Cho vay lãi suất bao nhiêu thì phải đi tù năm 2024

Tôi đang có một khoản tiền tiết kiệm do con trai ở nước ngoài gửi về. Vừa rồi, cháu họ tôi nói cần tiền mua đất 'lướt sóng' kiếm lời nên hỏi tôi vay tiền và trả lãi cao.

Cho vay lãi suất bao nhiêu thì phải đi tù năm 2024

Cho cháu vay tiền để 'lướt sóng' bất động sản, lãi suất bao nhiêu thì không vi phạm? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Vậy tôi có thể cho vay với lãi suất bao nhiêu thì không vi phạm pháp luật?

Một bạn đọc gửi câu hỏi đến Tuổi Trẻ Online.

- Luật sư TRẦN HẬU (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng) trả lời:

Cho vay lãi suất bao nhiêu thì phải đi tù năm 2024

Luật sư Trần Hậu

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Về lãi suất cho vay giữa cá nhân với cá nhân, điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định lãi suất này sẽ do thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Tùy mức lãi suất vượt quá cùng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà hành vi cho vay nặng lãi có thể bị xử lý theo các chế tài khác nhau.

Trường hợp có hành vi kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỉ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng theo khoản 4, điều 12, nghị định 144.

Cùng với đó, hành vi cho vay lãi nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 201, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể:

Điều 201 - tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Cho vay lãi suất bao nhiêu thì phải đi tù năm 2024

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Nghị quyết 01/2021 hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự và xét xử các vụ án về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, có hiệu lực từ 24/12.

Điều 201 quy định, người nào cho vay với lãi suất gấp 5 lần lãi suất cao nhất trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trước Nghị quyết 01, chưa có quy định thế nào là thu lợi bất chính và không có hướng dẫn phải sung công hay trả về đương sự số tiền gốc cũng như tiền lời bất chính. Năm 2019, TAND Tối cao ra Công văn 212 hướng dẫn những vướng mắc trên nhưng chưa nói cụ thể trường hợp nào bị xử lý hình sự vì cho vay nặng lãi. Nghị quyết 01/2021 quy định cụ thể những vấn đề trên.

Theo Nghị quyết 01, luật dân sự quy định lãi suất vay không quá 20%/năm (1,67%/tháng) nên ai cho vay quá 5 lần lãi suất này bị xác định là cho vay nặng lãi. Tiền thu lời bất chính là khoản lãi vượt quá mức 20% này.

Người cho vay nặng lãi nhiều lần, mỗi lần dù thu lời bất chính ít hơn hay từ 30 triệu đồng trở lên đều sẽ bị phạt mức án tương ứng tổng số tiền lời bất chính trong những lần cho vay. Họ có thể bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng "phạm tội 2 lần trở lên".

Người cho vay nặng lãi nhằm thu lời bất chính trên 30 triệu đồng nhưng vì lý do khách quan vẫn chưa thu được số tiền này cũng bị xử lý hình sự. Khung hình phạt cho họ ứng với số lợi bất chính họ mong muốn có được. Khi tuyên phạt, tòa án sẽ áp dụng quy định về "phạm tội chưa đạt".

Nếu người cho vay nặng lãi có hành vi khác để đòi nợ như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây thương tích cho con nợ... sẽ bị xử lý theo các tội danh tương ứng gồm cướp tài sản, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản...

Cũng theo Nghị quyết 01, người vay nặng lãi sẽ được tòa án triệu tập với tư cách "người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan", không phải bị hại. Họ chỉ được trả lại phần tiền người cho vay đã thu lợi bất chính; các khoản khác gồm tiền gốc và lãi cao nhất theo luật (bằng 20%/năm) được sung công.

Năm 2019, Chính phủ ra Chỉ thị số 12 về tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm liên quan "tín dụng đen". Từ năm 2020, công an cả nước phát hiện hơn 10.000 cơ sở cầm đồ, kinh doanh tài chính hoặc các cá nhân có biểu hiện cho vay lãi xuất cao.

Trong năm 2021, công an các địa phương tiếp nhận, phát hiện hơn 1.000 vụ việc với khoảng 1.700 người liên quan hoạt động tín dụng đen và đã khởi tố 554 vụ với 990 bị can, xử phạt hành chính 375 vụ.

Lãi suất cho vay nặng lãi là bao nhiêu?

Theo đó, lãi suất tối đa được quy định tại Khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 là không được vượt quá mức lãi suất cho phép là 20%/ năm, tức 1.66% / tháng. Trong trường hợp cho vay với mức lãi suất gấp 05 lần mức này trở lên thì được gọi là cho vay nặng lãi.

Lãi suất cho vay không được qua bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay như sau: - Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Lãi suất cho vay cao nhất là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay như sau: - Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Cho vay nặng lãi bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố?

Lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33% (mức lãi suất bạn áp dụng cho vay là 4%/tháng). Như vậy, khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì cầu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự.