Chua tha cho người muôn vàn tội lỗi năm 2024

Bài giảng trong thánh lễ sáng tại nhà nguyện thánh Marta, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến sự kết nối giữa tự do và sức mạnh của người có hy vọng để vượt qua những thời điểm tệ hại cũng như mở ra những chân trời và trao ban cho chúng ta tự do.

Suy niệm bài Tin mừng hôm nay về câu hỏi của những thượng tế chất vấn Chúa Giêsu và hỏi về quyền năng mà Người hành động, ĐTC nói: “Họ không có những chân trời, họ là con người khóa chặt mình trong những tính toán, họ là những nô lệ cho tính nết khắt khe, cứng nhắc.”

Đức Giáo Hoàng cảnh báo rằng “Tính toán của phàm nhân sẽ đóng chặt cửa tâm hồn và dập tắt tự do”, trong khi đó “hy vọng cho chúng ta sự thanh thản”.

Từ gợi hứng của bài đọc một trong sách Dân Số nói về ông Ba-la-am –một tiên tri được một ông vua thuê để gây tai họa cho Israel, Đức Giáo Hoàng thấy ông Ba-la-am “có những lỗi lầm và đầy tội lỗi vì tất cả chúng ta đều có tội. Chúng ta là những tội nhân.”

Đừng sợ hãi

Đức Giáo Hoàng nói rằng chúng ta đừng sợ hãi, và nhắc thêm rằng: “Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của chúng ta!”

Đức Thánh Cha lưu ý rằng “tại một thời điểm nhất định, ông Ba-la-am gặp được sứ thần của Đức Chúa và thay đổi cõi lòng và hiểu những lầm lỗi của ông. Ba-la-am đã mở rộng cõi lòng mình để sám hối và thấy được chân lý, vì với người thiện chí sẽ luôn được nhìn thấy chân lý. Chân lý trao cho chúng ta niềm hy vọng.”

Trong khi ĐTC suy niệm về nét đẹp của tự do, của hy vọng nơi chúng ta là người con của Giáo Hội, nam cũng như nữ, ngài cũng lên tiếng phê bình thái độ khiêm khắc đối với tha nhân trong Giáo Hội và “những giáo sĩ khắt khe thì chẳng có hy vọng.”

Hai con đường

“Trong năm Lòng Thương Xót này”, ĐTC nói, “Có hai con đường: một là cho những người hy vọng vào lòng thương xót của Chúa và biết Thiên Chúa là Cha; và hai là cho những ai bám víu, nô lệ vào sự cứng nhắc và chẳng biết về lòng thương xót của Chúa.”

Trước khi kết lễ, ĐTC nhớ lại một sự kiện diễn ra trong một thánh lễ dành cho bệnh nhân tại Buenos Aires năm 1992. Ngài nhớ lại rằng khi ngài đang giải tội trong nhiều giờ thì ngài gặp một bà cụ với “ánh mắt đầy lòng trông cậy.”

“Cha nói rằng: ‘Thưa bà, có phải bà đang muốn xưng tội?’ Vì cha chuẩn bị ra về rồi. ‘Dạ’- bà ấy trả lời cha và cha nói: ‘Con không phạm tội.’ Bà ấy nói: ‘Thưa cha: Chúng ta đều có tội – nhưng Thiên Chúa luôn tha thứ tất cả.’ Cha hỏi lại: “Làm thế nào mà con biết được?” và bà ấy nói: ‘Vì nếu Thiên Chúa không tha thứ tất cả thì thế giới này không thể tồn tại.’”

Vì vậy, ĐTC nhấn mạnh, trước hai loại người này, “một là người tự do với niềm hy vọng cậy trông vào lòng thương xót của Chúa,” và “một là người đóng kín, chủ trương nô lệ cho sự khắc nghiệt của mình”, chúng ta “hãy nhớ lời của bà lão trên đây và bài học mà bà trao cho cha: ‘Thiên Chúa tha thứ tất cả, Người luôn chờ đón bạn đến gần với Người’.”

