Chính sách mới của Mỹ để lại bài học nào cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay

Những bài học lịch sử sau 20 năm đổi mới đất nước

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, trong phần nhìn lại 20 năm đổi mới đã nêu lên một số bài học lớn. Chúng tôi xin giới thiệu đoạn trích.

Cùng với việc kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, chúng ta nhìn lại 20 năm đổi mới.

Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.

Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản.

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong khi khẳng định những thành tựu nói trên, cần thấy rõ, cho đến nay nước ta vẫn trong tình trạng kém phát triển. Kinh tế còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, còn nhiều yếu kém. Lý luận chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa đổi mới với ổn định và phát triển; giữa độc lập tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...

Từ thực tiễn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý. Có thể rút ra một số bài học lớn sau đây:

Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng.

Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. Đổi mới tất cả các mặt của đời sống xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội.

Ba là, đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trò quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luật phát triển, đó là chìa khóa của thành công.

Bốn là, phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Phát huy nội lực, xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển; đồng thời coi trọng huy động các nguồn ngoại lực, thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát huy nội lực mạnh hơn, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững, trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là khâu then chốt, là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội; Nhà nước phải thể chế hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền công dân, quyền con người. Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.

Qua tổng kết lý luận - thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta càng thấy rõ giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), đồng thời cũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp. Sau Đại hội X, Đảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội.

Theo Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, tập 65, tr. 178-180.

  • Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí
  • Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Florida, Hoa Kỳ

31 tháng 12 2020

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một khách hàng thử áo tại một tiệm bán đồ may mặc ở Hội An

Nhân đầu năm mới 2021, bài này thử tổng kết kinh tế Việt Nam từ ngày thống nhất tháng 4/1975 đến cuối năm 2020, nhìn lại những bài học quá khứ qua các giai đoạn chính của Đổi Mới, sự chững lại và các mục tiêu phát triển dài hạn mới công bố cho đến năm 2045.

Thời khó khăn sau thống nhất và Di sản của VNCH

Trước năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã biết sớm theo các qui luật của nền kinh tế thị trường và nhất là nhấn mạnh vai trò khu vực tư nhân. Đây là di sản kinh nghiệm thiết yếu nhất cho quyết định 'Đổi Mới" năm 1986 và cải cách sau này của nước Việt Nam thống nhất.

Kinh tế VN 'tăng trưởng tốt trong 2020'

30/4: VNCH để lại gì cho đất nước hôm nay?

RCEP và Việt Nam trong lúc Mỹ lùi Trung Quốc tiến tới

Việt Nam làm gì với ba hiệp định thương mại lớn một lúc?

Trong thập niên đầu sau thống nhất (1975-1985), ngoài khó khăn chính trị, Việt Nam đã áp dụng chủ nghĩa xã hội chặt chẽ trong địa hạt kinh tế qua hệ thống chính sách "bao cấp", tập trung kiểm soát các phương tiện sản xuất và phân phối. Nền kinh tế bị hoàn toàn tê liệt và dân chúng bị đói kém khó khăn.

Áp lực kinh tế này đã dẫn đến quyết định sống hay chết là "Đổi Mới" vào năm 1986, mà cốt lõi là để cởi trói cho khu vực tư nhân.

Cuộc cải cách đã thừa hưởng di sản đã có của chính sách tự do trồng trọt ở đồng bằng Cửu Long, diện tích trồng đã được phân phối rộng và công bằng ở miền Nam trước đây, và nhất là kiến thức nông gia trong việc canh tác lúa "Thần Nông" đã có sẵn.

Đáng kể hơn là việc có thể đem kỹ thuật và giống lúa này ra đồng bằng sông Hồng ngoài Bắc, khiến mức sản xuất lúa gạo cả nước tăng kỷ lục, đưa VN thành nước xuất cảng gạo thứ ba thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ.

