Chủ đề Trái ĐẤT và bầu trời Lớp 1

Sắp xếp sản phẩm đã có vào nhóm phù hợp. So sánh bầu trời ban ngày và ban đêm.

Hướng dẫn:

  • HS tự sưu tầm tranh vẽ và sắp xếp phù hợp.

Chủ đề Trái ĐẤT và bầu trời Lớp 1

  • Bầu trời ban ngày có Mặt Trời chiếu sáng, có mây trắng, trời trong xanh. Bầu trời ban đêm có Mặt tẳng và các vì sao, trời tối.

2. Chọn ô chữ phù hợp với hình ảnh.

Chủ đề Trái ĐẤT và bầu trời Lớp 1

Hướng dẫn:

  • Hình 1: mưa.
  • Hình 2: nóng
  • Hình 3: nắng
  • Hình 4: lạnh.

3. Xử lí tình huống:(Hình bài 32 trang 106 sgk Tự nhiên và xã hội 1)

Quan sát tình huống và nói về hiện tượng thời tiết nào sắp xảy ra?

Chủ đề Trái ĐẤT và bầu trời Lớp 1

Hướng dẫn: 

  • Quan sát tình huống trên, trời có gió và mưa sẽ xảy ra.

Bạn chọn phương án nào sau đây?

Chủ đề Trái ĐẤT và bầu trời Lớp 1

Hướng dẫn: 

  • Em chọn phương án mang theo áo mưa trước khi ra khỏi nhà (hình b).

4. Bạn đã làm những việc nào dưới đây? Việc nào không nên làm? 

Chủ đề Trái ĐẤT và bầu trời Lớp 1

Hướng dẫn:

  • Em đã mang ô và đội mũ khi gặp trời nắng.
  • Em mang ô và áo mưa khi trời mưa.
  • Em quan sát bầu trời thì em đeo kính râm để tránh hại mắt.
  • Em nghe dự báo thời tiết hàng ngày và nghe lời mẹ dặn.
  • Những việc không nên làm: đá bóng dưới trời mưa, không mặc áo ấm khi trời lạnh.

Từ khóa tìm kiếm: bài 32 ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời, bộ sách cùng học phát triển năng lực, bài 32 tự nhiên và xã hội 1 phát triển năng lực

Chủ đề Trái ĐẤT và bầu trời Lớp 1

1. Mở đầu:

-Từ nội dung ở phần mở đầu, GV cho HS nói về thời tiết ngày hôm nay.

- GV nhận xét

- GV giới thiệu bài mới

2. Hoạt động thực hành

- GV tổ chức chơi cả lớp theo nhóm

- GV nhận xét phần lựa chọn của các nhóm

- GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS lựa chọn đúng và nhanh các tranh hay mô hình trang phục, nhà phù hợp với các dấu hiệu của thời tiết.

3. Đánh giá

HS thấy được thời tiết luôn thay đổi và sự thay đổi đó thể hiện qua các biểu hiện của bầu trời và các dấu hiệu của thời tiết.

