Chủ nghĩa dân tộc kinh tế là gì

1. Thuật ngữ chủ nghĩa trọng thương

Chủ nghĩa trọng thương là một ứng dụng thực hành giả thuyết kinh tế, được sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, thúc đẩy việc chính quyền điều phối nền kinh tế quốc gia với mục đích làm tăng quyền lực nhà nước đó bằng việc làm suy giảm sức mạnh của các nước đối địch. Nó là sự tương đương trong kinh tế của chủ nghĩa chuyên chế trong chính trị. Nó bao gồm những chính sách kinh tế quốc gia nhắm đến tích lũy dự trữ tiền tệ thông qua cân bằng thương mại dương, đặc biệt trong các thành phẩm. Chủ nghĩa trọng thương thống trị các cuộc tranh luận và chính sách kinh tế Tây Âu từ thế kỷ thứ 16 đến cuối thế kỷ thứ 18. Chủ nghĩa trọng thương là một nguyên nhân của các cuộc chiến tranh châu Âu thường xuyên và là động lực thúc đẩy bành trướng thuộc địa. Các giả thuyết trọng thương đa dạng về độ phức tạp giữa các học giả và phát triển theo thời gian.

“Chủ nghĩa Trọng thương” là một thuật ngữ mơ hồ. Vào đầu thế kỷ 16, những thay đổi làm nền tảng cho ba thế kỷ tiếp theo sau khác với kỷ nguyên chủ nghĩa Phong kiến trước đó. Một đặc điểm của những thay đổi này là sự xuất hiện các nhà nước - quốc gia tập trung hơn, hùng mạnh hơn. Thuật ngữ chủ nghĩa Trọng thương thường áp dụng cho môi trường tri thức và tổ chức kèm theo sự nổi lên của quốc gia thành bang. Tuy nhiên vào thế kỷ 19 môi trường tri thức và tổ chức đã thay đổi lần nữa để tạo ra nhiều tự do cá nhân hơn và ít tập trung vào sức mạnh kinh tế, chính trị hơn. Vì thế chủ nghĩa Trọng thương có liên quan tới một giai đoạn trung gian giữa chủ nghĩa Phong kiến và chủ nghĩa Tự do. Chủ nghĩa Trọng thương mô tả một tín điều kinh tế chiếm ưu thế ở buổi đầu của chủ nghĩa Tư bản trước cách mạng công nghiệp.

2. Hai cách tiếp cận chủ nghĩa trọng thương

Có hai cách cơ bản để phân tích kinh tế học của hệ thống tư tưởng gọi là chủ nghĩa Trọng thương. Một cách nghiên cứu chủ nghĩa Trọng thương là một tập hợp các quan điểm mang tính tương đối cố kết, “tĩnh” - nghĩa là, một tập hợp các tư duy tóm tắt hóa trong các sự kiện của thời đại. Chúng ta gọi quan điểm này là tiếp cận học thuyết. Cách tiếp cận khác xem chủ nghĩa Trọng thương như một tiến trình lịch sử quan trọng, tập trung vào các động lực quyền lợi cạnh tranh và vai trò của chúng trong việc xác định các thể chế kinh tế, chính trị. Chúng ta gọi quan điểm này là tiếp cận chính sách. Cả hai tiếp cận đều xem chủ nghĩa Trọng thương như một hệ thống quyền lực, nhưng tiếp cận học thuyết mang đặc điểm một tập hợp các đề xuất Trọng thương riêng biệt, hay “khuynh hướng trung tâm” biểu thị đặc điểm tư duy của thời đại. Trong tiếp cận này, các đề xuất của chủ nghĩa Trọng thương có thể tàn lụi khi chủ nghĩa Trọng thương bị một tập hợp các tư tưởng cạnh tranh thay thế. Tiếp cận học thuyết cho rằng con người và tư tưởng của họ có thể sắp xếp theo một chuỗi liên tục, với “Trọng thương” ở một cực này trong khi “tự do” ở cực kia. Trái lại, quan điểm chính sách nhấn mạnh đến các tác động tư lợi ấy đang hoạt động trong hệ thống kinh tế mang lại sự thay đổi về quyền lực và của cải. Quan điểm này tập trung vào các điều tiết cụ thể của thời kỳ Trọng thương và mọi quan điểm tác động ra sao đến các nhóm quyền lợi cạnh tranh nhau giữa vua chúa, nghị viện, triều đình và nhà sản xuất. Cho rằng lực dẫn động của hành vi cá nhân trong giai đoạn Trọng thương cũng giống như lực dẫn động của chủ nghĩa Tư bản thế kỷ 20, nghĩa là theo đuổi sự tăng thêm tư lợi.

