Cho x là số nguyên hay so sánh với 0

So sánh số nguyên, giá trị tuyệt đối

1. So sánh hai số nguyên

Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a bé hơn số nguyên b. Như vậy:
– Mọi số dương đều lớn hơn số 0;
– Mọi số âm đều bé hơn số 0 và mọi số nguyên bé hơn 0 đều là số âm;
– Mỗi số âm đều bé hơn mọi số dương.
Lưu ý: Số nguyên b được gọi là số liền sau số nguyên a nếu a < b và không có số nguyên nào nằm giữa a và b. Khi đó ta cũng nói số nguyên a là số liền trước của b.

2. Giá trị tuyệt đối

Trên trục số, khoảng cách từ điểm a đến điểm gốc O được gọi là giá trị tuyệt đối của số a. Giá trị tuyệt đối của số a được kí hiệu là |a| (đọc là giá trị tuyệt đối của a). Như vậy:
– Giá trị tuyết đối của số 0 là 0.
– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.
– Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó.
– Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.
– Trong hai số nguyên âm, số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn là số lớn hơn.

Số học 6 - Tags: số nguyên, trị tuyệt đối
  • Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố

  • Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9

  • Thứ tự thực hiện các phép tính

  • Lý thuyết lũy thừa với số mũ tự nhiên

  • Tính chất của phép cộng và phép nhân

  • Lý thuyết ghi số tự nhiên

  • Lý thuyết tập hợp các số tự nhiên

Chúng ta đã biết tập hợp các số nguyên gồm có: các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương. Hôm nay chúng ta học cách so sánh các số nguyên.

Biểu diễn các số nguyên trên trục số

Ta có thể biểu diễn các số nguyên trên trục số nằm ngang bằng các bước sau:

🤔 Bước 1: Vẽ một mũi tên nằm ngang có chiều từ trái sang phải (còn gọi là chiều dương).

🤔 Bước 2: Đánh dấu trên mũi tên đó các điểm cách đều nhau. (Mỗi điểm này biểu diễn một số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a được gọi là điểm a. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất được gọi là 1 đơn vị.)

🤔 Bước 3: Chọn một điểm (nằm ở khoảng giữa) làm điểm 0 (còn gọi là điểm gốc, biểu diễn số 0).

🤔 Bước 4: Từ điểm 0 đi lần lượt về phía bên trái (chiều âm), viết các số nguyên âm: -1; -2; -3; -4; …

🤔 Bước 5: Từ điểm 0 đi lần lượt về phía bên phải (chiều dương), viết các số nguyên dương: 1; 2; 3; 4; …

Sau các bước trên, ta sẽ có một trục số nguyên dương nằm ngang.

Câu hỏi 1: Quan sát trục số sau đây và trả lời các câu hỏi:

Cho x là số nguyên hay so sánh với 0

a) Các điểm A, B và C lần lượt biểu diễn số nào?

b) Điểm nào biểu diễn số -5?

c) Điểm nào biểu diễn số 5?

Giải

a) Điểm A biểu diễn số -2. Điểm B biểu diễn số 3. Điểm C biểu diễn số -4.

b) Điểm biểu diễn số -5 là điểm D.

c) Điểm biểu diễn số 5 là điểm E.

Chú ý: Ta cũng có thể biểu diễn các số nguyên trên một trục số thẳng đứng có chiều từ dưới lên trên. Phần phía trên số 0 biểu diễn các số nguyên dương. Phần phía dưới số 0 biểu diễn các số nguyên âm.

So sánh các số nguyên

Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì số a nhỏ hơn số b, ký hiệu a < b.

Nếu a nhỏ hơn b thì ta còn nói là b lớn hơn a, ký hiệu b > a.

Câu hỏi 2: Quan sát trục số sau đây và trả lời các câu hỏi:

Cho x là số nguyên hay so sánh với 0

a) Trong hai điểm A và E, điểm nào nằm trước điểm nào?

b) Hai số -3 và 4, số nào lớn hơn?

c) Hai số -4 và -1, số nào lớn hơn?

Giải

a) Chiều mũi tên từ trái sang phải nên điểm A nằm trước điểm E.

b) Điểm -3 nằm trước điểm 4 nên -3 nhỏ hơn 4. Hay 4 lớn hơn -3.

c) Điểm -4 nằm trước điểm -1 nên -4 nhỏ hơn -1. Hay -1 lớn hơn -4.

Các quy tắc so sánh hai số nguyên:

🤔 (1) So sánh với số 0: Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0. Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0.

🤔 (2) So sánh hai số nguyên khác dấu: Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số nguyên dương.

🤔 (3) So sánh hai số nguyên dương: Các số nguyên dương đều là các số tự nhiên, do đó, so sánh hai số nguyên dương giống như so sánh hai số tự nhiên.

🤔 (4) So sánh hai số nguyên âm: Nếu a, b là hai số nguyên dương và a > b thì -a < -b.

Ví dụ 1: [Quy tắc (1)] -7 < 0 vì -7 là một số nguyên âm. 20 > 0 vì 20 là một số nguyên dương.

Ví dụ 2: [Quy tắc (2)] -3 124 < 26 vì – 3 124 là số nguyên âm và 26 là số nguyên dương.

Ví dụ 3: [Quy tắc (4)] Vì 8 > 5 nên -8 < -5.

Câu hỏi 3: So sánh:

a) 20 và 13;

b) -23 và 7;

c) -27 và -5;

d) 4 và -96.

Giải

a) 20 > 13 (So sánh hai số nguyên dương, quy tắc (3)).

b) -23 < 7. Vì -23 là số âm và 7 là số dương. (Quy tắc (2)).

c) -27 < -5. Vì 27 > 5. (So sánh hai số nguyên âm, quy tắc (4)).

d) 4 > -96. Vì 4 là số dương và -96 là số âm. (Quy tắc (2)).

Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Sắp xếp các số: -7; 8; 4; -1; 0 theo thứ tự tăng dần.

Bài tập 2: Sắp xếp các số: -5; -32; 0; 7 theo thứ tự giảm dần.

Bài tập 3: Điểm x trong hình dưới đây biểu diễn số nguyên nào?

Cho x là số nguyên hay so sánh với 0

1. So sánh hai phân số cùng mẫu. 

Trong hai phân số cùng mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

2. So sánh hai phân số không cùng mẫu 

Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau.

Lưu ý:  

* Phân số nào có tử và mẫu là hai số nguyên cùng dấu thì lớn hơn 0. Phân số lớn hơn 0 được gọi là phân số dương.

* Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên khác dấu thì nhỏ hơn 0. Phân số nhỏ hơn 0 được gọi là phân số âm.

Loigiaihay.com