Ngoài ra, sau 1975 nước VN thống nhất thừa hưởng trọn vẹn gia tài dầu khí từ miền Nam, trở thành tài nguyên chủ lực của nền kinh tế VN tới bây giờ... Mặc dù đã đem lại kim ngạch xuất khẩu đáng kể hàng năm cho dân chúng và là nguồn lực phát triển, đáng tiếc là một phần tài nguyên đó cũng bị mất mát do tham nhũng và đầu tư phung phí như các tài liệu điều tra mới đây về đầu tư ở Venezuela chỉ ra. Không cần nhìn đâu xa phức tạp hơn, một phần di sản khác về của cải VNCH chính là dầu khí.

Loay hoay với Kinh tế Thị trường

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bán cá trên một chợ cá ở Khánh Hòa, Nha Trang

Ngoài tự do hóa sản xuất lúa gạo và nông nghiệp nói chung, VN đã áp dụng một loạt các cải cách hướng về nền kinh tế thị trường nhằm "cởi trói" các hoạt động sản xuất và phân phối trước kia bị chi phối bởi quá nhiều luật lệ dưới thời bao cấp.

GDP tính theo đầu người tăng từ khoảng 100 US$ (1986) lên 200$ vào khoảng đầu thập niên 1990, rồi lên 1200$ vào năm 2010 và ước tính khoảng 2800$ cho năm 2020, và VN được xếp vào nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp.

Đổi Mới cũng không tiếp diễn liên tục mà qua các giai đoạn thăng trầm do hoàn cảnh kinh tế thế giới cũng như sự thay đổi lãnh đạo chính trị trong nước. Có thể xếp ra ba thời kỳ rõ nét nhất:

Thời kỳ 1 (1986-2006): Cải cách đậm nét với những tiến bộ rõ rệt như tăng trưởng cao ở mức 6%-7% hàng năm, tăng gia nhanh xuất khẩu, ổn định lạm phát…

Thời kỳ 2 (2007-2016): Đổi Mới bị chững lại, giật lùi do ảnh hưởng của Suy thoái Lớn Thế giới 2008, cộng thêm tác động của các "nhóm lợi ích" tác oai tác quái đi ngược lại cải cách. Đây là thời của những scandal tài chính như Vinashin, Vinalines..., của những tổng công ty thua lỗ nặng nề nhưng được che chở.

Kết quả tai hại là tăng trưởng GDP giảm từ 8,2% năm 2006 xuống còn 6% vào hai năm 2009-2010, trong khi lạm phát tăng vọt từ 6,6% năm 2006 lên mức 20% năm 2008 và 11,7% năm 2010. Thời gian này cho thấy VN vẫn loay hoay trong chọn lựa một mô hình Đổi Mới bền vững, lúc thì thả lỏng vấn đề ổn định vĩ mô lúc thì quay 180 độ trở lại siết chặt sản xuất.

Thời kỳ 3 (2017-2020):Với sự thay đổi lãnh đạo ở cấp điều hành cao nhất và làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đổ vào VN mạnh mẽ, đã giúp đạt mức tăng trưởng GDP cao trở lại khoảng 7% trong ba năm 2017-2019.

Riêng năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, GDP chỉ còn được ước tính tăng độ 2,9% nhưng VN được coi là thuộc vài nước trên thế giới có độ tăng trưởng dương nhờ kiểm soát tốt cơn dịch.

Điểm nổi bật trong thời kỳ này là vai trò của FDI đã làm tăng vọt xuất khẩu cũng như dự phần không nhỏ vào độ tăng trưởng; tuy nhiên cũng làm dấy lên nỗi lo ngại sâu xa về tính bền vững và chất lượng của tăng trưởng khi lao động VN chỉ góp phần gia công rất nhỏ trong giá trị xuất khẩu. Kết quả là tổng sản lượng GDP (gross domestic product) có thể tăng cao nhưng tổng thu nhập GDI nội địa (gross domestic income) lại tăng thấp hay thụt lùi. Đây sẽ là vấn đề nghiêm trọng đặt ra cho Chính phủ VN trong những năm tới.

Nhìn lại Đổi Mới: thành quả và thách thức

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các học sinh tiểu học thăm một bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP. Hồ Chí Minh

Sau ba thập niên Đổi Mới, VN đã thực hiện được nhanh chóng:

  • Cuộc cải cách giá cả, bao gồm: giá hàng hóa, lương bổng, tỷ giá và lãi suất;
  • Ổn định nền kinh tế vĩ mô một cách tương đối;
  • Nỗ lực mở cửa và hội nhập quốc tế;
  • Giảm tỷ lệ nghèo đói.

Thế nhưng, phải nhận thấy các cải cách cơ cấu tương đối chậm chạp hơn, nhất là về hệ thống pháp lý; cải cách hành chính; cải cách hệ thống thuế vụ; tự do hóa thương mại trong nước.

Theo tôi, trì trệ nhất là các cải tổ sau: cổ phần hóa các xí nghiệp quốc doanh; hệ thống ngân hàng quốc doanh và xây dựng và cải tổ cơ cấu (institutional building).

Theo tôi, chúng ta cần thẳng thắn nhấn mạnh hai vấn đề cốt lõi cần cải thiện để có thể hội nhập nhanh chóng và hiệu quả hơn:

  • Đó điều tiết kinh tế vĩ mô vẫn luôn là vấn đề tiên quyết để phát triển ổn định và bền vững. Chính sách này đã phải nhiều lần quay 180 độ từ chống lạm phát sang kích cầu chống suy thoái, rồi sau đó lại chuyển sang chống lạm phát một cách quyết liệt, một phần do ảnh hưởng của kinh tế thế giới.
  • Chính sách đầu tư tiếp tục hướng vào khu vực quốc doanh như bao năm qua, dù là trong thời kỳ Đổi Mới, gây ra nhiều thất thoát, kém hiệu quả, thể hiện qua hệ số ICOR rất cao (số đầu tư quá cao so với sản lượng GDP tạo ra) làm cho nền kinh tế cũng như xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh cần thiết. Các tập đoàn quốc doanh lớn tiếp tục được phân bổ nguồn lực lớn, hưởng nhiều ưu đãi và tín dụng ngân hàng, thay vì dành cho khu vực tư nhân hiệu quả hơn.

Bài học từ quá khứ và nhu cầu cho tư duy mới về phát triển

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Công nhân trong một nhà máy xuất khẩu hoa quả ở Việt Nam

Nhìn vào lịch sử kinh tế của Việt Nam cho thấy hai điểm nổi bật của hai thời kỳ của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trước 1975 và VN sau 1975.

Dưới chế độ VNCH của miền Nam VN trong 2 thập niên ngắn ngủi từ 1955-1975, tuyên truyền xuyên tạc của giới truyền thông khuynh tả trong nước hay ngay ở Hoa Kỳ trong thời chiến tranh cho là VNCH chỉ là chế độ bù nhìn chạy theo chỉ huy của Mỹ một cách thụ động. Nhưng ngược lại, trên thực tế VNCH đã chứng tỏ khả năng lập nước và dựng nước từ ngày lấy lại chủ quyền độc lập từ thực dân Pháp cho miền Nam. Chính phủ VNCH đã tạo được một nền dân chủ pháp trị và áp dụng thành công một chính sách giáo dục nhân bản và khoa học để tạo dựng được nguồn vốn con ngưới (human capital) căn bản để thiết lập và duy trì một nền kinh tế ổn định ngay cả trong điều kiện của một trận chiến tranh khốc liệt.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, trong khoảng thời gian gấp đôi sự tồn tại của VNCH, là 45 năm (1975-2020), Việt Nam thống nhất đã thừa hưởng được nhiều di sản của VNCH và thành công hơn trong việc thay đổi bộ mặt kinh tế của cả nước. Tuy với vấn nạn tham nhũng trầm trọng và sự yếu kém khả năng kỹ trị của giới chức cầm quyền, VN đã thực hiện được hai thập niên với độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5%-6% nhờ vào sự thông minh chăm chỉ của đại đa số dân chúng, nói rõ hơn là mồ hôi và nước mắt của họ.