Mặc dù hai tiếp cận này có thể xem là hai thuyết kình địch, không có lý do nào giải thích tại sao chúng không thể xử lý bổ sung cho nhau. Chắc hẳn cách hiểu hoàn hảo nhất về chủ nghĩa Trọng thương là việc khảo sát cả hai tiếp cận. Vì mục đích tranh luận và học hỏi, chúng ta chấp nhận cách xử lý học thuyết và chính sách riêng biệt.

3. Các nguyên tắc chủ nghĩa Trọng thương

Thuật ngữ mercantilism (chủ nghĩa Trọng thương) do Mirabeau đưa ra năm 1763 để mô tả cái hệ thống rời rạc các tư tưởng kinh tế có lẽ đã chi phối tiến trình kinh tế từ đầu thế kỷ 16 đến gần cuối thế kỷ 18. Các tác giả chủ nghĩa Trọng thương là một nhóm phức tạp. Hầu hết họ là thương gia, nhiều người đơn giản chỉ vì quyền lợi của riêng mình. Cho dù mang tính chất quốc tế (chủ nghĩa Trọng thương là một tín điều được chia sẻ ở Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Bỉ và bán đảo Scandinavia), nói chung ít có sự nhất quán và tính liên tục trong số những người theo chủ nghĩa Trọng thương như những nhà triết học Kinh viện trong giai đoạn trước. Theo cách đánh giá trên diện rộng việc thiếu sự cố kết giữa các tác giả chủ nghĩa Trọng thương có thể quy cho sự thiếu vắng các công cụ phân tích thông thường có thể chia sẻ và truyền lại cho một thế hệ những người kế thừa. Vả lại, việc trao đổi thông tin giữa những người Trọng thương rất kém hay là không hề có, trái với mạng lưới tương quan chặt chẽ giữa các nhà kinh tế học hiện đại. Dù sao, chủ nghĩa Trọng thương dựa trên một số tư tưởng - học thuyết thống nhất và các công bô' chính sách xuất hiện và biến mất trong suốt giai đoạn.

Có lẽ tóm tắt súc tích nhất các nguyên tắc chủ nghĩa Trọng thương là do Philipp Wilhelm von Hornick cung cấp. Ông là một luật sư người Áo ấn hành tuyên ngôn chủ nghĩa Trọng thương năm 1684. Bản Kế hoạch của von Hornick về địa vị quốc gia nghe có vẻ là chủ đề độc lập và kho báu. Chín nguyên tắc kinh tế quốc gia quan trọng theo ông gồm:

- Mỗi tấc đất trong nước phải sử dụng cho nông nghiệp, khai khoáng hay sản xuất công nghiệp.

- Mọi nguyên liệu thô phát hiện trong nước đều sử dụng để sản xuất trong nước, vì hàng thành phẩm có giá trị cao hơn nguyên liệu thô.

- Khuyến khích có nhiều người trong độ tuổi lao động.

- Cấm đoán xuất khẩu vàng, bạc và tất cả tiền tệ trong nước phải đem ra lưu thông.

- Khuyến khích nhập hàng hóa nước ngoài càng nhiều càng tốt.

- Nơi nào bắt buộc phải nhập khẩu thì phải nhập khẩu trước để trao đổi hàng hóa trong nước thay vì trao đổi vàng, bạc.

- Hàng nhập có thể giới hạn ở nguyên liệu thô để sản xuất hàng thành phẩm trong nước, càng nhiều càng tốt.

- Phải luôn tìm kiếm cơ hội để bán sản phẩm thặng dư trong nước ra nước ngoài, càng xa càng tốt, để đổi lấy vàng, bạc.

- Không được phép nhập khẩu nếu hàng như thế đã có đủ và trong nước có thể cung cấp.

Chương trình này có thể không được những người theo chủ nghĩa Trọng thương chấp nhận toàn bộ các điểm trên, nhưng cũng đủ tượng trưng cho việc biểu thị đặc điểm hệ thống tư tưởng rời rạc như đã nêu ở tiêu đề phần này.