Để trả lời câu hỏi này tốt nhất, chúng ta sẽ xem xét hai đoạn Kinh Thánh có ảnh hưởng lớn. Đoạn thứ nhất ở trong sách Thi Thiên: “Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, Ngài đem những vi phạm của chúng ta xa khỏi chúng ta cũng bấy nhiêu.” (Thi Thiên 103:12). Một trong những thủ đoạn hiệu quả nhất mà Sa-tan dùng trên Cơ Đốc Nhân là thuyết phục chúng ta rằng tội lỗi của chúng ta chưa hoàn toàn được tha thứ, cho dù Lời Thiên Chúa đã hứa như vậy. Nếu chúng ta đã thực sự nhận Chúa Giê-xu là Đấng Giải Cứu với đức tin và vẫn cảm thấy bứt rứt về việc nếu có hay không sự tha thứ đích thực, chúng ta có thể đang chịu sự tấn công của ma quỷ. Ma quỷ thù ghét việc con người được thoát khỏi sự trói buộc của chúng, và chúng cố tìm cách gieo rắc những hạt nghi ngờ trong tâm trí chúng ta về lẽ thật của sự cứu rỗi của chúng ta. Trong kho đầy rẫy chiến thuật của Sa tan, một trong những công cụ đắc lực nhất hắn dùng là liên tục nhắc nhở chúng ta về những lỗi lầm trong quá khứ, để hắn “chứng tỏ” rằng Thiên Chúa không thể nào tha thứ hoặc phục hồi chúng ta. Các cuộc tấn công của ma quỷ làm cho việc chúng ta cứ bình thản an tâm trong lời hứa của Chúa và tin vào tình yêu của Ngài thành một thử thách thực sự.

Nhưng câu Thi Thiên này cho chúng ta biết Đức Chúa Trời không những tha thứ tội lỗi cho chúng ta, mà còn xóa bỏ những tội lỗi đó từ sự hiện diện của Ngài. Đây là một điều thâm thúy! Chắc chắn, đây là một khái niệm khó để chúng ta thấu hiểu, vì thế mà nó thật dễ dàng để chúng ta lo lắng về việc được tha thứ thay vì cứ chấp nhận nó. Chìa khóa nằm trong việc chỉ cần đơn giản bỏ hết đi những nghi ngờ và những cảm xúc của tội lỗi và an tâm trong Lời Hứa của Chúa về sự tha thứ.

Trong một đoạn khác, 1 Giăng 1:9, “ Nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài, Ðấng thành tín và công chính, sẽ tha tội chúng ta và tẩy sạch khỏi chúng ta mọi điều gian ác.” Một lời hứa ngoài sức tưởng tượng! Chúa tha thứ cho các con của Ngài khi họ phạm tội miễn sao họ trở lại với Ngài với thái độ biết ăn năn và khẩn cầu xin được sự tha thứ. Ân điển của Thiên Chúa thật lớn đến mức có thể tẩy sạch tội nhân khỏi tội lỗi của anh ta để anh ta có thể trở thành con cái của Chúa, và, tương ứng vậy, ân tứ đó lớn tới mức, thậm chí khi chúng ta xa ngã, chúng ta vẫn có thể được tha thứ.

Trong Ma-thi-ơ 18:21-22, chúng ta đọc, “Bấy giờ Phi-rơ đến và hỏi Ngài, ‘Lạy Chúa, nếu anh em con có lỗi với con, con sẽ tha thứ cho người ấy mấy lần? Có phải đến bảy lần không?’ Ðức Chúa Jesus trả lời ông, ‘Ta không nói với ngươi đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi bảy lần.” Phi-e-rơ có thể đang nghĩ rằng anh đang đầy lòng vị tha. Thay vì trả thù một người mà đã phạm tội với mình với việc báo thù tương đương, Phi-e-rơ gợi ý cho anh em thêm chút khoan dung, ví như, nhiều đến tận bảy lần. Nhưng lần thứ tám, sự tha thứ và ân sủng đó sẽ cạn kiệt. Nhưng Đấng Christ lại thách thức Phi-e-rơ trong điều luật ông đưa ra về nền kinh tế của ân xá bằng cách trả lời rằng sự tha thứ là vô hạn cho những ai thực sự đang tìm kiếm. Điều này chỉ có thể làm được với ân sủng vô hạn của Chúa thực hiện bởi sự đổ máu của Đấng Christ trên thập tự giá. Vì nhờ có quyền lực tha thứ của Đấng Christ, chúng ta luôn có thể được tẩy sạch khỏi tội lỗi nếu chúng ta khiêm lòng tìm kiếm được tha thứ.