Nhiều quan sát viên còn nhận xét rằng nếu có nền dân chủ pháp trị, bỏ bớt hệ thống luật lệ kiểu xã hội chủ nghĩa trói chặt khu vực tư nhân, và biết áp dụng nguồn vốn con người (human capital) như ngay dưới thời VNCH chứ không cần nhìn đâu xa, nước Việt Nam ngày nay đã có thể tăng trưởng 10%-12% hàng năm từ vài thập niên qua trong các điều kiện hòa bình và thống nhất thuận lợi hơn xa VNCH ngày xưa. Và có thể dễ dàng thoát bẫy thu nhập trung bình loại thấp trong dài hạn.

Tựu chung, Việt Nam đã lỡ hẹn với chính mình khi đặt mục tiêu cách đây 25-30 năm là sẽ trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa vào năm 2020. Nay năm đó đã vừa qua và mục tiêu còn quá xa vời, nên Chính phủ lại đặt mốc thời gian mới là năm 2045 tức là 25 năm nữa, với chiến lược tăng trưởng tiếp tục dựa trên FDI và phát triển công nghệ cao.

Như TS Trần Văn Thọ đã đề cập, kinh tế VN tuy đã có được "tăng trưởng" với độ tăng GDP cao như trong ba năm 2017-19 hay vài năm trước 2008, nhưng vẫn chưa được gọi là "phát triển" theo đúng nghĩa, do thiếu tính bền vững và thiếu chất lượng cao.

Vì các vấn đề "thắt nút cổ chai" căn bản, như hạ tầng cơ sở chưa phát triển đúng mức để thu hút FDI chất lượng, hay môi trường xấu đang trên đà hủy hoại nghiêm trọng, hay nền giáo dục ngày càng xuống dốc cần thay đổi để đón công nghệ cao và tạo sức cạnh tranh cần thiết cho xuất khẩu và nền kinh tế.

Cần cần chấp nhận ngay thể chế dân chủ pháp trị để tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế thị trường và sự phát triển nhanh chóng của khu vực tư nhân. Phải thật sự tăng cường vai trò chủ động của khu vực này thay vì tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu sản xuất và phân bổ tài nguyên qua khu vực nhà nước và các xí nghiệp quốc doanh.

Kết luận chính là mô hình tăng trưởng từ 30 năm qua, dựa trên khuyến khích xuất khẩu và đầu tư cao với FDI và đầu tư nhà nước, cần được tái cấu trúc với một chiến lược mới và một mô hình phát triển hài hòa hơn nhắm cả vào thị trường nội địa: thí dụ hài hòa hơn giữa xuất khẩu (cần thiết để có phương tiện trả nợ) và thị trường trong nước, và giữa FDI với đầu tư của tư nhân trong nước…

Để nhắm vào phát triển "nội lực", sự phát triển của khu vực tư nhân nói trên sẽ giúp cải thiện hệ thống lương bổng, nhất là mức lương tối thiểu, để tăng mãi lực tiêu thụ trong nước; đây là đề tài đã được bàn cãi nhiều nhưng chưa có giải pháp cụ thể trừ phi có sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư nhân.

̣Đại dịch Covid-19 của năm 2020 đang chặn đứng các nguồn thu quan trọng của du lịch nước ngoài, gây ra thất nghiệp là vấn nạn khẩn cấp, cũng là nhắc nhở đúng lúc cho vai trò của nội lực trong công cuộc phát triển ở thập niên tới, trước khi theo đuổi mục tiêu dài hạn cho năm 2045.

Bài thể hiện quan điểm riêng của Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí từ Florida, Hoa Kỳ.

30/4: VNCH để lại gì cho đất nước hôm nay?

'Cả đời tôi chỉ mong Việt Nam hãy tỉnh ngủ'

Phạm Kim Ngọc: 'Một con người và kinh tế gia can đảm'

Video liên quan

Chủ đề