Chống Giám đốc Học viện Nông nghiệp

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, năm 2020, chúng ta phải gánh chịu những tổn thất nặng nề chưa từng có do dịch bệnh, thiên tai khó lường, do các yếu tố bất lợi và các xung đột địa-chính trị gây ra.

Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, sáng tạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, Việt Nam đã vượt quá khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng.

Báo cáo của Chính phủ đã đề cập đến nhiều nhiệm vụ và giải pháp có tính khả thi cao để vừa sẵn sàng, chủ động ứng phó, giảm thiểu những thiệt hại do Covid -19 và thiên tai bão lũ gây ra và vừa để phục hồi, phát triển kinh tế trong năm 2021 và các năm tiếp theo. 

Chống Giám đốc Học viện Nông nghiệp

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội phát biểu tại phiên thảo luận sáng 3/11.

"Trong nhiệm vụ, giải pháp thứ 5 của báo cáo, Chính phủ đã đặc biệt chú trọng đến đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, coi khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của Chính phủ và cho rằng đây là một giải pháp đúng đắn, mang tính đột phá, tạo động lực then chốt để phát triển triển nền kinh tế tri thức nhanh và bền vững, cho cả hiện tại và tương lai" - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói.

Liên quan đến vấn đề khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, GS.TS Nguyễn Thị Lan cũng đề xuất với Quốc hội một số kiến nghị về chính sách thúc đẩy sự phát triển đổi mới sáng tạo trong trường đại học, đặc biệt là chú trọng phát triển mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (Spin off), một mô hình mà thế giới coi là hiệu quả thiết thực để phát triển và thương mại hóa các công nghệ được nghiên cứu thành công từ các trường đại học.

Theo Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hiện nay, Việt Nam có 237 trường đại học, với 16.500 tiến sỹ , 574 giáo sư, 4.113 phó giáo sư; hàng năm đào tạo khoảng 1.500 tiến sĩ, hơn 36.000 thạc sĩ và gần 1,5 triệu SV đại học.

 Các trường đại học có quan hệ hợp tác với hầu hết các tổ chức khoa học công nghệ hàng đầu trên thế giới. Hàng năm có khoảng vài ngàn đề tài nghiên cứu khoa học các cấp được triển khai từ các trường Đại học tạo ra nhiều công nghệ, kỹ thuật mới rất cần cho thực tế sản xuất và đời sống. 

Đây thực sự là một nguồn lực quý có tiềm năng to lớn mà chúng ta cần phát huy, khai thác để đóng góp tích cực cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Nhiều năm qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã rất nỗ lực cố gắng đổi mới cơ chế, ban hành các luật về khoa học công nghệ để phát huy các nguồn lực trên từ trường đại học, tuy nhiên những đóng góp từ khu vực này cho sự phát triển kinh tế đất nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, nhiều công nghệ, sản phẩm của đề tài nghiên cứu chưa được chuyển giao hay thương mại hóa để tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội.

Khi mô hình tự chủ đại học ra đời, cùng với tinh thần quốc gia khởi nghiệp đã cho phép hình thành các doanh nghiệp trong trường đại học. 

"Thực tế hiện nay cho thấy mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) đã được quan tâm nhiều, tuy nhiên mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (spin off) thì chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự có những cơ chế để khuyến khích thúc đẩy mô hình này phát triển ở các trường đại học" - GS.TS Nguyễn Thị Lan nêu một thực tế.

Doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (Spin off) là doanh nghiệp hình thành trong trường đại học để thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu khoa học do chính các nhà khoa học nắm giữ công nghệ hay bằng sáng chế.

"Mô hình này tạo cơ chế thuận lợi để các nhà khoa học tự khởi nghiệp bằng chính các công nghệ của mình, và có thể thu hút các đối tác ngoài xã hội cùng tham gia nghiên cứu, đổi mới công nghệ và thương mại hóa sản phẩm công nghệ một cách minh bạch, hiệu quả để tạo ra giá trị gia tăng cao nhất phục vụ xã hội" - GS.TS Nguyễn Thị Lan nói.

Để khai thác và phát huy tiềm năng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo to lớn của trường đại học, Viện nghiên cứu, để mô hình doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (spin-off) của trường đại học thực sự hiệu quả, GS.TS Nguyễn Thị Lan kiến nghị cần rà soát, hoàn thiện các văn bản dưới luật của Luật giáo dục đại học sửa đổi, Luật Khoa học và công nghệ; và một số luật liên quan khác.

Đưa ra hướng dẫn hình thành, vận hành doanh nghiệp Khởi nguồn công nghệ (spin off) trong trường đại học; nhất là các chính sách thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ,  thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, phát triển các quỹ đổi mới sáng tạo, quỹ hỗ trợ rủi do. 

 Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chiến lược khoa học công nghệ quốc gia, quy hoạch, dự báo nhu cầu đổi mới công nghệ gắn với quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học công nghệ quốc gia đủ mạnh để giải quyết các bài toán về công nghệ phù hợp chiến lược mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

 Có chính sách thực sự đột phá và thiết thực để huy động đội ngũ trí thức khoa học đông đảo từ các trường đại học, viện nghiên cứu tích cực tham gia vào hoạt động đổi mới sáng tạo quốc gia. 

Ngoài ra cần rà soát đánh giá lại và bổ sung mới các chính sách để thu hút đội ngũ các nhà khoa học quốc tế và Việt Kiều đóng góp cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam.   