Đồng thời, chúng ta phải ghi nhớ rằng một người đã được cứu rỗi mà cứ vi phạm tội lỗi thường xuyên và liên tục như một cách sống là không thuộc về Kinh Thánh ( 1 Giăng 3:8-9). Chính vì thế Phao-lô khuyên răn chúng ta “Hãy tự xét xem anh chị em có sống trong đức tin chăng; hãy tự kiểm điểm chính mình đi. Anh chị em không biết rằng Ðức Chúa Jesus Christ đang ở trong anh chị em sao?” ( 2 Cô-rinh-tô 13:5). Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta có lúc vấp ngã, nhưng chúng ta không sống một đời sống của tội lỗi không ngừng và không hề ăn năn. Tất cả chúng ta đều có khuyết điểm và có thể rơi vào tội lỗi, kể cả khi chúng ta không hề muốn. Thậm chí cả Sứ Đồ Phao-lô cũng vi phạm điều ông không muốn vì tội lỗi vẫn làm việc trên ông (Rô-ma 7:15). Giống như Phao-lô, cách trả lời của một tín đồ phải là ghét tội lỗi, ăn năn về nó và khẩn cầu nhờ ân điển của Thiên Chúa để vượt qua nó (Rô-ma 7:24-25). Mặc dù chúng ta không vấp ngã vì ân xá của Thiên Chúa ban cho chúng ta là vừa đủ, đôi lúc chúng ta vấp ngã vì chúng ta dựa trên sức mạnh thiếu sót của chúng ta. Kể cả khi đức tin của chúng ta trở nên yếu đuối và chúng ta từ chối Đức Chúa Trơì trong lời nói hay trong cuộc sống, như Phi-e-rơ đã làm, chúng ta vẫn có cơ hội ăn năn và được tha thứ.

Một xảo quyệt khác của Sa tăng là để chúng ta nghĩ rằng không có hi vọng, rằng không có thể nào mà chúng ta được tha thứ, được chữa lành, và được hoàn phục. Hắn sẽ cố để cho chúng ta cảm thấy bị trói buộc bởi tội lỗi mà chúng ta không còn thấy xứng đáng với sự tha thứ của Chúa Trời. Nhưng có khi nào mà chúng ta xứng đáng với ân điển của Chúa mà chăng? Đức Chúa Trời yêu chúng ta, tha thứ cho chúng ta và chọn chúng ta ở trong Ngài trước khi vũ trụ được tạo dựng (Ê-phê-sô 1:4-6), không phải vì bất cứ việc gì chúng ta làm, mà “để chúng ta, những người đầu tiên đặt hy vọng nơi Ðấng Christ, ca ngợi vinh hiển Ngài” (Ê-phê-sô 1:12). Không có nơi nào mà chúng ta đến mà ân điển của Chúa không thể với tới, và không có vực sâu nào mà chúng ta rớt xuống mà Chúa không thể kéo chúng ta ra khỏi. Ân sủng của Ngài lớn hơn tất cả các tội lỗi của chúng ta bao gồm lại. Liệu khi chúng ta đang chỉ bắt đầu đi lệch phương hướng hay khi chúng ta đã đang rớt xuống và chìm ngập trong tội lỗi, ân sủng của Ngài luôn có sẵn.

Ân sủng là tặng phẩm từ Ðức Chúa Trời (Ê-phê-sô 2:8). Khi chúng ta phạm tội lỗi, Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng ta nhận ra sai lầm mà mang đến sự đau buồn theo ý của Ðức Chúa Trời (2 Cô-rinh-tô 7:10-11). Ngài sẽ không lên án tâm linh của chúng ta như thể không còn hi vọng, bởi vì không còn sự kết tội cho những ai ở trong Ðức Chúa Giêxu Christ nữa (Rô-ma 8:1). Sự xét xử của Đức Thánh Linh trong chúng ta là một tác động của tình yêu thương và ân sủng. Ân sủng không là sự biện hộ của tội lỗi (Rô-ma 6:1-2), và không thể nào được phép lạm dụng, nghĩa là tội lỗi là tội lỗi, và nó không thể được xem như nó vô hại hay không làm tổn thương. Những tín đồ nào không ăn năn cần được phải đối diện với sự yêu thương và chỉ dẫn tới sự tự do, và người không tin cần được bảo cho để họ phải ăn năn. Dù vậy chúng ta cũng cần phải nhấn mạnh về sự giải cứu, rằng chúng ta đã được nhận hết ân sủng nầy đến ân sủng khác (Giăng 1:16). Nó được thể hiện qua cách chúng ta sống, cách chúng ta được cứu rỗi, cách chúng ta được thánh hóa, và cách chúng ta được giữ gìn và được nhận vinh quang. Hãy nhận lấy ân sủng khi chúng ta phạm tội bằng cách ăn năn và xưng tội trước Chúa. Đừng sống một đời sống dơ bẩn khi Đấng Christ ban cho chúng ta được làm sạch và trọn vẹn và được ban công chính trước mắt của Đức Chúa Trời.

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Đức Chúa Trời có tiếp tục tha thứ cho bạn khi bạn cứ lặp lại cùng một tội lỗi hết lần này qua lần khác?