Sự đơn giản hóa và lý tưởng hóa không thể áp dụng cụ thể cho bất kỳ quốc gia nào theo chủ nghĩa Trọng thương. Chẳng hạn chủ nghĩa Trọng thương Anh, Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha đều khác nhau về nhiều điểm cơ bản. Sự bỏ qua này thậm chí còn áp dụng cho nhiều cá nhân. Một thực tế dễ thấy bằng việc đọc và đối chiếu các trước tác của ít nhất hai người Trọng thương. Không có cá nhân riêng lẻ nào giữ hết mọi ý kiến được diễn đạt dưới đây như đại diện cho tư tưởng Trọng thương, và những gì tiếp theo sau chỉ là một trong số các mô tả đặc điểm có thể có của tư tưởng Trọng thương mà thôi. Thời kỳ Trọng thương là một thời kỳ trong đó xe những sợi chỉ của nhiều quan điểm. Kết quả, chủ nghĩa Trọng thương như một tập hợp các quan điểm vẫn còn lại điều gì đó như một tấm chăn chắp vá.

4. Những người theo thuyết Trọng thương và các quan niệm Thế Giới Thực

Các tác giả Trọng thương, là điển hình cho sự quan tâm đến Thế Giới Thực của con người. Trong các trước tác liên quan đến kinh tế học không còn sự công bằng và sự bảo vệ quan tâm chủ yếu nữa (như trong thời kỳ trước), của cải vật chất trở thành mục đích của hoạt động con người. Một vài tác giả trong thời kỳ Trọng thương hồi tưởng lại hệ thống Trung cổ về một số vấn đề, trong khi một số tác giả khác chờ đợi chính sách bất can thiệp, nhưng đa phần đều quan tâm đến mục đích kinh tế vật chất và khách quan. Mặc dù mục đích xã hội chung của họ về “sức mạnh nhà nước” là chủ quan, song quan điểm của họ về hoạt động của hệ thống kinh tế là sự phản ánh rõ nét thói quen tư duy về Thế Giới Thực.

Nhiều người Trọng thương thay thế khái niệm luật tự nhiên đang chi phối tổ chức xã hội bằng giáo huấn “luật-thần thánh” của Aquinas và các ’bác sĩ thời Trung cổ. Sir William Petty có lẽ là ví dụ điển hình nhất trong nỗ lực rút ra kết luận về hành vi kinh tế từ phép loại suy bằng khoa học tự nhiên. Trong quyển Political Arithmetick, Petty lưu ý:

“Nói chung chúng ta phải suy xét, như những Thầy thuốc khôn ngoan không làm Bệnh nhân của mình bị xáo trộn quá mức, mà nên chỉ quan sát và tuân thủ chuyển động của tự nhiên hơn là tạo ra mâu thuẫn với sự cai quản khốc liệt của riêng mình: vì thế trong Chính trị học và Kinh tế học, nên áp dụng những điều tương tự”. (Economic Writings, I, trang 60).

Mặc dù Petty viết vào cuối thời kỳ Trọng thương, nhưng các thuyết nhân quả xã hội - đó là, các thuyết về những khuynh hướng tự nhiên định đoạt hiện tượng Thế Giới Thực - xảy ra vào giữa thế kỷ 16. Chiều hướng của một số tác phẩm Trọng thương này là sự quan tâm đặc biệt như là một trong những nguyên lý bất can thiệp, nhưng vì hiện nay điều quan trọng phải lưu ý là những quan điểm “theo chủ nghĩa duy lý” này không quan tâm đến mục đích thần thánh. Như Eli Heckscher, một người có uy tín trong thời kỳ này đã chỉ rõ:

“Không có nhiều thuyết thần bí trong lập luận của phái Trọng thương... họ không thích sự đa cảm, nhưng rõ ràng lo âu khi tìm ra những cơ sở hợp lý cho mỗi quan điểm mà mình chấp nhận”. (Mercantilism, II, trang 308).

5. Ngoại thương

Một phản ánh trong những quan tâm Thế Giới Thực này trong nhận thức lý tưởng hóa chủ nghĩa Trọng thương có vẻ là sự tăng thêm không ngừng quyền lợi vật chất cho nhà nước. Nói chung nguồn nguyên liệu xã hội (phương tiện) phải được dùng để gia tăng sự thịnh vượng, sức khỏe của nhà nước-quốc gia (mục đích). Quan tâm quan trọng nhất của các tác giả Trọng thương có vẻ như là việc sử dụng tài nguyên quốc gia theo cách làm sao cho nhà nước càng hùng mạnh càng tốt cả về chính trị lẫn kinh tế. Thế kỷ 16 và 17 mang đặc điểm sự hiện diện của các cường quốc thương mại. Sự bành trướng dưới hình thức thăm dò, khám phá và thực dân hóa vấn đề chính được các tác giả Trọng thương nghiên cứu là ngoại thương và tài chính. Vàng và biện pháp có được vàng thường được quan tâm trong thảo luận.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)