  • Trước đó, đóng góp ý kiến về hai dự án hồ chứa nước sông Than (Ninh Thuận) và hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An), GS.TS Nguyễn Thị Lan cho rằng, việc xây dựng hồ chứa nước sẽ đáp ứng được mục tiêu quan trọng là cấp nước cho người dân vùng hạ lưu, phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và góp phần điều tiết nước, bổ sung nước về mùa khô từng bước giải quyết nhu cầu thiếu nước và khép kín hệ thống công trình thủy lợi, kết hợp với phát điện, cắt giảm lũ, cải thiện môi trường sinh thái lân cận.
  • Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Thị Lan đề nghị Chính phủ cần cân nhắc nguồn lực cần thiết để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dư án vào hoạt động, bảo đảm hài hòa giữa yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường; sử dụng hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước, thực hiện nghiêm túc việc trồng rừng thay thế và cần cập nhật các báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu cần thiết) vào trong các dự án để đảm bảo các yêu cầu về môi trường và phát triển bền vững.

Góp ý cho dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan cho rằng, phần đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp cần làm nổi bật hơn nội dung đánh giá việc khai thác mặt biển vào đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng ven biển gần bờ và quanh các hòn đảo lớn.

GS.TS Nguyễn Thị Lan cũng chỉ rõ đất nông nghiệp sử dụng cho chăn nuôi có quy mô nhỏ so với quy hoạch quốc gia nên không thể hiện trên bản đồ.

"Quy hoạch đất sử dụng cho chăn nuôi cần được đề cập đến để có định hướng cho các quy hoạch địa phương, vấn đề này liên quan đến vấn đề môi trường, tình hình phòng chống dịch bệnh, cân đối giữa các vùng sản xuất nông nghiệp" - bà Lan nói.

Chống Giám đốc Học viện Nông nghiệp

Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan góp ý về dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Ảnh: QH.

Cũng theo bà Lan, trong Luật Đất đai hiện nay không đề cập đến đất cho chăn nuôi. 

Ngoài ra, bà Lan cho rằng, cần phân tích sâu thêm tác động của biến đổi khí hậu cho thấy những tác động to lớn sẽ đe dọa tình hình sản xuất nông nghiệp của cả nước.

Phần dự báo xu thế biến động đất đai cả nước cho thấy đất chưa sử dụng đã giảm rất mạnh, hầu như chúng ta không còn quỹ đất dự trữ. 

Do vậy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, cần có phương án huy động nguồn lực đất để hình thành nguồn đất đai dự trữ quốc gia đủ lớn. Cần quy hoạch để tăng số lượng và chất lượng rừng.

Xác định cân đối đất trồng lúa khá thuyết phục

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, đất đai là tài nguyên đặc biệt, bộ phận quan trọng nhất của lãnh thổ quốc gia gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc; là không gian sinh tồn, sinh sống của các cộng đồng dân cư gắn liền với từng gia đình, mọi người dân; là nguồn lực to lớn để phát triển đất nước, tư liệu sản xuất đặc biệt tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế, đời sống xã hội. 

Chống Giám đốc Học viện Nông nghiệp

Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan cho rằng, quy hoạch đất sử dụng cho chăn nuôi cần được đề cập đến. Trong ảnh: Trang trại chăn nuôi của Mavin. Ảnh: V.M

Đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước là hơn 33,13 triệu ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp là 27,99 triệu ha, chiếm 84,49% (đất sản xuất nông nghiệp có 11,75 triệu ha; đất lâm nghiệp có 15,38 triệu ha); nhóm đất phi nông nghiệp là 3,9 triệu ha, chiếm 11,8% (đất ở có 0,75 triệu ha, đất chuyên dùng gần 2 triệu ha); nhóm đất chưa sử dụng có 1,23 triệu ha, chiếm 3,71%.

Một trong các công cụ quan trọng nhất để quản lý nhà nước về đất đai hiệu quả và cũng là phát huy hiệu lực quản lý nhà nước đối với tài nguyên vô giá này là xây dựng quy hoạch sử dụng đất.

Do vậy, bà Lan cho rằng, một bản quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải xác định được một số cân đối chính về nhu cầu sử dụng đất, như: cân đối an ninh lương thực (để xác định diện tích đất trồng lúa); cân đối nhu cầu bảo vệ môi trường (để xác định diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ, độ che phủ rừng); cân đối nhu cầu cung cấp nước (để xác định diện tích sông suối mặt nước lớn); cân đối trữ lượng và khả năng đánh bắt thủy hải sản tại các vùng khai thác (để xác định quy mô và địa bàn đánh bắt trên biển và thềm lục địa; 

 Xác định được lợi thế tự nhiên kinh tế xã hội của từng vùng sinh thái, xác định tiềm năng và hướng đi cần thiết trong quy hoạch của các vùng đất này. 

Bản quy hoạch cũng cần tính toán một số dự báo chính về những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất trong tương lai như tình hình biến đổi khí hậu, nhu cầu luong thực và thực phẩm; các yếu tố phát triển (tăng giảm dân cư, dân số; đô thị hóa, công nghiệp hóa,...); các kịch bản rủi ro lớn (nguy cơ diễn biến thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…); các kịch bản tranh chấp tài nguyên (nguồn nước của các dòng sông chính dùng chung, đánh bắt thủy hải sản và khai thác khoáng sản, tranh chấp giao thông trên biển,...).   

Theo bà Lan, trong báo cáo, xác định cân đối đất lúa đã khá thuyết phục, theo dự kiến quy hoạch này, Chính phủ đề xuất chuyển đổi linh hoạt 300.000ha đất trồng lúa.