4. Hướng dẫn về nhà

Chuẩn bị một số hình minh hoạ trang phục, thời tiết.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 28: Ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Bài 28 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (3 tiết) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS sẽ: - Quan sát và mô tả được bầu trời, các dấu hiệu của thời tiết một cách tổng hợp ở mức độ đơn giản. - Biết cách lựa chọn trang phục và hoạt động phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ. - Thêm yêu quý và ham thích khám phá các hiện tượng tự nhiên. II. CHUẨN BỊ - GV: + Phiếu học tập cho các nhóm khổ A4 và khổ lớn hơn. + Bút dạ cho các nhóm. - HS: Kính râm; mũ, nón trang phục gọn gàng, tranh ảnh hoặc mô hình mũ nón, áo mưa, quần đùi, áo may ô, ngôi nhà - Các phiếu quan sát, theo dõi đã ghi thông tin, các tranh đã vẽ từ tiết trước III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1 1. Mở đầu: -Từ nội dung ở phần mở đầu, GV cho HS nói về thời tiết ngày hôm nay. - GV nhận xét - GV giới thiệu bài mới 2. Hoạt động thực hành - GV tổ chức chơi cả lớp theo nhóm - GV nhận xét phần lựa chọn của các nhóm - GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS lựa chọn đúng và nhanh các tranh hay mô hình trang phục, nhà phù hợp với các dấu hiệu của thời tiết. 3. Đánh giá HS thấy được thời tiết luôn thay đổi và sự thay đổi đó thể hiện qua các biểu hiện của bầu trời và các dấu hiệu của thời tiết. 4. Hướng dẫn về nhà Chuẩn bị một số hình minh hoạ trang phục, thời tiết. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học HS nói về thời tiết ngày hôm nay - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS tham gia trò chơi lựa chọn - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS lắng nghe Tiết 2 và 3 Mở đầu: Khởi động -GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh? Ai đúng?" Khi quản trò hô; Trời nắng!" hay “Trời mưa!” HS cần giơ hoặc nói tên trang phục phù hợp - GV nhận xét sau khi HS chơi - GV giới thiệu bài 2. Hoạt động vận dụng - GV yêu cầu HS làm việc nhóm: Các nhóm HS quan sát các phiếu đã thực hiện từ các tiết trước của nhóm và thảo luận nội dung sẽ trình bày trước lớp. - GV gọi một, hai nhóm lên trình bày - GV nhận xét các nhóm - GV kết luận Yêu cầu cần đạt: HS thảo luận sôi nổi trong nhóm và tự tin trình bày trước lớp Tự đánh giá cuối chủ đề: Khai thác hình ảnh tổng hợp thể hiện sản phẩm học tập mà HS đạt được sau khi học xong chủ đề. - GV hướng dẫn HS tự làm một sản phẩm học tập 3. Đánh giá - Biết lựa chọn trang phục, hoạt động phù hợp để đảm bảo sức khoẻ, nhắc nhở người thân cùng thực hiện. - Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận nhóm theo hình tổng kết cuối bài: Minh đã biết lựa chọn trang phục cho phù hợp với thời tiết. Liên hệ thực tế với việc lựa chọn trang phục và hoạt động của bản thân, nhận xét về cách lựa chọn trang phục và hoạt động của các bạn hôm nay. - GV đánh giá tổng kết sau khi HS học xong một chủ đề (sử dụng bài tự luận, trắc nghiệm khách quan). 4. Hướng dẫn về nhà GV nhắc nhở HS về nhà ôn lại những kiến thức và kĩ năng đã học về chủ đề Thực vật và động vật: Con người và sức khoẻ. * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - HS chơi trò chơi - Nhận xét, bổ sung. HS lắng nghe HS lắng nghe - HS làm việc nhóm Một, hai nhóm lên trình bày HS lắng nghe HS lắng nghe HS tự đánh giả xem đã thực hiện được những nội dung nào được nêu trong khung HS thực hành làm sản phẩm - HS lắng nghe HS thảo luận nhóm theo hình tổng kết cuối bài - HS lắng nghe - Nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe HS nhắc lại HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • Chủ đề Trái ĐẤT và bầu trời Lớp 1
    giao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 32: Ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời  (tiết 1)

I/ MỤC TIÊU

Sau bài học, HS củng cố một số kiến thức của chủ đề Trái Đất và bầu trời.

1.            Phẩm chất:

– Nhân ái: Yêu thiên nhiên, môi trường tự nhiên.

– Chăm chỉ: Có ý thức giữ gìn bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

– Trách nhiệm: Hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc tự giữ gìn bảo vệ sức khoẻ của bản thân, lựa chọn trang phục, vật dụng phù hợp với thời tiết

2.            Năng lực:

a.            Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học: Thể hiện qua việc thực hiện các hoạt động ngoài trời.

– Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ cùng bạn những điều đã biết về Trái Đất và bầu trời.

– Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Thể hiện được cách ứng xử phù hợp với các tình huống xảy ra trong trường lớp, nội dung trong tranh.

b.            Năng lực đặc thù: Năng lực khoa học

– Nhận thức khoa học: Biết được nơi an toàn khi trú mưa. Biết đọc dự báo thời tiết qua biểu đồ.

         – Tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội xung quanh: Nhận biết được các hiện tượng thời tiết, lợi ích của ánh sáng mặt trời.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. GV:  SGV, tranh ảnh, máy chiếu, nhạc thiếu nhi “Cho tôi đi làm mưa với” (Sáng tác: Hoàng Hà) https://youtu.be/z20OncUzvKA

2. HS: SGK 132, 133; VBT/89.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN               ĐIỀU MONG ĐỢI Ở

HỌC SINH

Kiểm tra bài cũ (3 phút)

 “Hiện tượng thời tiết”

– GV hỏi, vài HS trả lời:

+ Em chọn trang phục nào đi học khi trời nóng?

+ Em chọn trang phục nào đi học khi trời lạnh?

– GV nhận xét, tuyên dương: Các em đã biết sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết để cơ thể khỏe mạnh.

Hoạt động khởi động (3 phút)

a.            Mục tiêu:

–              Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh nhớ lại nội dung của chủ đề đã học, dẫn vào bài mới.

b.            Phương pháp – hình thức: quan sát, thực hành

c.             Cách tiến hành:

– GV mở video cho cả lớp cùng hát theo bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với”. (Sáng tác: Hoàng Hà). https://youtu.be/z20OncUzvKA

– GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.

– GV nói tên bài và viết lên bảng: Bài 32: Ôn tập chủ đề Trái Đất và bầu trời (tiết 1)

Hoạt động 1: Lợi ích của ánh sáng mặt trời (7 phút)

a.            Mục tiêu: HS ôn tập lại một số lợi ích quan trọng của ánh sáng mặt trời.

b.            Phương pháp – hình thức: Quan sát, gợi mở – vấn đáp, thảo luận nhóm.

c.             Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS quan sát tranh của câu 1 trang 132 SGK và thảo luận nhóm đôi theo nội dung câu hỏi: “Trong bức tranh ánh sáng mặt trời có lợi ích gì?”

–              GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ câu trả lời.

–              GV gợi ý thêm một số câu hỏi:

+ Theo em, muối ăn được làm từ gì?

+ Con người làm ra muối ăn bằng cách nào?

–              GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

* Kết luận: Ngoài tác dụng chiếu sáng, ánh sáng mặt trời còn có tác dụng sưởi nóng, giúp con người hong phơi lương thực, đồ dùng, vật dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Hoạt động 2: Mô tả bầu trời ban ngày (5 phút)

a.            Mục tiêu: HS biết nhận xét và mô tả lại cảnh vật xung quanh.

b.            Phương pháp – hình thức: Quan sát, thuyết trình

c.             Cách tiến hành:

– GV chiếu tranh của câu 2 SGK/132 lên bảng và yêu cầu HS mô tả cảnh vật trong tranh, theo câu hỏi gợi ý:

+ Tranh mô tả cảnh gì? Vào buổi nào trong ngày? Vì sao em biết?

+ Em thấy gì trên bầu trời?

– GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

* Koạt động 3: Nhận biết một số hiện tượng thời tiết (7 phút)

a.            Mục tiêu: HS nhận biết các hiện tượng thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, lạnh qua các tranh vẽ.

b.            Phương pháp – hình thức: Quan sát, thuyết trình, thảo luận nhóm

c.             Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS kết thành nhóm đôi thảo luận và gắn từ chỉ hiện tượng thời tiết phù hợp với tranh vẽ.

– GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.

– GV và HS cùng nhận xét rút ra kết luận.

* Kết luận: Gió, nóng, lạnh, nắng, mưa là các hiện tượng thời tiết.

Hoạt động 4: Quan sát biểu đồ và đọc dự báo thời tiết (5 phút)

a.            Mục tiêu: HS tập sử dụng biểu đồ và đọc được dự báo thời tiết trong tuần.

b.            Phương pháp – hình thức: quan sát, thảo luận nhóm, thuyết trình

c.             Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS quan sát và đọc biểu đồ câu 4 SGK/133.

