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, kế toán phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ: Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)/ Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ. Đồng thời, kế toán phản ánh số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ghi: Nợ TK 624 – Chi phí trực tiếp kinh doanh BH Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 642 – Chi phí quản lý DN Nợ các TK 242 (Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn phải phân bổ dần vào các kỳ kế toán sau) Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

* Thứ hai: Kế toán thuế GTGT đầu ra – Khi phát sinh doanh thu của các dịch vụ KDBH và các dịch vụ khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ hóa đơn GTGT theo quy định về thuế GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số thuế GTGT đầu ra phải nộp: Nợ các TK 111, 112, 131,… (Tổng số tiền thanh toán) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311). – Khi phát sinh các khoản phải thu ghi giảm chi phí hoạt động KDBH gốc như thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý bồi thường 100%, ghi: Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (1311) Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có). Cuối kỳ, kế toán kết chuyển các khoản thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý bồi thường 100% phát sinh trong kỳ để ghi giảm chi phí kinh doanh, để ghi giảm chi phí kinh doanh BH, ghi: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ /Có TK 624 – Chi phí trực tiếp kinh doanh BH. Thuế TNCN – Khi phát sinh hoa hồng phải trả cho các đại lý BH là cá nhân, trường hợp DN BHPNT trả tiền ngay cho các đại lý BH, ghi: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Có các TK 111, 112 – Thanh toán bằng tiền Có TK 3335- Thuế TNCN. – Trường hợp DN BHPNT chưa trả tiền hoa hồng cho đại lý BH là cá nhân, ghi: Nợ TK 624 – Chi phí KDBH (62414)/ Có TK 331 – Phải trả cho người bán. Khi trả tiền cho đại lý BH, ghi: Nợ TK 331- Phải trả cho người bán Có các TK 111, 112,… Có TK 3335- Thuế TNCN. – Khi phát sinh các khoản chi khen thưởng cho đại lý BH là cá nhân, ghi: Nợ TK 624 – Chi phí KDBH (62417) Có các TK 111,112 – Thanh toán bằng tiền Có TK 3335- Thuế TNCN. Kế toán Thuế nhà thầu – Khi phát sinh trách nhiệm phải chuyển phí nhượng tái BH theo hợp đồng BH đã giao kết, căn cứ vào bản thanh toán về tái BH được xác nhận, kế toán DN nhượng tái BH phản ánh số thuế nhà thầu phải nộp trên số phí chuyển nhượng tái BH, ghi: Nợ TK 533 – Phí nhượng tái BH Có TK 331 – Phải trả cho người bán (3313) (Số tiền phí nhượng tái BH phải chuyển cho DN nhận tái BH) Có TK 3338 – Các loại thuế khác (chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có). – Khi phát sinh số phải trả về hoa hồng BH cho DN môi giới theo hợp đồng đã giao kết giữa DNBH phi nhân thọ với DN môi giới BH nước ngoài thuộc đối tượng không được khấu trừ thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, kế toán phản ánh số thuế nhà thầu phải nộp, ghi: Nợ TK TK 641 – Chi phí bán hàng Có các TK 111, 112, 331- Tài khoản thanh toán Có TK 3338 – Các loại thuế khác (Chi tiết thuế nhà thầu)( nếu có). – Khi phát sinh số phải trả về hoa hồng BH cho DN nhượng tái BH nước ngoài thuộc đối tượng không được khấu trừ thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, kế toán DN nhận tái BH phản ánh số thuế nhà thầu phải nộp, ghi: Nợ TK 624 – Chi phí trực tiếp kinh doanh BH Có các TK 111, 112, 331- Tài khoản thanh toán Có TK 3338 – Các loại thuế khác (Chi tiết thuế nhà thầu) (nếu có). – Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động kinh doanh BH, quản lý DN hoặc hoạt động đầu tư XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ, phải trả người bán, người cung cấp hoặc nhà thầu nước ngoài, kế toán phản ánh số thuế nhà thầu phải nộp, ghi: Nợ TK 241- XDCB dở dang Nợ TK 624 – Chi phí trực tiếp kinh doanh BH Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Nợ TK 642 – Chi phí quản lý DN Có các TK 111, 112, 331- Tài khoản thanh toán Có TK 3338 – Các loại thuế khác (Chi tiết thuế nhà thầu – nếu có).

Trên đây là một số cách hạch toán các trường hợp phát sinh về các sắc thuế trong DN BHPNT theo CĐKT hiện hành. Rất mong rất mong nhận được sự quan tâm, trao đổi của bạn đọc để các DN BHPNT phản ánh đúng và đủ về các sắc thuế phát sinh trong DN./.