– GV tổ chức cho HS nói trước lớp.

– GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.

* Kết luận: Dự báo thời tiết của các ngày trong tuần: đầu tuần có mưa (thứ hai và thứ ba), từ giữa tuần với cuối tuần trời không mưa.

Hoạt động tiếp nối sau bài học (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức vừa học.

b. Phương pháp – hình thức: Làm việc cá nhân, trình bày.

c. Cách tiến hành:

– GV hỏi lại về bài học.

– GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 trong VBT/89.

* BT 1/89. Nối hình Mặt trăng với các tranh phù hợp

– GV yêu cầu HS làm bài, trình bày, nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét, bổ sung, chốt đáp án:

+ Trăng khuyết nối với hình bên trái.

+ Trăng tròn nối với hình bên phải.

+ Trăng lưỡi liềm nối với hình ở giữa.

* BT 2/89. Khoanh tròn vào những điểm khác nhau giữa 2 tranh sau.

– GV yêu cầu HS làm bài, trình bày, nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét, bổ sung, chốt đáp án:

Hình 1   Hình 2

Trăng tròn nhỏ  Trăng tròn to

Nhiều mây          Ít mây

Sao lớn, sao nhỏ               Sao nhỏ đều

 Nhận xét tiết học.

– Dặn dò HS: Tiếp tục xem phần tiếp theo bài Ôn tập chủ đề “Trái Đất và bầu trời”.             – HS trả lời.

* Dự kiến sản phẩm:

Câu trả lời.

* Tiêu chí đánh giá:

Câu trả lời đúng, phù hợp.

+ Em chọn trang phục nào đi học khi trời nóng là: Quần áo học sinh.

+ Em chọn trang phục nào đi học khi trời lạnh là: Quần áo học sinh, áo len, khăn choàng, mũ len (áo gió).

– HS lắng nghe.

– HS nhắc lại tên bài.

* Dự kiến sản phẩm:

Lời hát.

* Tiêu chí đánh giá:

Hát đúng theo lời bài hát.

– HS trình bày

– HS trả lời

+ Muối ăn được làm từ nước biển.

+ Muối được tạo thành nhờ sức nóng của ánh nắng mặt trời khiến nước bốc hơi còn lại hạt muối. Trong tranh, muối được phơi khô nhờ ánh nắng mặt trời. Người dân đang thu gom muối.

– HS lắng nghe

*Dự kiến sản phẩm:

Câu trả lời của HS.

* Tiêu chí đánh giá:

Câu trả lời nêu được một số lợi ích của ánh sáng mặt trời.

– HS lắng nghe

* Dự kiến sản phẩm:

Lời mô tả của HS.

* Tiêu chí đánh giá:

Lời mô tả cảnh vật trong tranh to, rõ ý.

– HS trình bày.

– HS lắng nghe

* Dự kiến sản phẩm:

   Lời nói chia sẻ trước lớp.

* Tiêu chí đánh giá:

  Lời nói to, rõ ràng về tranh vẽ phù hợp với hiện tượng thời tiết. Tranh 1: Nóng (Nắng)

Tranh 2: Lạnh

Tranh 3: Mưa

Tranh 4: Gió

Tranh 5: Nắng

* Dự kiến sản phẩm:

Các em đọc được dự báo thời tiết trong tuần.

  * Tiêu chí đánh giá:

Thực hiện tốt các yêu cầu GV đưa ra, trả lời to, rõ.

– HS làm VBT, trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung.

* Dự kiến sản phẩm:

– Bài làm cá nhân trong VBT.

– Lời trình bày của HS.

* Tiêu chí đánh giá:

– Bài làm VBT đúng với đáp án của GV.

– Lời trình bày rõ ý theo bài làm trong VBT.

– HS làm VBT, trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung.

* Dự kiến sản phẩm:

– Bài làm cá nhân trong VBT.

– Lời trình bày của HS.

* Tiêu chí đánh giá:

– Bài làm VBT đúng với đáp án của GV.

– Lời trình bày rõ ý theo bài làm trong VBT.